Wiki - KEONHACAI COPA

Rhodamin B

Rhodamin B
Danh pháp IUPAC[9-(2-carboxyphenyl)-6-diethylamino-3-xanthenylidene]-diethylammonium chloride
Tên khácRhodamine 610, C.I. Pigment Violet 1, Basic Violet 10, C.I. 45170
Nhận dạng
Số CAS81-88-9
PubChem6694
KEGGC19517
ChEBI52334
ChEMBL428971
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • CCN(CC)C1=CC2=C(C=C1)C(=C3C=CC(=[N+](CC)CC)C=C3O2)C4=CC=CC=C4C(=O)O.[Cl-]

Thuộc tính
Công thức phân tửC28H31ClN2O3
Khối lượng mol479.02
Bề ngoàibột màu đỏ đến tím
Điểm nóng chảy 210 °C (483 K; 410 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước~15 g/L (20 °C) [1]
Các nguy hiểm
MSDSMSDS
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)
Một ví dụ của định luật Beer–Lambert. Một tia laser xanh lục chiếu qua dụng dịch rhodamine 6B; chùm tia bị yếu đi khi đi qua thuốc nhuộm.

Rhodamin B là một hợp chất hóa học và thuốc nhuộm. Nó thường được sử dụng như thuốc nhuộm đánh dấu vết để xác định hướng và lưu tốc của dòng chảy. Thuốc nhuộm rhodamin phát huỳnh quang, do đó có thể phát hiện dễ dành bằng huỳnh quang kế. Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghệ sinh học như kính hiển vi huỳnh quang, quang phổ huỳnh quang tương quan, phân tích dòng chảy tế bàoELISA.

Rhodamin B được sử dụng trong sinh học như là phẩm nhuộm phát huỳnh quang, nó thường được kết hợp với Auramine O trong phép nhuộm rhodamin-auramin để phát hiện sinh vật kháng acid (kháng cồn toan), đặc biệt các khuẩn thuộc chi Mycobacterium.

Rhodamin B có thể điều chỉnh sóng ánh sáng trong khoảng 610 nm khi dùng làm chất nhuộm màu tia laser.[2] Hiệu suất phát sáng lượng tử là 0,65 trong ethanol kiềm,[3] 0,49 trong ethanol,[4] 1,0[5] và 0,68 trong ethanol 94%.[6] Hiệu suất huỳnh quang phụ thuộc vào nhiệt độ.[7]

Độ hòa tan[sửa | sửa mã nguồn]

Độ hòa tan của rhodamine B trong nước là ~15 g/L.[1] Tuy nhiên, độ hòa tan của nó trong dung dịch axit axetic (30 vol.%) là ~400 g/L. Nước được khử trùng bằng clo làm phân hủy rhodamine B. Dung dịch rhodamine B hút bám plastic và nên được đựng trong dụng cụ thủy tinh.[8]

Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hợp rhodamine B
Rhodamine B được sản xuất bằng cách cho 3-hydroxy-N,N-diethylaniline tác dụng với anhydrit phtalic với tỷ lệ 1:2, theo phản ứng Friedel-Craft.

Ứng dụng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Rhodamin B đang được thử nghiệm để sử dụng làm chỉ thị sinh học của vắc-xin bệnh dại dạng uống cho động vật hoang dã, chẳng hạn như gấu trúc, để xác định con vật đã uống vắc-xin hay chưa. Rhodamin sẽ tích hợp vào trong riarăng của động vật.[9]

Nó cũng được trộn với thuốc diệt cỏ để hiển thị khu vực phun thuốc.

Rhodamin B (BV10) được trộn với Quinacridone Magenta (PR122) tạo ra màu nước màu hồng tươi.[10]

An toàn và sức khỏe[sửa | sửa mã nguồn]

Tại California, rhodamine B bị nghi ngờ là chất gây ung thư, do đó sản phẩm chứa nó phải được dán nhãn cảnh báo.[11]

Tại New Jersey, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất nêu rằng có bằng chứng còn hạn hẹp về khả năng gây ung thư ở thí nghiệm trên động vật, và không có bằng chứng nào ở người.[12]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Sicherheitsdatenblatt Rhodamin B by Roth, 2013
  2. ^ Rhodamine B
  3. ^ Kubin, R (1983). “Fluorescence quantum yields of some rhodamine dyes”. Journal of Luminescence. 27 (4): 455–462. doi:10.1016/0022-2313(82)90045-X.
  4. ^ Casey, Kelly G.; Quitevis, Edward L. (1988). “Effect of solvent polarity on nonradiative processes in xanthene dyes: Rhodamine B in normal alcohols”. The Journal of Physical Chemistry. 92 (23): 6590–6594. doi:10.1021/j100334a023.
  5. ^ Kellogg, R. E.; Bennett, R. G. (1964). “Radiationless Intermolecular Energy Transfer. III. Determination of Phosphorescence Efficiencies”. The Journal of Chemical Physics. 41 (10): 3042. doi:10.1063/1.1725672.
  6. ^ Snare, M (1982). “The photophysics of rhodamine B”. Journal of Photochemistry. 18 (4): 335–346. doi:10.1016/0047-2670(82)87023-8.
  7. ^ Karstens, T.; Kobs, K. (1980). “Rhodamine B and rhodamine 101 as reference substances for fluorescence quantum yield measurements”. The Journal of Physical Chemistry. 84 (14): 1871–1872. doi:10.1021/j100451a030.
  8. ^ Detection and prevention of leaks from dams By Antonio Plata Bedmar and Luís Araguás Araguás, Taylor & Francis, 2002, ISBN 90-5809-355-7
  9. ^ Slate, Dennis; Algeo, Timothy P.; Nelson, Kathleen M.; Chipman, Richard B.; Donovan, Dennis; Blanton, Jesse D.; Niezgoda, Michael; Rupprecht, Charles E. (2009). Bethony, Jeffrey M. (biên tập). “Oral Rabies Vaccination in North America: Opportunities, Complexities, and Challenges”. PLoS Neglected Tropical Diseases. 3 (12): e549. doi:10.1371/journal.pntd.0000549. PMC 2791170. PMID 20027214.
  10. ^ http://www.handprint.com/HP/WCL/waterc.html
  11. ^ Naval Jelly msds with Rhodamine B
  12. ^ J. T. Baker Rhodamine B MSDS
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhodamin_B