Wiki - KEONHACAI COPA

Phạm Hải Yến

Phạm Hải Yến
Phạm Hải Yến tại SEA Games 30 năm 2019
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Phạm Hải Yến
Nơi sinh Thường Tín, Hà Tây, Việt Nam
Chiều cao 1,62 m (5 ft 4 in)
Vị trí Tiền đạo
Thông tin đội
Đội hiện nay
Hà Nội
Số áo 12
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
k.2008–2013 Hà Nội
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2011–nay Hà Nội (63)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2009 U16 Việt Nam 5 (2)
2010–2012 U19 Việt Nam 7 (6)
2011– Việt Nam 77 (42)
Thành tích huy chương
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 4 tháng 10 năm 2019
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 10 tháng 7 năm 2023

Phạm Hải Yến (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Hà Nội Iđội tuyển nữ quốc gia Việt Nam. Cô đang là đội trưởng của câu lạc bộ Hà Nội I. Cô được xem như một trong những tiền đạo xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.

Cô sinh ra ở Hà Tây, một tỉnh cũ ở miền Bắc Việt Nam. Sau khi tỉnh này sáp nhập về Hà Nội, cô về tập luyện và trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của câu lạc bộ Hà Nội. Hải Yến đã 2 lần giành chức vô địch U19 quốc gia cùng với đội tuyển trẻ của Hà Nội. Sau đó, cô tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp cho Hà Nội. Tại đây, cô có 3 lần giành chức Vô địch quốc gia, 1 lần Á quân Cúp quốc gia. Ngoài ra, cô có 3 lần giành danh hiệu Vua phá lưới Giải vô địch quốc gia, 1 lần Vua phá lưới Cúp quốc gia. Với những thành tích thi đấu xuất sắc, cô được chọn làm đội trưởng của câu lạc bộ Hà Nội từ mùa giải 2019.

Trên đấu trường quốc tế, cô cùng với đội tuyển U16 Việt Nam giành vị trí thứ 3 tại Giải vô địch U16 Đông Nam Á 2009. Sau đó, cô được phát hiện và gọi lên Đội tuyển quốc gia Việt Nam dưới thời HLV Trần Vân Phát năm 2011. Tại Vòng loại Thế vận hội London 2012, cô đã có trận ra mắt đội tuyển quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi. Cô đã giành trọn bộ danh hiệu trong môn bóng đá nữ ở khu vực Đông Nam Á gồm: 1 chức Vô địch Đông Nam Á, 2 huy chương vàng SEA Games. Ngoài ra, cô còn được người hâm mộ nhớ tới với pha đánh đầu dũng mãnh vào lưới Thái Lan trong trận chung kết SEA Games 2019 đem về chiếc huy chương vàng SEA Games thứ 6 trong lịch sử cho đội tuyển nữ Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cô sinh ngày 9 tháng 11 năm 1994 tại làng Nghiêm Xá, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tâymiền Bắc Việt Nam. Làng Nghiêm Xá trước kia là một làng khoa bảng nổi danh của phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam khi có tới 7 vị hiền nhân thi đỗ Tiến sĩ Nho học thời phong kiến.[3] Làng Nghiêm Xá nay là một làng quê thuộc ngoại thành Hà Nội và cách trung tâm thủ đô khoảng 30 km về phía Nam.[4] Còn xã Nghiêm Xuyên là một xã chiêm trũng ở hạ lưu sông Nhuệ và là nơi giao nhau giữa 3 huyện Thường Tín, Thanh OaiPhú Xuyên. Hải Yến xuất thân từ một gia đình thuần nông gian khó, không có ai theo nghiệp quần đùi áo số. Trong gia đình, bố cô là ông Phạm Văn Mười và mẹ là bà Phạm Thị Phương, dưới Hải Yến còn có một em trai.[4][5]

Sự nghiệp câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sinh ra và lớn lên từ một địa phương khá mạnh với phong trào bóng đá nữ như Hà Tây nên Hải Yến cũng ít nhiều có niềm đam mê với trái bóng tròn. Cộng thêm với việc ở làng Nghiêm Xá cũng có một đội bóng đá nữ do thầy Dương Khắc Kiểm huấn luyện nên mỗi ngày Hải Yến đều có cơ hội ra sân chơi bóng với sự chỉ dạy của thầy Kiểm và các anh chị lớn hơn.[6] Sau đó, đến năm lớp 8 thì cô thiếu nữ ở sân bóng làng Nghiêm Xá đã được nhận vào đội trẻ của câu lạc bộ nữ Hà Tây.[5] Từ đó, cô về Hà Đông tập luyện và theo con đường bóng đá chuyên nghiệp. Lứa trẻ của Hà Tây năm đó còn có một tuyển thủ quốc gia khác là hậu vệ đa năng Hoàng Thị Loan đến từ huyện Thanh Oai.
  • Sau khi sáp nhập Hà Tây về Hà Nội, cô đã tập luyện cùng với lứa trẻ của Hà Nội và cô đã cùng U19 Hà Nội giành được 2 chức vô địch U19 quốc gia liên tiếp vào các năm 2012, 2013.[7] Tại giải vô địch U19 quốc gia 2013, Hải Yến đã lập lại được thành tích của Tuyết Dung năm 2011 đó là ngoài chiếc cúp vô địch cô còn dành cú đúp danh hiệu cá nhân là Cầu thủ xuất sắc nhấtVua phá lưới với 7 pha lập công.

