Wiki - KEONHACAI COPA

Phạm Kim Ngọc

Phạm Kim Ngọc
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 9 năm 1969 – Tháng 8 năm 1973
Thông tin chung
Sinh(1928-03-17)17 tháng 3, 1928
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất14 tháng 12, 2019(2019-12-14) (91 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tôn giáoPhật giáo

Phạm Kim Ngọc[1][2] (ngày 17 tháng 3 năm 1928 — ngày 14 tháng 12 năm 2019) là nhà kinh tế học Việt Nam Cộng hòa từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa từ năm 1969 đến năm 1973. Ông là Tổng trưởng Kinh tế tại vị lâu nhất của đất nước.[3] Ông di cư sang Mỹ từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2019.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Kim Ngọc sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 3 năm 1928[3][4][5][6] (có thuyết nói là năm 1929[5]).

Ông được gia đình cho đi học trung học tại Hồng Kông, rồi về sau ông sang Anh du học vào năm 1949.[5][6] Năm 1952, ông thi đậu bằng Cử nhân Khoa học Kinh tế tại Đại học London (Đại học Southampton),[5][6] Từ năm 1952 đến năm 1955, ông theo học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Standard Chartered, ông hay tin miền Nam Việt Nam giành độc lập khỏi thực dân Pháp, đồng thời được biết rằng Giáo sư Vũ Quốc Thúc, tân Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, muốn thành lập một ngân hàng thương tín ở Sài Gòn.[6] Ông liền giã từ cuộc sống thoải mái tại Luân Đôn, và trở về Sài Gòn mà không thông báo cho bạn hữu.[6] Ông vừa về đến Sài Gòn liền xin yết kiến Giáo sư Vũ Quốc Thúc mà ông chưa hề quen biết. Giáo sư Thúc rất vui khi gặp ông và tuyển dụng ngay vì ông thông thạo Anh ngữ và hiểu biết nhiều về dịch vụ ngân hàng thương mại tân thời so với chế độ của Pháp trước đây.[6] Ông giữ chức Phó Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương tín từ năm 1955 đến năm 1967.[3][7]:35

Giữa năm 1966 (có thuyết nói là năm 1967[3]), ông vào làm trong Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Thứ trưởng trong sáu tháng.[5][7]:35 Năm 1967, ông bỏ Ngân hàng Việt Nam Thương tín để thành lập công ty đầu tư.[7]:35 Từ năm 1968 đến năm 1969, ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Sài Gòn.[3]

Năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Nguyễn Hữu Hanh làm Tổng trưởng Bộ Kinh tế, nhưng ông Hanh từ chối và vì muốn giữ chức vụ Chánh Đại diện Việt Nam Cộng hòa tại Quỹ Tiền tệ Quốc tếWashington, D.C, cho nên đề nghị Thủ tướng Khiêm chọn Phạm Kim Ngọc thay thế mình.[5] Trong suốt thời gian làm Tổng trưởng Kinh tế, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã yêu cầu ông thực hiện kế hoạch “khắc khổ” nhằm chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa từ tình trạng suy thoái phải phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ thành một nền kinh tế độc lập và tự chủ.[5] Cùng với Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Bích Huệ, ông đã soạn thảo hơn 200 loại thuế bao gồm mọi thứ, từ nhu yếu phẩm như đường, xăng và dầu diesel đến những thứ xa xỉ như rượu vang và rượu mạnh.[5] Tại một hội nghị chuyên đề năm 2016 về chế độ Việt Nam Cộng hòa tại Berkeley, California ông đành phải thừa nhận rằng kế hoạch “khắc khổ” của mình đã thất bại do thiếu tính thực tế.[5]

Tháng 8 năm 1973, ông được chuyển sang làm Tổng trưởng Bộ Kế hoạch.[3][6] Cùng năm, ông rời bỏ chính trường, [5] và đứng ra lập nên Ngân hàng Nông Doanh vào tháng 3 năm sau, hoạt động cho đến khi xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975.[7]:35

