Wiki - KEONHACAI COPA

Prunus ursina

Prunus ursina
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. ursina

Prunus ursina, hay còn gọi là mận gấu (theo tiếng Ả Rập), là một loại cây bụi thuộc chi Mận mơ, có nguồn gốc từ vùng rừng Tây Á, trải dài từ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đến SyriaLiban[1].

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Prunus trong tiếng Latin là từ mượn trong tiếng Hy Lạp (προῦνον, prounon), có nghĩa là "cây mận"; còn Ursina có nguồn gốc từ "ursus", nghĩa là "loài gấu", ám chỉ đến món ăn yêu thích của loài vật này[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa của Prunus ursina tại Israel

Prunus ursina là một cây bụi rụng lá, cao từ 4 đến 8 mét, có phân nhánh và cành của chúng chứa đầy gai. Các nhánh non thì rất mướt, không gai; lá thuôn dài, hơi tròn. Hoa của P. ursina lưỡng tính, màu trắng, nở theo cặp trong suốt mùa xuân. Trái hình cầu, đường kính từ 2 đến 3 cm, chuyển từ màu vàng sang màu cam sậm khi chín. Trái của loài P. ursina này ăn được, mặc dù không ngon, nhưng sẽ gây ngộ độc nếu tiêu thụ quá nhiều[1][3].

P. ursina cần nhiều nắng để phát triển nhưng nó vẫn có thể sinh trưởng trong một phần bóng râm[3]. Cây sẽ tạo các rễ mút khi rễ chính của nó bị tổn thương. Nấm Armillaria là những loài gây hại cho các cây thuộc chi Mận mơ[4]. Sau khi trải qua mùa đông, hạt giống cần 2-3 tháng để nảy mầm[3].

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Quả của P. ursina sẽ cho ra màu xám đậm và lá của nó sẽ tạo màu xanh tươi trong sản xuất thuốc nhuộm[5].

Các loài trong chi Mận mơ đều có chứa chất amygdalinprunasin, khi phân hủy trong nước tạo thành chất cực độc hydro xyanua. Đây là chất hóa học tạo nên mùi đặc trưng cho các loài trong chi Mận mơ, còn gọi là "mùi hạnh nhân". Chất này được tìm thấy chủ yếu trong lá và hạt, vị rất đắng[3].

Thực tế, một lượng nhỏ HCN (công thức của hydro xyanua) có thể kích thích hô hấp và cải thiện hệ tiêu hóa, nhưng quá liều sẽ gây suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Vì vậy, Tuy mang một lượng khá nhỏ nhưng những loại quả rừng này được khuyên là không nên ăn[3].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "Prunus ursina Kotschy". Lebanon-flora.org. Faculty of Sciences, Université Saint-Joseph de Beyrouth
  2. ^ Modzelevich, Martha. "Prunus ursina, Bear's Plum, שזיף הדב". Flowers in Israel
  3. ^ a b c d e "Prunus ursina - Kotsch". Plants For A Future
  4. ^ Royal Horticultural Society (Great Britain) (1992). The New Royal Horticultural Society Dictionary of Gardening. Macmillan Press. ISBN 978-1-56159-001-8
  5. ^ Ida Grae (1979). Nature's colors: dyes from plants. Collier Books. ISBN 978-0-02-012390-3
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Prunus_ursina