Wiki - KEONHACAI COPA

Rosh Hashanah

Tết Do Thái Rosh Hashanah
Tết Do Thái Rosh Hashanah
Tên chính thứctiếng Hebrew: ראש השנה
Tên gọi khácNăm mới người Do Thái
Cử hành bởiDo Thái Giáongười Do Thái
KiểuDo Thái
Bắt đầuBắt đầu ngày đầu tiên của Tishrei
Kết thúcKết thúc ngày thứ nhì của Tishrei
Ngày1 Tishrei, 2 Tishrei
Cử hànhĐọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ Do Thái, xét mình về quá khứ đầy rẫy tội lỗi, và nghe tiếng kèn sừng shofar của mấy ông Rabbi Do Thái thổi kèn.

Rosh Hashanah (tiếng Hebrew: רֹאשׁ הַשָּׁנָה, nghĩa là "đầu năm") là năm mới của người Do Thái. Tên Kinh Thánh cho kỳ nghỉ này là Yom Teruah (tiếng Hebrew: יוֹם תְּרוּעָה, nghĩa đen "ngày la hét/tạo một tiếng ồn") hay Lễ hội kèn trumpet. Đó là lần đầu tiên của Yamim Noraïm hoặc יָמִים נוֹרָאִים Yamim Nora'im ("Những ngày tôn sùng") mà thường xảy ra vào mùa thu năm đầu của Bắc bán cầu. Rosh Hashanah kéo dài hai ngày, bắt đầu vào ngày đầu tiên của Tishrei. Tishrei là tháng đầu tiên của năm Do Thái, nhưng tháng thứ bảy của năm của giáo hội.

Tết Do Thái là một lễ tổ chức gồm hai, tết bắt đầu vào ngày đầu tiên của Tishrei. Tishrei là tháng đầu tiên của năm dân sự Do Thái, nhưng là tháng thứ bảy của năm giáo sĩ.

Dựa theo đạo Do Thái Giáo ngày này được cho ngày đánh dấu để kỷ niệm việc sáng tạo ra hai nhân vật tổ tiên loài người là ông Adam và bà Eva, họ chính là người đàn ông và người phụ nữ đầu tiên dựa theo Kinh Thánh của người Do Thái, và hành động đầu tiên của họ đối với việc thực hiện vai trò của con người trong thế giới của Thiên Chúa. Theo một quan điểm thế tục, kỳ nghỉ này là thời điểm bắt đầu năm kinh tế ở Tây Nam Á và Đông Bắc Phi, đánh dấu sự bắt đầu của chu kỳ nông nghiệp.[1]

Các phong tục Tết Do Thái bao gồm rung shofar (kèn sừng trâu rỗng) đã được ghi dấu trong Kinh Torah nghĩa là tạo ra tiếng ồn vào ngày Yom Teruah; và trong những phong tục đó còn bao gồm các sinh hoạt tôn giáo như đi lễ nhà thờ, và đọc kinh cầu nguyện để xét mình ăn năn hối hận đền tội lỗi, và ăn uống trong ngày tết. Những món thức ăn có tính biểu tượng như táo nhúng vào mật ong hiện nay là một truyền thống với niềm hy vọng là để đánh thức một "năm mới ngọt ngào".

Những câu chúc Tết[sửa | sửa mã nguồn]

Thiệp Chúc Tết Do Thái
Thiệp Chúc Tết người Do Thái
Thiệp Chúc Tết năm mới Do Thái
Thiệp Chúc Tết năm mới của người Do Thái

Câu nói chúc tết trong tiếng Hebrew phổ biến là Shanah Tovah (Hebrew: שנה טובה) (phiên âm [ʃaˈna toˈva]) dịch ra trong tiếng Hebrew là Chúc một năm tốt lành.[2] Thỉnh thoảng còn xài câu chúc khác là Shanah Tovah Umetukah (Hebrew: שנה טובה ומתוקה), có nghĩa là một năm tốt đẹp và ngọt ngào.[3] Trong tiếng Yiddish lời chúc là אַ גוט יאָר a gut yor một năm tốt hoặc là אַ גוט געבענטשט יאָר "a gut gebentsht yor" một năm tốt lành đầy ơn phước (của Thiên Chúa). Câu chúc Tết trịnh trọng của người Do Thái Sephardic là Tizku Leshanim Rabbot ("nguyện công đức của bạn trải dài nhiều năm") câu trả lời đối đáp là Ne'imot VeTovot ("thật sung sướng và bạn cũng như vậy"). Nếu ít trịnh trọng hơn thì người dân địa phương chỉ việc nói nhiều năm trong ngôn ngữ địa phương.[cần dẫn nguồn]