Hà Nội[sửa | sửa mã nguồn]

2011–2014: Những chức vô địch đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ mùa giải 2011, cô được đôn lên đội 1 của Hà Nội Tràng An 1 (nay là Hà Nội) để tham dự Giải vô địch quốc gia 2011. Tiền đạo trẻ này được khoác áo số 19 trong đội hình của ông Giả Quảng Thác (假廣搨), cuối mùa cô đã có chức vô địch quốc gia ngay trong mùa bóng đầu tiên lên đội 1 dù bản thân chưa đóng góp được nhiều.
  • Mùa giải 2012, cô có bàn thắng đầu tiên tại giải vô địch quốc gia khi nó được ghi ở vòng 6 trong trận gặp đội bóng cùng thành phố Hà Nội II.[8] Đến vòng 10, cô có bàn thắng ấn định tỉ số 3–2 ở phút thứ 88 giúp Hà Nội I giành chiến thắng nghẹt thở trước chủ nhà Phong Phú Hà Nam trong trận đấu có tới 12 nghìn khán giả theo dõi trên khán đài, một điều rất hiếm thấy đối với giải vô địch quốc gia nữ. Hơn nữa, bàn thắng đó giúp Hà Nội I vượt qua chính Hà Nam vươn lên vị trí thứ 2 và kết thúc giải với vị trí Á quân.[9]
  • Mùa giải 2013, cô được mặc chiếc áo số 12, một số áo đã gắn liền với sự nghiệp của Hải Yến sau này. Ngay ở vòng 1 gặp Hà Nội II, Tiền đạo mang áo số 12 đã ghi bàn thắng đầu tiên cho Hà Nội I ở mùa giải mới giúp đội bóng này có trận ra quân thuận lợi.[10] Sau đó, cô tiếp tục đóng góp thêm 1 bàn thắng khi gặp Hà Nội II ở trận lượt về với bàn ấn định chiến thắng 2–0. Đến cuối mùa, cô có danh hiệu vô địch quốc gia thứ 2 và là lần thứ 9 cho Hà Nội I.
  • Mùa giải 2014 tiếp theo, Hải Yến đã thi đấu tiến bộ hơn khi đóng góp 4 bàn thắng trong cả mùa giải (chỉ kém Vua phá lưới Nguyễn Thị Muôn 2 bàn) và góp công không nhỏ cho chức vô địch quốc gia lần thứ 10 của Hà Nội I. Tiền đạo 20 tuổi lúc này được coi như người kế thừa xứng đáng cho những cây săn bàn đẳng cấp của Hà Nội I như Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn Thị Hòa,...

