Wiki - KEONHACAI COPA

Plastic Love

"Plastic Love"
Bìa đĩa đơn bản phát hành lại vào năm 2021, ban đầu dùng cho đĩa đơn "Sweetest Music" (1980)
Đĩa đơn của Takeuchi Mariya từ album Variety
Ngôn ngữtiếng Nhật
tiếng Anh
Phát hành25 tháng 3 năm 1985
Thu âm1984
Thể loạiCity pop
Thời lượng4:51
Hãng đĩaMoon
Sáng tácTakeuchi Mariya
Sản xuấtYamashita Tatsuro
Thứ tự đĩa đơn của Takeuchi Mariya
"Margie Beat de Uta Wasete"
(1984)
"Plastic Love"
(1985)
"Koi no Arashi"
(1986)
Video âm nhạc
"Plastic Love" của Mariya Takeuchi (MV chính thức 2019) trên YouTube
Bìa đĩa đơn phát hành năm 1985
Bìa đĩa đơn phát hành năm 1985

"Plastic Love" (Nhật: プラスティック・ラヴ Hepburn: Purasutikku Ravu?) là một bài hát city pop của ca sĩ người Nhật Bản Takeuchi Mariya, nằm trong album phát hành năm 1984 của cô Variety.[1] Sau khi phát hành dưới dạng đĩa đơn một năm sau đó,[2] ca khúc đã đạt thành công tương đối và bán được khoảng 10.000 bản.[3]

Vào năm 2017, "Plastic Love" chứng kiến sự hồi sinh trên phạm vi quốc tế khi bản phối lại dài 8 phút của bài hát xuất hiện trên YouTube. Video nhanh chóng thu về 24 triệu lượt xem, trước khi khiếu nại bản quyền đối với hình ảnh album vô tình dẫn đến việc nó bị xóa.[4][5][6] Bản phối này đã được khôi phục vào năm 2019 và có hơn 63 triệu lượt xem.

Sản xuất và phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

"Plastic Love" được viết và biểu diễn bởi Takeuchi, sản xuất là chồng cô Yamashita Tatsuro.[2] Yamashita cũng chơi guitar cho bài hát, trong khi Nakanishi Yasuharu chơi piano điện, Itō Kōki chơi guitar bass và Aoyama Jūn chơi trống.[8] Trong một cuộc phỏng vấn với The Japan Times, Takeuchi đã nhớ lại: "Tôi muốn viết một thứ gì đó có thể nhảy được, một thứ gì đó mang âm hưởng city pop... [lời bài hát] kể về câu chuyện của một người phụ nữ đã mất đi người đàn ông mà cô ấy thực sự yêu".[4]

Bài hát ra mắt lần đầu trong album ăn khách số một của Takeuchi, Variety (1984).[9] Một đĩa đơn 12-inch của ca khúc đã được phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1985. Đây là đĩa đơn thứ 12 của nữ ca sĩ, bao gồm một "bản hòa âm câu lạc bộ mở rộng" và bản phối lại mới bài hát. Sau khi xuất bản, đĩa "Plastic Love" đã đạt vị trí thứ 86 trên Oricon Singles Chart.[6][10]

Hồi sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 5 tháng 7 năm 2017, một người dùng có tên là "Plastic Lover" đã tải lên bản phối lại "Plastic Love" dài 8 phút trên YouTube. Video cho thấy hình ảnh cắt xén từ bìa đĩa đơn trước đó của Takeuchi "Sweetest Music", chụp bởi nhiếp ảnh gia Alan Levenson ở Los Angeles.[4][5] Trong một cuộc phỏng vấn, Plastic Lover nói rằng video là bản tải lên lại của một video tương tự đã bị xóa trên nền tảng.[11]

Trùng hợp với sự phổ biến của dòng nhạc vaporwave,[12] bản phối của Plastic Lover đã lan truyền nhanh chóng khắp YouTube thông qua thuật toán đề xuất.[4][13] Sự lan truyền của bài hát được hỗ trợ bởi các meme trên internet, thảo luận trên Reddit, và fan art của bìa "Sweetest Music" trên những nền tảng như DeviantArt.[4][8] Video đã đạt 24 triệu lượt xem trước khi bị gỡ xuống do tranh chấp bản quyền với Levenson, nhưng sau đó được khôi phục trở lại vào năm 2019 với phần ghi công Levenson trong phần mô tả và hình thu nhỏ của video.[6][11] Bài hát đồng thời truyền cảm hứng cho một phiên bản lời tiếng Anh do người hâm mộ tạo ra, bên cạnh bản remix và ảnh bìa đĩa của người hâm mộ.[14] Tính đến tháng 5 năm 2021, video đã có hơn 63 triệu lượt xem.[11]

Ryan Bassil, viết cho Vice đã đánh giá bài hát là "một giai điệu hiếm hoi không cần những từ ngữ chính xác để miêu tả chuyên nghiệp một cảm giác cụ thể – những ham muốn, đau lòng, tình yêu, sợ hãi, phiêu lưu, mất mát, tất cả bị cuốn vào giữa dòng xoáy của một đêm chơi bời trên phố" và gọi "Plastic Love" là "bài nhạc pop hay nhất thế giới".[15] Cat Zhang của trang Pitchfork ghi nhận rằng những người trẻ hâm mộ city pop thường coi "Plastic Love" là "cánh cổng dẫn đường" của họ.[16] Nhiều phiên bản cover của ca khúc cũng tồn tại, bao gồm của Tofubeats,[8] Friday Night Plans[17]Chai.[18]