Một câu chúc Tết trịnh trọng hơn nữa được sử dụng bởi những người Do Thái sùng đạo là Ketivah VaChatimah Tovah (Hebrew: כְּתִיבָה וַחֲתִימָה טוֹבָה) mà cái đó dịch ra có nghĩa là Một chữ khắc đẹp và được phong ấn trong bản phong thần của sự sống.[2] Hoặc là L'shanah tovah tikatevu v'tichatemu nghĩa là Nguyện ngươi bị ghi khắc và bị phong ấn cho một năm tốt lành.[3][4] Sau khi hết Tết rồi, thì câu chúc Tết đổi lại thành G’mar chatimah tovah (Hebrew: גמר חתימה טובה) có nghĩa là Một sự phong ấn cuối cùng tốt lành, cho đến khi tới ngày đền tội lỗi. Sau khi ngày đền tội kết thúc, cho đến khi tới ngày Hoshana Rabbah, cũng như là lễ lều tạm kết thúc, câu chúc là Gmar Tov (Hebrew: גְּמָר טוֹב) nghĩa là một kết quả tốt.

Trên ấy mô tả ba giai đoạn của sự trật tự trong tinh thần tháng Tishrei tiết lộ ra: Trong truyền thống Do Thái Giáo của ngày Tết Do Thái, truyền thống Do Thái cho rằng Thiên Chúa Trời mở ra những bảng phong thần phán xét sự sáng tạo và toàn thể nhân loại con người bắt đầu từ mỗi cá nhân con người, do đó những gì được quy định đầu tiên được viết trong những bản phong thần đó, do đó nhấn mạnh vào "ketivah" ("sự viết"). Sự phán xét đang trì hoãn để chờ được giải quyết cho nên những lời đọc kinh cầu nguyện và sự ăn năn hối hận tội lỗi được yêu cầu. Sau đó thì vào ngày lễ đền tội, sự phán quyết ấy đã được phong ấn hoặc đã được xác nhận bởi Tòa án trên Thiên Giới. Do đó nhấn mạnh vào từ "chatimah" ("đã được phong ấn"). Nhưng bản án trên thiên đình vẫn không phải là bản án cuối cùng vì vẫn còn thêm một hy vọng du di nữa cho đến khi vào ngày lễ lều tạm kết luận rằng Đức Thiên Chúa Trời sẽ đưa ra một quyết định cuối cùng, sự phán xét đầy lòng từ bi, do đó nhận mạnh vào từ "gmar" ("kết thúc") và đó là "tov" ("tốt").[cần dẫn nguồn]

Lễ Thổi Kèn[sửa | sửa mã nguồn]

Thổi kèn Shofar cho ngày Tết phiên bản người Do Thái Ashkenazi
Kèn sừng Shofar

Luật về hình thức và việc thổi kèn shofar và các luật liên quan đến các dịch vụ tôn giáo trong ngày Tết được mô tả trong văn học Rabbinic cũng như là Mishnah đã hình thành nền tảng của giáo lý "tết do thái" trong cả kinh Talmud Babylon và kinh Jerusalem Talmud. Trong KJV, cũng có những đoạn nói về Lễ Thổi Kèn:

'Đức Giê-hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ kỷ-niệm lấy tiếng kèn thổi mà rao-truyền, tức là một sự nhóm-hiệp thánh vậy. Chớ làm một công-việc xác-thịt nào; phải dâng các của-lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va. '

Lê-vi Ký 23:23-25

'Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy làm hai ống loa bằng bạc, đánh dát, dùng cho ngươi để nhóm-hiệp hội-chúng và truyền cho các trại-quân ra đi. Khi nào người ta thổi loa, toàn hội-chúng sẽ nhóm lại gần bên ngươi, tại cửa hội-mạc. Nếu người ta thổi chỉ một ống loa, thì các quan-trưởng, tức là các quan-tướng đội-quân Y-sơ-ra-ên phải nhóm lại gần bên ngươi; khi các ngươi thổi tiếng vang, thì những trại-quân ở về hướng đông phải ra đi. Khi các ngươi thổi tiếng vang lần thứ nhì, thì những trại-quân ở về hướng nam phải ra đi; người ta sẽ thổi tiếng vang khi nào các trại-quân phải ra đi vậy. Khi nhóm hội-chúng, các ngươi phải thổi, nhưng đừng thổi tiếng vang. Các con trai A-rôn, là những thầy tế-lễ, sẽ thổi những ống loa. Từ đời nầy sang đời kia, ấy sẽ là một lệ-định đời đời cho các ngươi.'