2015–2016: Vua phá lưới và liên tiếp về nhì[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sang mùa giải 2015, Hải Yến đã chứng tỏ sự tiến bộ rõ rệt. Cô đã giành giải Vua phá lưới của giải với 10 pha lập công.[11] Tuy nhiên, Hà Nội I lại để mất chức vô địch vào tay của TP HCM khi kém đối thủ đến từ thành phố mang tên Bác đúng 1 điểm sau một cuộc đua vô địch gay cấn đến những phút giây cuối cùng. Trong đó, phải kể đến trận hòa 2–2 đầy kịch tính giữa 2 đội ở vòng đấu cuối cùng khi Hà Nội I đã dẫn trước từ hiệp 1 đến lúc trận đấu còn khoảng 15 phút thì TP HCM bất ngờ ghi 2 bàn thắng liên tiếp trong 6 phút để đảo ngược tình thế. Sau đó, Nguyễn Thị Xuyến tiếp tục đẩy kịch tính lên cao khi gỡ hòa 2–2 cho Hà Nội I ở phút 90+1. Bàn thắng đó khiến 3 phút bù giờ còn lại của trận đấu căng như dây đàn do các học trò của ông Nguyễn Duy Hùng muốn vùng lên tìm bàn thắng quyết định.[12][13] Với màn trình diễn đầy tiến bộ trong năm 2015, tại giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam 2015 cô có lần đầu tiên lọt vào danh sách sơ bộ 10 cầu thủ nữ và danh sách rút gọn 3 cầu thủ trẻ nữ xuất sắc nhất theo công bố của báo Sài Gòn giải phóng.[14][15]
  • Mùa giải 2016, Hải Yến vẫn thi đấu ổn định và giúp Hà Nội I dẫn đầu bảng xếp hạng với chuỗi 14 trận bất bại sau 2 lượt trận. Nếu như căn cứ theo điều lệ thi đấu của những mùa giải trước thì nghiễm nhiên Hà Nội I đã có chức vô địch thứ 11. Nhưng từ mùa giải này, Ban Tổ chức lần đầu tiên đề ra Vòng đấu loại trực tiếp giữa 4 đội đầu bảng để chọn ra nhà vô địch, điều này làm kết quả cuối mùa của giải VĐQG trở nên rất khó lường.[16] Hà Nội I bước vào trận bán kết gặp đội bóng đất mỏ Than khoáng sản Việt Nam, Hải Yến đã thể hiện một phong độ chói sáng bằng việc ghi một cú đúp ngay trong 11 phút đầu trận giúp Hà Nội I giành vé vào trận chung kết một cách nhẹ nhàng.[17] Đến trận chung kết gặp đối thủ nhiều duyên nợ TP HCM I thì Hà Nội I đã phải nếm mùi thất bại duy nhất của mùa giải với 2 bàn thua ngay trong hiệp 1.[note 1] Thất bại này khiến đại diện thủ đô một lần nữa lại ôm hận trước đội bóng của HLV Kim Chi và đội trưởng Kiều Trinh.[18]

2017–2018: Thủ lĩnh hàng công[sửa | sửa mã nguồn]

  • Mùa giải 2017, Hải Yến vẫn là một trụ cột trên hàng công của Hà Nội I khi cô vẫn nổ súng đều đặn với 6 bàn giai đoạn vòng loại và giúp Hà Nội I tiến vào vòng bán kết với vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng. Trong trận bán kết gặp đội bóng láng giềng Hà Nam, Hải Yến tiếp tục nổ súng gỡ hòa cho Hà Nội I sau khi bị Thanh Hương của đội chủ nhà ghi bàn dẫn trước, sau đó thế trận diễn ra giằng co và Hà Nội I đã thất bại 2–4 trên loạt sút luân lưu đầy may rủi.[19]
  • Mùa giải 2018, Hải Yến là thủ lĩnh thực sự của hàng công đội bóng khi cô nổ súng 3 trận liên tiếp đầu mùa giải đem về 3 chiến thắng cho Hà Nội.[note 2] Trong đó có 2 đối thủ rất mạnh là Hà Nam và TP HCM I. Sau một trận tịt ngòi trước Than khoáng sản, cô đã trở lại mạnh mẽ với cú hat-trick trong trận gặp TNG Thái Nguyên, sau đó là 5 bàn vào lưới đội bóng Tây Bắc Sơn La. Phong độ chói sáng của Tiền đạo khoác áo số 12 giúp Hà Nội liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng và là nhà vô địch cả hai lượt đi và về của mùa giải 2018. Đến trận bán kết, mặc dù được đánh giá cao hơn đối thủ nhưng kịch bản của mùa giải trước đã lặp lại với đội bóng của HLV Hidezaku Yagi khi họ tiếp tục thất bại trước đội bóng hàng xóm Hà Nam trên loạt đá luân lưu sau một trận hòa tẻ nhạt 0–0.[20] Kết thúc giải, cô giành danh hiệu Vua phá lưới với 14 bàn thắng ghi được trong 12 trận.[21]

2019: Thủ quân đội bóng và tiếp tục về nhì[sửa | sửa mã nguồn]