Vào ngày 16 tháng 5 năm 2019, phiên bản ngắn của video âm nhạc chính thức, do Hayashi Kyōtaro sản xuất, đã được phát hành trên YouTube với thời lượng 90 giây.[6] Phiên bản đầy đủ, dài khoảng 5 phút, nằm trong DVD và Blu-ray của "Souvenir the Movie" phát hành ngày 18 tháng 11 năm 2020.[19] Video âm nhạc sau đó có trên YouTube từ 11 tháng 11 năm 2021.[20] Ngày 3 tháng 11 cùng năm, Tower Records đã phát hành bản in lại đĩa đơn 12 inch cũ của "Plastic Love" cùng với các bản ghi LP album của Takeuchi gồm Variety and Request.[21][22]

Danh sách ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các bài hát do Takeuchi Mariya viết và sắp xếp bởi Yamashita Tatsuro.

Đĩa đơn 12"
  1. "Plastic Love" (Bản hòa âm câu lạc bộ mở rộng) – 9:15
  2. "Plastic Love" (Bản hòa âm mới) – 4:51

Bảng xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

NămĐĩa đơnBảng xếp hạngVị trí cao nhấtDoanh số
1985"Plastic Love"Oricon Weekly Singles Chart865.000[23]
2021Billboard Japan Hot 10082[24]
Oricon Weekly Singles Chart5[25]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Mayonaka no Door", một bài hát city pop cũng chứng kiến sự hồi sinh vào năm 2020

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Singles Discography”. Mariya Takeuchi Official Website. Smile Company Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ a b “1984年5月7日竹内まりや『VARIETY』がオリコン・アルバム・チャート1位を記録~世界的に再評価されている「プラスティック・ラブ」収録” (bằng tiếng Nhật). Nippon Broadcasting System. 7 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ “「臼井孝のヒット曲探検隊 ~アーティスト別 ベストヒット20」 デビュー40周年を迎えた 竹内まりやのヒットを探る”. OK Music (bằng tiếng Nhật). 22 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ a b c d e St. Michel, Patrick (17 tháng 11 năm 2018). “Mariya Takeuchi: The pop genius behind 2018's surprise online smash hit from Japan”. The Japan Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  5. ^ a b Nevarez, Leonard (5 tháng 6 năm 2019). “the curious case of Mariya Takeuchi's Plastic Love: guest blog by Thomas Calkins”. Musical Urbanism. Vassar College. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ a b c d “Mariya Takeuchi's "Plastic Love" gets music video after 35 years”. Arama! Japan. 17 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ a b c “tofubeats - Plastic Love”. Mikiki (bằng tiếng Nhật). Tower Records Japan. 24 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ “シングル・ディスコグラフィー [Part 1](1978-1989)”. Mariya Takeuchi Official Website (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ “竹内まりや - PLASTIC LOVE(12inch)”. Warner Music Japan (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ a b c Zhang, Cat (18 tháng 5 năm 2021). “Talking to the Anonymous YouTuber and the Photographer Who Helped Mariya Takeuchi's "Plastic Love" Go Viral”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ Lee, Giacomo (12 tháng 7 năm 2019). “From Vaporwave to Future Funk: Night Tempo artists talk Japanese aesthetics of cuteness and City Pop”. Digital Arts. International Data Group. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ Marshall, Colin (3 tháng 10 năm 2018). “How Youtube's Algorithm Turned an Obscure 1980s Japanese Song Into an Enormously Popular Hit: Discover Mariya Takeuchi's "Plastic Love". Open Culture. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ Kennis, Haley (24 tháng 10 năm 2019). “Plastic Love: Nostalgia for a Nonexistent Time”. Afterglow. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ Bassil, Ryan (13 tháng 6 năm 2018). “An 80s Japanese Track Is the Best Pop Song in the World”. Vice. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ Zhang, Cat (24 tháng 2 năm 2021). “The Endless Life Cycle of Japanese City Pop”. Pitchfork. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ Keith, James (15 tháng 11 năm 2019). “Tokyo's Friday Night Plans Combine Jazz, R&B And Experimental Pop On 'Complex' EP”. Complex. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ “CHAIが〈Sub Pop〉と契約 第1弾シングル「Donuts Mind If I Do」ゲリラ・リリース”. Spincoaster (bằng tiếng Japanese). 2 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  18. ^ “souvenir the movie 〜MARIYA TAKEUCHI Theater Live〜 (Special Edition)”. Warner Music Japan (bằng tiếng Nhật). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  19. ^ 竹内まりや - Plastic Love (Official Music Video) (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2021, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021
  20. ^ “竹内まりや、"プラスティック・ラブ"12インチ・アナログ・シングル11月3日「レコードの日」に発売決定。アルバム『VARIETY』と『REQUEST』アナログ盤再発売も”. Tower Records (bằng tiếng Nhật). 30 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2021.
  21. ^ Silbert, Jack (13 tháng 9 năm 2021). “The Catchy Japanese Pop Song That Dominates Your Youtube Recs Is Back!”. Highsnobiety. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ “竹内まりや” (bằng tiếng Japanese). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  23. ^ “Billboard Japan Hot 100 – Week of November 10, 2021”. Billboard Japan (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2022.
  24. ^ “PLASTIC LOVE” (bằng tiếng Nhật). Oricon. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Plastic_Love