Wiki - KEONHACAI COPA

Quartzit

Quartzit
Quartzit

Quartzit (tiếng Đức Quarzit[1]) là một loại đá biến chất từ đá thạch anh[2]. Sa thạch bị biến thành quartzit bởi nhiệt và áp suất thường liên quan tới nén ép kiến tạo trong các đai kiến tạo sơn. Quartzit tinh khiết thường có màu xám, quartzit thường có nhiều sắc khác nhau của màu hồng, đỏ do sự thay đổi hàm lượng oxide sắt (Fe2O3). Các màu sắc khác thường do có một lượng nhỏ tạp chất của các khoáng vật khác.

Khi sa thạch bị biến chất thành quartzit, các hạt thạch anh tái kết tinh cùng với vật liệu gắn kết có trước để tạo thành cấu trúc khảm phối hợp của tinh thể thạch anh. Hầu hết hoặc tất cả các kết cấu nguyên thủy và cấu trúc trầm tích của sa thạch đều không được giữ lại khi bị biến chất. Một lượng nhỏ vật liệu gắn kết trước kia như oxide sắt, cacbonat và sét thường di chuyển trong quá trình tái kết tinh và biến chất. Điều này làm cho các vết sọc và thấu kính hình thành trong quartzit.

Orthoquartzit là loại đá thạch anh rất tinh khiết, được cấu tạo bởi các hạt thạch anh tròn cạnh và được gắn kết bằng silica. Orthoquartzit thường có tới 99% SiO2 với một lượng rất nhỏ oxide sắt và các khoáng vật dạng dấu vết như zircon, rutilmagnetit. Mặc dù ít hóa thạch có mặt trong đá, cấu trúc nguyên thủy và cấu tạo đá trầm tích vẫn được bảo tồn.

Quartzit ít bị phong hóa hóa học và thường hình thành các dạng địa hình sống núi trên các đồi. Hàm lượng silic gần như là tinh khiết của quartzit cung cấp rất ít chất dinh dưỡng cho đất, do đó các sống núi cấu tạo bởi quartzit có lớp đất rất mỏng thường không có hoặc có rất ít thực vật phát triển.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Do độ cứng khoảng 7 theo thang độ cứng Mohs[3], nên nó thường được dùng làm đá balat cho các đường ray[2].

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Mỹ, các thành hệ quartzit có thể được tìm thấy ở vài nơi thuộc Pennsylvania, đông Nam Dakota, Central Texas,[4] tây nam Minnesota,[5] vườn bang hồ DevilBaraboo Hills, Wisconsin,[6] dãy núi WasatchUtah,[7] gần thành phố Salt Lake, Utah và dạng sống núi ở Appalachians[8] và các vùng núi khác. Quartzit cũng được tìm thấy ở mỏ đồng Morenci, Arizona.[9] Tên của thị trấn Quartzsite ở miền tây Arizona có nguồn gốc từ quartzit ở của dãy núi gần Arizona và đông nam California. Dãy núi La ClocheOntario cũng được cấu tạo bởi quartzit trắng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “German Loan Words in English”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ a b Sabel L. và Haverstock M. "QUARTZITE: Versatile, Durable & Resilient", Building Stone Magazine, tháng 10-11-12 năm 2005
  3. ^ Schmidt C.W.. "From Heaven and Earth: Chinese Jade in Context: Introductions" Lưu trữ 2008-10-29 tại Wayback Machine, Huntington Archive of Buddhist and Related Art, College of the Arts, The Ohio State University, Columbus, Ohio, USA, ngày 23 tháng 3 năm 1999.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ “Natural history - Minnesota's geology - SNAs: Minnesota DNR”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ Geology by Lightplane
  7. ^ John W Gottman, Wasatch quartzite: A guide to climbing in the Wasatch Mountains, Wasatch Mountain Club (1979) ISBN 0915272237
  8. ^ “Quartzite”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2009.
  9. ^ Kennedy B. A. (chủ biên). Surface Mining, Chương 9.4: Case Studies: Morenci/Metcalf Lưu trữ 2007-06-25 tại Wayback Machine Hiệp hội Khai mỏ, Luyện kim và Khai thác, Truy cập ngày 28-5-2007

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quartzit