  • Do tuyển thủ Nguyễn Thị Muôn đã giải nghệ khi kết thúc mùa giải 2018, nên Tiền đạo số 12 được lựa chọn làm đội trưởng của Hà Nội. Với chiếc băng đội trưởng đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam trên tay áo, cô là đầu tàu dẫn dắt các đồng đội tiến vào trận chung kết Cúp quốc gia 2019 bằng việc ghi tới 6 bàn chỉ sau 2 trận. Nhưng cơn khát danh hiệu cấp câu lạc bộ của cô vẫn chưa chấm dứt khi Hà Nội tiếp tục thất bại 0–1 trước đội bóng của Tuyết DungHà Nam để trở thành Á quân của Cúp quốc gia mùa đầu tiên.[22]
  • Tại giải vô địch quốc gia diễn ra sau đó, tuy mỗi cầu thủ chỉ có thể chơi tối đa 12 trận nhưng đội trưởng của Hà Nội đã ghi tới 17 bàn thắng. Đây là một kỷ lục ghi bàn trong 21 năm lịch sử của giải VĐQG khi cô đã phá vỡ kỷ lục 15 bàn ở mùa 2016 của Huỳnh Như. Nhưng điều quan trọng là chức vô địch vẫn không thuộc về Hà Nội khi nhìn sang bảng xếp hạng thì Hà Nội vẫn chỉ cán đích thứ nhì với 2 điểm kém hơn đội bóng của Huỳnh Như là TP HCM I.[23] Do năm nay Ban Tổ chức đã bỏ vòng đấu loại trực tiếp ở Giải vô địch quốc gia vì đã có Cúp quốc gia riêng biệt nên Hà Nội không còn cơ hội sửa sai và ngậm ngùi nhìn đại diện phía Nam lên ngôi lần thứ 4 trong 5 năm gần nhất.[24]
  • Tổng kết mùa giải bóng đá nữ Việt Nam năm 2019, Chân sút họ Phạm đã ghi tới 23 bàn và giành danh hiệu Vua phá lưới ở cả hai giải đấu trong nước nhưng vẫn chưa thể giúp bóng đá thủ đô giải cơn khát danh hiệu sau 5 mùa giải trắng tay.
  • Hiện nay, cô thuộc biên chế của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội.[25] Đây là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội được thành lập năm 2009.[26]

Sự nghiệp quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyển trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

U16 Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

U19 Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 2010, cô được HLV Vũ Bá Đông gọi vào đội U19 Việt Nam tham dự Vòng loại thứ 2 Giải vô địch U19 châu Á 2011. Ở ngay trận đầu ra quân, sau khi vào sân ở đầu hiệp 2 cô đã lập một cú đúp mở hàng cho chiến thắng 3–0 đầy bất ngờ của U19 Việt Nam trước đối thủ được đánh giá cao là U19 Uzbekistan, đội bóng vừa vùi dập U19 Iran 5–1 ở trận đấu trước đó.[30][31] Ở 3 trận đấu sau, cô đều được vào sân từ băng ghế dự bị nhưng không có nhiều thời gian để tiếp tục tỏa sáng. Đến vòng chung kết diễn ra vào cuối năm 2011 ở thành phố Hồ Chí Minh, cô đã không thể tham dự vì bận tập trung cho Giải vô địch Đông Nam Á 2011 cùng đội tuyển quốc gia.[32]
  • Cuối năm 2012, cô được HLV Nguyễn Duy Hùng gọi trở lại đội U19 Việt Nam tham dự Vòng loại thứ 2 Giải vô địch U19 châu Á 2013. Ở vòng loại lần này cô không còn đóng vai kép phụ nữ mà đã là trụ cột của tuyển U19 Việt Nam. Hải Yến được ra sân đá chính cả ba trận và đã ghi 4 bàn, trong đó có một hat-trick trong trận gặp U19 Ấn Độ. Tuy nhiên, các cô gái trẻ của Việt Nam đã không vượt qua vòng loại do thất bại đen đủi 1–2 trước U19 Myanmar ngay trận đầu ra quân, trận đấu mà U19 Việt Nam chỉ ghi được 1 bàn thắng nhờ công của hậu vệ Mỹ Anh còn hàng công thì tỏ ra vô duyên đến một cách lạ kỳ.[33][34]

Tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại Olympic 2012[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuối tháng 4 năm 2011, Hải Yến có lần đầu tiên được triệu tập vào đội tuyển quốc gia khi được HLV Trần Vân Phát (陳雲發) điền tên trong danh sách sơ bộ 23 cầu thủ tham dự Vòng loại thứ 2 của Thế vận hội London 2012.[35][36] Đến cuối tháng 5, cô tiếp tục nằm trong danh sách rút gọn 20 tuyển thủ lên đường sang Amman, Jordan thi đấu.[37]
  • Trận đấu đầu tiên, Việt Nam được xử thắng Iran 3–0 vì một quy định liên quan đến hijab của đạo Hồi.[38][39][40] Hai ngày sau (7/6), trong trận đấu với chủ nhà Jordan, cô được khoác áo số 8 và tung vào sân thay cho Nguyễn Thị Muôn ở phút 83.[41][42] Đó là lần đầu tiên ra sân của Hải Yến trong màu áo đội tuyển Việt Nam, khi đó Hải Yến mới chưa đầy 17 tuổi (16 tuổi 6 tháng 29 ngày). Sau đó, cô có thêm một lần được vào sân từ băng ghế dự bị trong trận hòa Thái Lan 3–3.[43] Trận hòa đó khiến Việt Nam không thể giành tấm vé duy nhất đến Vòng loại thứ 3 của Thế vận hội.[44]

