Wiki - KEONHACAI COPA

Quốc hội Việt Nam khóa XI

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội khóa XI
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Quốc huy
Dạng
Mô hình
Các việnQuốc hội
Thời gian nhiệm kỳ
5 năm
Lịch sử
Thành lập6 tháng 1 năm 1946 (1946-01-06)
Tiền nhiệmQuốc hội Việt Nam khóa X
Kế nhiệmQuốc hội Việt Nam khóa XII
Lãnh đạo
Cơ cấu
Số ghế498
Chính đảng     Đảng Cộng sản (447-89,75%)
     Không đảng phái (51-10,25%)
Nhiệm kỳ
2002-2007
Trụ sở
Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Quốc hội Việt Nam khóa XI (nhiệm kỳ 2002-2007) có 498 đại biểu, được bầu vào ngày 19 tháng 5 năm 2002.[1] Kỳ họp đầu tiên của quốc hội đã được diễn ra từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002.[1]

Kết quả bầu cử[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bầu cử cho kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa XI đã được thực hiện vào ngày 19 tháng 5 năm 2002 với 99,73% cử tri bỏ phiếu (khoảng 49.768.515 người). Tỉ lệ này cao hơn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa trước đó với tổng số 498 đại biểu được bầu.[1][2]

Cơ cấu thành phần của Quốc hội:[3]

  • Trong lĩnh vực doanh nghiệp: 5,02%
  • Nông dân: 1,20%
  • Trong các lực lượng vũ trang: 11,04%
  • Công nhân: 0,40%
  • Đại biểu tự ứng cử: 0,04%
  • Đại biểu chuyên trách: 23,69%
  • Đảng viên: 89,75%
  • Ngoài Đảng: 10,25%
  • Dân tộc thiểu số: 17,26%
  • Phụ nữ: 27,30%
  • Tôn giáo: 1,40%

Tổng kết các kỳ họp Quốc hội khóa XI[sửa | sửa mã nguồn]

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XI được diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002 và bầu cử:[1]

Ngày 17 tháng 3 năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập 3 cơ quan chuyên môn là Ban Công tác lập pháp, Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XI (từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2007), Quốc hội đã xem xét, thảo luận và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội nhằm tạo điều kiện để Quốc hội khóa XII tiếp tục đổi mới về tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, Quốc hội đã nhất trí về việc thành lập mới Uỷ ban pháp luật và Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban pháp luật; thành lập mới Uỷ ban kinh tế và Uỷ ban tài chính của Quốc hội trên cơ sở Uỷ ban kinh tế và ngân sách hiện nay.

Trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XI đã ban hành và sửa đổi 84 bộ luật và 34 pháp lệnh.[1]

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “QUỐC HỘI KHOÁ XI (2002-2007)”. quochoi.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “Quốc hội Việt Nam khóa X”. quochoi.vn. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Sách Tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hà Nội: Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học. 2007.
  4. ^ “Nghị quyết 28/2004/QĐ-QH11 phê chuẩn "Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ “Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ “Toàn văn Nghị quyết 52/2005/QH11: Về việc phê chuẩn Hiệp ước giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985”. lachluat.com. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022.
Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa X
Quốc hội khóa XI
2002 - 2007
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa XII
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam_kh%C3%B3a_XI