Dân-số Ký 10:1-8

'Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên-sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không-trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.'

I Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17

Shofar được thổi trong hơi thổi dài, ngắn, và cà giựt mà theo một chuỗi thiết lập như sau:

  • Teki'ah (âm dài) Sách Dân số 10:3;
  • Shevarim (tam âm dứt quãng) Sách Dân số 10:5;
  • Teru'ah (cửu âm ngắn) Sách Dân số 10:9;
  • Teki'ah Gedolah (âm rất dài) Sách Xuất Hành 19:16,19;
  • Shevarim Teru'ah (tam âm dứt quãng theo sau là cửu âm ngắn).

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc sớm nhất của năm mới của người Hebrew được cho là có kết nối với sự khởi đầu của năm kinh tế trong các xã hội nông nghiệp của vùng Cận Đông cổ đại.[1] Năm mới là sự khởi đầu của chu kỳ gieo trồng, tăng trưởng và thu hoạch, và sau đó là để đánh dấu sự khởi đầu cho các lễ hội nông nghiệp.[1] Nói chung thì chủng tộc Semite bắt đầu năm mới vào mùa thu, trong khi các nền văn minh cổ đại khác như người Ba Tư và người Hy Lạp thì chọn mùa xuân làm năm mới cũng vì cái mục đích đó, trong cả hai trường hợp thì lý do chủ yếu là làm thuận lợi cho chu kỳ nông nghiệp bao gồm thời điểm gieo hạt giống và thời điểm gặt hái nông sản.[1]

Ngôn ngữ học[sửa | sửa mã nguồn]

Một người lính Hoa Kỳ thổi kèn shofar trong ngày Tết Do Thái

"Rosh" là từ "đầu" trong tiếng Hebrew, "ha" là điều lệ nhất định ("the"), và "shanah" có nghĩa là năm. Như vậy "Rosh HaShanah" có nghĩa là 'đầu của the năm' đầu của năm, đề cập đến ngày Do Thái của năm mới.

Thuật ngữ "Rosh Hashanah" theo nghĩa hiện tại của từ thì không xuất hiện trong Kinh Thánh Torah Leviticus 23:24 ám chỉ tới lễ hội ngày mồng một của tháng thứ bảy là "Zikhron Teru'ah" ("[một] tưởng nhớ [với sự] thổi [của những cái sừng]") nó cũng được đề cập đến trong cùng một phần của Lêvi ký là 'שַׁבַּת שַׁבָּתוֹן' (shabbat shabbaton) hoặc là trước ngày cuối cùng của Sa-bát hoặc là ngày nghỉ ngơi thiêng liêng, và một ngày thánh thiện tới Thiên Chúa. Những từ này cũng thường được sử dụng trong Thánh Vịnh để chỉ những ngày được xức dầu. Numbers 29:1

Từ tiếng Hebrew Rosh HaShanah theo ngôn ngữ học có liên quan tới từ Ras as-Sanah của tiếng Ả Rập, là cái têm mà người Hồi Giáo gọi cho Tết Hồi Giáo hay Năm mới Hồi giáo.

Tết Do Thái đánh dấu sự bắt đầu một năm mới theo lịch Hebrew (một trong bốn kỳ nghỉ "năm mới" để xác định những năm "hợp pháp" khác nhau cho các mục đích khác nhau như đã được giải thích trong Mishnah và Talmud). Đây là năm mới cho người, động vật, và các hợp đồng pháp lý. Mishnah cũng đặt ngày này sang một bên như năm mới để tính năm dương lịch, shmita và năm yovel. Người Do Thái tự tin rằng Rosh Hashanah tượng trưng cho sự sáng tạo của Đức Thiên Chúa Trời theo nghĩa bóng hoặc nghĩa đen. Tuy nhiên, theo Rabbi Eleazar ben Shammua, Rosh Hashanah kỷ niệm sự ra đời của con người.[5]