AFF Cup 2011[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau khi giành ngôi Á quân U19 quốc gia 2011, cô tiếp tục được HLV Trần Vân Phát gọi tham dự Giải vô địch Đông Nam Á 2011 (AFF Cup 2011) cùng đội tuyển Việt Nam.[45] Ở giải này, cô tiếp tục được mang áo số 8 như đợt tập trung lần trước.
  • Trong trận đấu thứ 3 ở vòng bảng, cô được vào sân thay cho Nguyễn Thị Muôn trong trận gặp Indonesia và đã tỏa sáng với một cú hat-trick vào lưới đội bóng xứ Vạn đảo.[46] Kết thúc giải, tiền đạo trẻ của Hà Nội Tràng An 1 giành được một chiếc huy chương đồng trong lần đầu tham dự một giải đấu quốc tế cùng đội tuyển Việt Nam.
  • Giải đấu này cũng là lần lên tuyển cuối cùng của Hải Yến dưới thời ông Trần Vân Phát.

Asiad 17[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ba năm sau, ông Trần Vân Phát mãn nhiệm sau khi không giành được vé đến World Cup 2015. Vào tháng 8 năm 2014, Hải Yến được HLV Mai Đức Chung gọi trở lại tập trung đội tuyển quốc gia chuẩn bị tham dự Asiad 17.[47] Đến đầu tháng 9, cô là thành viên trẻ nhất trong số 18 tuyển thủ được thầy Chung chọn để lên đường đi Incheon, Hàn Quốc. Thời điểm đó, cô chưa đầy 20 tuổi.[48] Trong trận đấu thứ 2 ở vòng bảng gặp Hồng Kông, cô được tung vào sân thay cho Nguyễn Thị Muôn ở phút 77 và chỉ sau 3 phút sau cô đã tự điền tên mình lên bảng tỉ số từ một pha dứt điểm chéo góc bằng chân trái, ấn định chiến thắng 5–0 cho đội tuyển Việt Nam.[49] Đây cũng là bàn thắng đầu tiên của Hải Yến cho Những cô gái vàng ở một sân chơi châu lục.
  • Ở vòng tứ kết, Việt Nam đã lội ngược dòng đánh bại Thái Lan 2–1 trong trận tứ kết để lần đầu tiên lọt vào vòng bán kết của môn bóng đá nữ ở Á vận hội.[50] Một thành tích mà chưa có đại diện Đông Nam Á nào làm được.

Vòng loại Olympic 2016[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau khi không được triệu tập tham dự AFF Cup 2015 thì đến cuối tháng 7 năm 2015, Hải Yến là 1 trong 4 tiền đạo được HLV Norimatsu Takashi điền tên vào danh sách sơ bộ để tham dự Vòng loại thứ 2 của Thế vận hội Rio 2016.[51] Nhưng sau đó trước ngày lên đường sang Mandalay, Myanmar thì Hải Yến là tiền đạo duy nhất được ông thầy người Nhật loại ở nhà cho dù cô đang là Vua phá lưới Giải vô địch quốc gia 2015 trong màu áo Hà Nội I.[52] Ba cái tên được ông Takashi tin tưởng là Minh Nguyệt, Huỳnh Như cùng với tiền đạo trẻ Hồng Cúc của Hà Nam.
  • Sau một năm bị bỏ rơi trên tuyển, Hải Yến đã được gọi tham dự Vòng loại thứ 3 Thế vận hội Rio 2016 ngay sau khi HLV Mai Đức Chung trở lại nắm quyền.[53] Tuy nhiên, việc phải đối đầu với 5 đối thủ mạnh nhất châu lục nên đội tuyển Việt Nam đã phải nhận 5 trận thua liên tiếp tại Osaka, hàng công thì chỉ ghi được một bàn trên chấm phạt đền. Riêng cá nhân Hải Yến thì cũng chỉ được thi đấu duy nhất một hiệp đầu trong trận thua Australia và cũng không thể hiện được gì đáng kể.[54] Qua đó, tạm gác lại giấc mơ tham dự môn bóng đá tại Thế vận hội thêm 4 năm.

AFF Cup 2016[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau đó, Hải Yến tiếp tục được tham dự AFF Cup 2016. Cô có bàn thắng đầu tiên tại giải năm đó khi ghi bàn vào lưới Singapore ở vòng bảng.[55][note 3] Còn tuyển Việt Nam thì thẳng tiến một mạch đến trận chung kết gặp Thái Lan, đối thủ mà họ đã đánh bại với tỉ số 2–0 ở vòng bảng trước đó.[56] Nhưng điều tương tự đã không lặp lại, mặc dù Hải Yến và các đồng đội vẫn là những người chủ động cầm bóng, dồn ép đối thủ và có nhiều cơ hội hơn nhưng lại chỉ có được kết quả hòa 1–1 sau 120 phút.[57] Sau đó, Việt Nam đã thất bại 5–6 trên loạt sút luân lưu khi thần may mắn tiếp tục không đứng về phía họ. Đỉnh điểm của nó là pha bẻ còi của nữ trọng tài Thein Thein Aye người Myanmar ở lượt sút thứ sáu của Nguyễn Thị Liễu khiến Việt Nam mất chức vô địch.[58][59][60][note 4]
  • Ngay sau AFF Cup 2016, tiền đạo đội trưởng Minh Nguyệt chính thức chia tay đội tuyển quốc gia nên Huỳnh Như và Hải Yến là 2 nhân tố chủ chốt của hàng công tuyển Việt Nam từ đó.[61]