Lưu vong[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, ông di cư sang Mỹ và sống ẩn dật ở bang Virginia. Về sau, ông tham dự các cuộc hội thảo về chính sách kinh tế của mình dưới thời Việt Nam Cộng hòa.[8] Tháng 10 năm 2016, tại hội thảo về Việt Nam Cộng hòa tại Đại học California, Berkeley, ông đã giới thiệu nỗ lực của nhóm mình nhằm tránh thảm họa tài chính sau khi người Mỹ bắt đầu rút viện trợ vào năm 1969.[6][7]:7 Nội dung bài phát biểu này được đưa vào trong cuốn sách nhan đề Việt Nam Cộng hòa, 1955–1975: Quan điểm của người Việt về xây dựng đất nước (The Republic of Vietnam, 1955–1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building) xuất bản năm 2019.[6][7]

Ông qua đời ngày 14 tháng 12 năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, hưởng thọ 91 tuổi.[6][9]

Dầu hỏa[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ làm Tổng trưởng Bộ Kinh tế của Phạm Kim Ngọc là khởi động kế hoạch tìm kiếm dầu hỏaBiển Đông.[5]

Ngày 1 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Đạo luật Dầu hỏa VNCH số 011/70.[10] Ngày 7 tháng 1 năm 1971, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã ký Nghị định số 003-SL/KT thành lập Ủy ban Dầu hỏa, do Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc làm Chủ tịch Ủy ban.[10] Tháng 6 cùng năm, ông tuyên bố sẽ cấp phép tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa dưới hình thức đấu thầu.[10]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Kim Ngọc tin theo tín ngưỡng Phật giáo.[3] Theo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974, ông đã lập gia đình và có 4 người con với vợ.[3]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 莱尔德在西贡活动后回檀香山 [Laird quay trở lại Honolulu sau sự kiện ở Sài Gòn]. Tham khảo tiêu tức (bằng tiếng Trung). 13 tháng 1 năm 1971. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022. Sau đó, Laird sẽ tổ chức “bữa trưa làm việc” với Bộ trưởng Kinh tế Việt Nam Phạm Kim Ngọc và các chuyên gia kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ khác để thảo luận về số tiền cần thiết để hỗ trợ miền Nam Việt Nam trong và sau khi Mỹ rút quân.
  2. ^ 范金玉部長抵台北出席經合會議促進中越合 [Bộ trưởng Phạm Kim Ngọc đến Đài Bắc để tham dự Hội nghị Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhằm thúc đẩy hợp tác Trung-Việt]. Hoa kiều nhật báo (bằng tiếng Trung). Hoa kiều nhật báo hữu hạn công ty. 13 tháng 9 năm 1971. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i Vietnam Press (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Sài Gòn: Vietnam Press. tr. 560. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ 越南共和國總理 陳善謙閣下暨夫人 訪問中華民國日程 [Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Trần Thiện Khiêm và phu nhân viếng thăm Trung Hoa Dân Quốc theo lịch trình]. Quốc sử quán đương án sử liệu văn vật tra tuân hệ thống (bằng tiếng Trung). 1970. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g h i j k “Cựu Tổng Trưởng Kinh Tế VNCH Phạm Kim Ngọc qua đời”. Nguoi Viet News. 14 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f g h i j Nguyễn Đức Cường (21 tháng 12 năm 2019). “Tang lễ ông Phạm Kim Ngọc: Không buồn phiền, không hối tiếc”. VOA. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b c d e f Vu, Tuong; Fear, Sean (2019). The Republic of Vietnam, 1955–1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building (bằng tiếng Anh). Cornell University Press. ISBN 9781501745140.
  8. ^ “Phạm Kim Ngọc: 'Một con người và kinh tế gia can đảm'. BBC News Tiếng Việt. 26 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Người có công với ngành dầu mỏ thời VNCH Phạm Kim Ngọc qua đời”. BBC News Tiếng Việt. 20 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ a b c QUỐC VIỆT (27 tháng 4 năm 2018). “Mỏ dầu Bạch Hổ - chuyện giờ mới kể”. tuoitre.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ Tưởng Trung Chính, 蔣中正; Nghiêm Gia Cam, 嚴家淦; Ngụy Đạo Minh, 魏道明 (12 tháng 1 năm 1971). 總統令 [Sắc lệnh của Tổng thống]. Công báo Phủ Tổng thống (bằng tiếng Trung) (2235): 6. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Kim_Ng%E1%BB%8Dc