Ý nghĩa tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ đội Mỹ đọc kinh cầu nguyện cho năm mới

Sách Mishnah có chứa lần manh mối thứ hai ám chỉ Tết Do Thái là "ngày phán xét".[6] Manh mối về Tết Do Thái trong cuốn kinh Talmud có nói rằng là cóa ba bản phong thần được mở ra vào ngày Tết Do Thái, trong bản phong thần có số phận của kẻ ác, kẻ công chính, và những kẻ trung lập đã được ghi chép. Tên tuổi của những kẻ công chính ngay lập tức được ghi chép trong bản phong thần của sự sống và được niêm phong "được sống". Những tên trung lập được du di hoãn lại 10 ngày cho đến ngày lễ đền tội, để xét mình, ăn năn hối lỗi và trở thành những tên công chính.[7] Những người độc ác bị loại khỏi bản phong thần của đời sống vĩnh hằng.[8]

Trong phụng vụ Do thái, Tết do thái dẫn đến lễ đền tội, được miêu tả là "ngày phán xét" (Yom ha-Din) và "ngày kỷ niệm" (Yom ha-Zikkaron). Một số mô tả thời trung cổ cho thấy Đức Thiên Chúa Trời đang an tọa trên ngai vàng, trong khi các bản phong thần chứa đựng những hành động của toàn thể nhân loại được mở ra để xem xét, và mỗi kẻ đi qua trước mặt Thiên Chúa để bị đánh giá về hành động của chính bản thân mình. Kinh Talmud cung cấp ba manh mối trung tâm đằng sau cái ngày này:

Đấng Thánh Thiện Duy Nhứt đã nói, 'ngày Rosh Hashanah tụng kinh trước ta [những câu kinh nguyện] Quyền tối cao, tưởng nhớ và những tiếng nổ Shofar (malchuyot, zichronot, shofrot): Quyền tối cao để ngươi làm cho ta trở thành Vua của các ngươi; Sự tưởng nhớ để ngươi nhớ lại rằng ngươi nên nổi lên trước ta, Và thông qua cái gì? Thông qua Shofar. ' (Rosh Hashanah 16a, 34b)[9] Điều này được phản ánh qua những lời cầu nguyện của các nhà hiền triết cổ đại cho Tết do thái được tìm thấy trong tất cả các machzorim nơi mà chủ đề của những lời cầu nguyện là chủ đề mạnh nhất là "lễ đăng quang" của Thiên Chúa là Vua vũ trụ để chuẩn bị cho việc chấp nhận các phán quyết sẽ diễn ra tiếp theo vào ngày đó, được biểu tượng hóa là "viết" vào trong bản phong thần của sự phán quyết của Thiên Chúa, mà sau đó trì hoãn lại trong mười ngày để chờ đợi cho tất cả mọi người ăn năn hối hận và sau đó họ sẽ được "phong ấn" trong ngày đền tội. Cứ cho là tất cả mọi người đã được niêm phong trong cuộc sống và tiếp theo là lễ hội lều tạm được gọi là "thời gian cho niềm vui của chúng ta" (z'man simchateinu).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Angel, Marc (2000). Exploring Sephardic Customs and Traditions. Hoboken, N.J.: KTAV Pub. House in association with American Sephardi Federation, American Sephardi Federation—South Florida Chapter, Sephardic House. ISBN 0-88125-675-7.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Isidore Singer, J. F. McLaughlin, Wilhelm Bacher, Judah David Eisenstein (1901–1906). “New-Year”. Jewish Encyclopedia. New York: Funk and Wagnalls. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2015.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Posner, Menachem. “What Is Shanah Tovah? New Year Greeting Translation and More: The meaning of the traditional Rosh Hashanah wishes”. Chabad.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ a b Bottner, Lauren (ngày 21 tháng 9 năm 2011). “From Selichot to Simchat Torah”. Jewish Journal. TRIBE Media. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  4. ^ “Jewish Holiday Greeting Chart”. Patheos.com. ngày 26 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ “OU on Elul”. Ou.org. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
  6. ^ Tractate on Rosh Hashanah I,2
  7. ^ Tractate on Rosh Hashanah, I,16b
  8. ^ Psalms 69:29
  9. ^ ArtScroll Machzor, Rosh Hashanah. Overview, p. XV.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Rosh_Hashanah