SEA Games 2017[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháng 8 năm 2017, cô có lần đầu tiên tham dự SEA Games khi SEA Games 29 diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia. Trận gặp Myanmar, cô ghi bàn mở tỉ số ở phút thứ 18 sau đường chuyền thuận lợi của Tuyết Dung.[62][note 5] Sau đó, cô đóng góp 1 bàn thắng quan trọng trong trận cầu đinh với Thái Lan, đó là một pha đá bồi sau cú dứt điểm của Huỳnh Như, giúp Việt Nam sớm dẫn trước đối thủ kỵ dơ và có được trận hòa 1–1 sau đó.[63][64] Tuy chỉ có được 1 điểm trong trận đấu này nhưng vẫn giúp Việt Nam nắm giữ lợi thế trước người Thái khi đối thủ ở trận sau của Việt Nam chỉ là Malaysia, đội bóng yếu nhất giải. Và quả thực, đội tuyển Việt Nam đã giành huy chương vàng với chiến thắng cách biệt 6–0 sau đó.[65][66]

Asian Cup 2018[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đầu năm 2017, tại bảng D vòng loại Asian Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã thắng giòn giã cả bốn trận và giành vé đến vòng chung kết ở Jordan một cách thuyết phục. Riêng Chân sút quê Thường Tín đóng góp 4 bàn thắng với 2 cú đúp trước các đội bóng Tây ÁSyriaIran.[67][68] Trong trận đấu cuối cùng với Myanmar (11/4), cô gặp một chấn thương do bị lật cổ chân nhưng đã kịp bình phục trước ngày khai mạc Giải vô địch quốc gia 2017 vào tháng 5 sau đó.[69]
  • Năm 2018, Hải Yến cùng đội tuyển Việt Nam tham dự Asian Cup 2018Amman, Jordan. Tuy nhiên, với việc lá thăm may rủi đã đưa Những cô gái vàng vào bảng đấu cực khó gồm Úc, Nhật BảnHàn Quốc nên Việt Nam đã phải chịu 3 trận thua đậm, không ghi được bàn thắng nào và khép lại giấc mơ đến Pháp dự World Cup 2019.[70]

AFF Cup 2018[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau khi kết thúc lượt đi Giải vô địch quốc gia 2018, Hải Yến cùng các đồng đội tập trung trở lại để tham dự AFF Cup 2018 diễn ra ở Palembang, Indonesia. Cô ghi được một bàn ngay trong trận đầu ra quân trước chủ nhà Indonesia.[71] Ở 2 trận đấu sau đó gặp SingaporePhilippines cô đều vào sân từ băng ghế dự bị và không ghi được bàn thắng. Phải đến trận gặp đối thủ khó chịu nhất bảng là Myanmar, Hải Yến mới được ra sân từ đầu và cô đã lập một cú đúp rất quan trọng giúp Việt Nam có được chiến thắng sít sao 4–3 để giành ngôi nhất bảng B.[72]
  • Đến vòng bán kết, cô tịt ngòi trong trận thua 2–4 trước U20 Australia ở bán kết.[73] Ở màn tái đấu với Myanmar trong trận tranh huy chương đồng, cô đã ghi bàn ấn định chiến thắng 3–0 cho đội tuyển Việt Nam.[74]

Asiad 18[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sau AFF Cup 2018, Chân sút họ Phạm tiếp tục tham dự một giải đấu quốc tế khác vẫn được tổ chức ở thành phố Palembang là môn bóng đá nữ tại Asiad 18.[75] Trận đầu tiên gặp Thái Lan, cô được vào sân từ phút 68 và không để lại nhiều dấu ấn.[2] Hai ngày sau (21/8), cô được đá chính và đủ 90 phút trong trận gặp Nhật Bản nhưng vẫn không thể nổ súng trước một đối thủ quá mạnh.[76] Đến trận tứ kết gặp Đài Loan diễn ra diễn ra vào ngày 24/8, Hải Yến được vào sân thay Huỳnh Như ở phút thứ 90 để thi đấu trong khoảng 30 phút hiệp phụ nhưng cô vẫn không thể tạo ra được sự khác biệt. Sau đó, hành trình của cô cùng đồng đội được chấm dứt trên loạt đá luân lưu khi để thua 3–4.[77]

AFF Cup 2019[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thi đấu với một phong độ ổn định khi ghi được 7 bàn thắng trong 6 trận ở lượt đi Giải vô địch quốc gia 2019 nên cô tiếp tục được thầy Chung gọi lên đội tuyển quốc gia để tham dự Giải vô địch Đông Nam Á 2019 diễn ra ở Chonburi, Thái Lan.[25][78] Trong trận mở màn gặp Campuchia, cô đã lập một cú hat-trick vào lưới đội bóng láng giềng.[79] Hai ngày sau (18/8), cô tiếp tục đóng góp 1 bàn trước đối thủ Indonesia khi nâng tỉ số lên 4–0 ở phút thứ 22.[80]
  • Đến trận thứ 3 gặp Myanmar, trận đấu có ý nghĩa tranh ngôi nhất bảng, cô có pha bóng một mình đột phá bên cánh trái trước khi tung cú sút chéo góc hiểm hóc, đánh bại thủ môn đội bạn và phá vỡ thế cân bằng ở phút thứ 13. Sang hiệp 2, cô khép lại ngày thi đấu chói sáng của mình khi thêm một lần nổ súng ở phút thứ 60 sau pha kiến tạo của lão tướng Nguyễn Thị Xuyến.[81] Sau đó, cô tịt ngòi trong 2 trận bán kết và chung kết. Tuy nhiên, nhờ 3 pha lập công của Huỳnh Như và Tuyết Dung nên Những cô gái vàng đã vượt qua cả Philippines lẫn chủ nhà Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á lần thứ 3 trong lịch sử với thành tích toàn thắng cả năm trận.[82]

SEA Games 2019[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cuối năm 2019, cô nằm trong danh sách 20 tuyển thủ của Những cô gái vàng tham dự SEA Games 30 diễn ra trên đất Philippines.[83][84][85] Ở kỳ đại hội lần này, cô được ra sân đá chính liên tiếp trong 3 trận đấu đầu tiên nhưng đều không thể ghi bàn. Sau chuỗi trận đấu không thành công, đến trận chung kết sau đó Vua phá lưới Giải VĐQG 2019 đã phải nhường suất đá chính cho chân sút trẻ của Than khoáng sảnNguyễn Thị Vạn. Tuy nhiên, cô đã biết cách chứng tỏ giá trị của mình để lấy lại niềm tin nơi thầy Chung. Sau khi được tung vào sân thay cho Nguyễn Thị Vạn ra nghỉ ở phút thứ 63, hai đội tiếp tục thi đấu giằng co hết 90 phút và phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ. Khi hiệp phụ thứ nhất mới diễn ra được 2 phút, Việt Nam được hưởng một quả phạt trực tiếp ở gần chấm đá phạt góc bên cánh trái do tiền vệ Tuyết Dung thực hiện. Sau khi bóng chạm đầu của một cầu thủ Thái Lan và bay ngang qua khung thành thì Hải Yến đã đoán đúng điểm rơi để băng vào thực hiện cú đánh đầu nối chính xác, đem về bàn thắng quý hơn vàng cho đội tuyển nữ Việt Nam. Suốt gần 30 phút còn lại sau đó Thái Lan tuy đã dồn lên uy hiếp khung thành của thủ môn Kim Thanh nhưng các học trò của ông Mai Đức Chung đã bảo toàn chiến thắng tối thiểu 1–0.[86] Pha đánh đầu dũng mãnh này là một trong những bàn thắng để đời của Hải Yến khi nó đem về chiếc huy chương vàng SEA Games thứ 2 liên tiếp và cũng là chiếc huy chương vàng thứ 6 trong lịch sử bóng đá nữ Việt Nam.

Vòng loại Olympic 2020[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đầu năm 2019, Hải Yến đã bỏ lỡ Vòng loại thứ 2 của Thế vận hội Tokyo 2020Tashkent, Uzbekistan.[87][88]
  • Ngày 23 tháng 12 năm 2019, Hải Yến lọt vào danh sách sơ bộ 25 cầu thủ của HLV Mai Đức Chung công bố để chuẩn bị cho tham dự Vòng loại thứ 3 của Thế vận hội Tokyo 2020.[89][90] Ở vòng loại lần này, cơ hội của Hải Yến cùng đồng đội là cao hơn khá nhiều so với vòng loại năm 2016 vì một đội bóng mạnh là Triều Tiên đã bất ngờ tuyên bố rút lui sau khi bốc thăm còn Đương kim vô địch châu Á Nhật Bản đã có vé tham dự với tư cách là chủ nhà.[91]

Vòng loại AFC Asian Cup 2022

  • Hải Yến đã có 1 trận đấu toàn thắng trước đội tuyển Maldives cô đã ghi 6 bàn, vượt qua các cầu thủ nữ trên thế giới ghi bàn ở 1 trận đấu cho đội tuyển quốc gia.

Phong cách thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Sở hữu lối đá thông minh giống đàn chị Ngọc Châm, Hải Yến thường chơi không tốn sức nhưng hiệu quả. Đặc biệt là khả năng di chuyển, kỹ năng đi bóng, khả năng dứt điểm, chọn vị trí và chớp thời cơ ghi bàn. Ngoài ra, cô cũng có thể chơi tốt trong vai trò tiền vệ tổ chức.[92] Tuy nhiên, tiền đạo quê Thường Tín có một số điểm yếu như thể hình không lý tưởng dẫn đến thiếu sức mạnh trong các pha tranh chấp tay đôi.[69]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 4 tháng 10 năm 2019

Thống kê câu lạc bộ
Câu lạc bộMùa giảiGiải vô địch
Cúp quốc giaTổng cộng
Giải đấuSố trậnSố bànSố trậnSố bànSố trậnSố bàn
Hà Nội2011VĐQG00
2012VĐQG22
2013VĐQG22
2014VĐQG44
2015VĐQG1010
2016VĐQG167167
2017VĐQG147147
2018VĐQG13141314
2019VĐQG1217361523
Tổng cộng sự nghiệp633669

Thi đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến hết ngày 10 tháng 7 năm 2023.

Số lần ra sân và ghi bàn cho đội tuyển quốc gia theo năm
Đội tuyểnNămTrậnBàn
Việt Nam201133
201200
201300
201421
201510
201671
201786
2018134
2019118
202040
202128
2022186
202385
Tổng7742

Bàn thắng quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Ký hiệu
PenaltyCho biết bàn thắng được thực hiện từ một quả đá phạt đền

Tỉ số của tuyển Việt Nam được ghi trước, bàn thắng của Hải Yến được in đậm.

STTNgàyĐịa điểmTrậnĐối thủTỉ sốKết quảGiải đấu
1.20 tháng 10 năm 2011Sân vận động Chao Anouvong, Viêng Chăn, Lào3 Indonesia14–0Giải vô địch Đông Nam Á 2011
2.
3.
4.23 tháng 9 năm 2014Sân bóng bầu dục Asiad Namdong, Incheon, Hàn Quốc4 Hồng Kông5–05–0Đại hội Thể thao châu Á 2014
5.26 tháng 7 năm 2016Sân vận động Mandalarthiri, Mandalay, Myanmar6 Singapore13–014–0Giải vô địch Đông Nam Á 2016
6.5 tháng 4 năm 2017Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam (VYF), Hà Nội, Việt Nam10 Syria2–011–0Vòng loại Giải vô địch châu Á 2018
7.6–0
8.9 tháng 4 năm 2017Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ Việt Nam (VYF), Hà Nội, Việt Nam12 Iran2–16–1Vòng loại Giải vô địch châu Á 2018
9.5–1
10.20 tháng 8 năm 2017Sân vận động Đại học Mã Lai, Kuala Lumpur, Malaysia15 Myanmar1–03–1Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017
11.22 tháng 8 năm 2017Sân vận động Đại học Công nghệ MARA, Shah Alam, Malaysia16 Thái Lan1–01–1Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2017
12.3 tháng 7 năm 2018Sân vận động Gelora Sriwijaya, Palembang, Indonesia19 Indonesia3–06–0Giải vô địch Đông Nam Á 2018
13.9 tháng 7 năm 2018Sân vận động Gelora Sriwijaya, Palembang, Indonesia24 Myanmar1–04–3Giải vô địch Đông Nam Á 2018
14.2–0
15.13 tháng 7 năm 2018Sân vận động Gelora Sriwijaya, Palembang, Indonesia26 Myanmar3–03–0Giải vô địch Đông Nam Á 2018
16.16 tháng 8 năm 2019Sân vận động Học viện Giáo dục thể chất Cơ sở Chonburi, Chonburi, Thái Lan30 Campuchia4–010–0Giải vô địch Đông Nam Á 2019
17.5–0
18.10–0
19.18 tháng 8 năm 2019Sân vận động Học viện Giáo dục thể chất Cơ sở Chonburi, Chonburi, Thái Lan31 Indonesia3–07–0Giải vô địch Đông Nam Á 2019
20.20 tháng 8 năm 2019Sân vận động Học viện Giáo dục thể chất Cơ sở Chonburi, Chonburi, Thái Lan32 Myanmar1–04–0Giải vô địch Đông Nam Á 2019
21.3–0
22.8 tháng 12 năm 2019Sân vận động tưởng niệm Rizal, Manila, Philippines38 Thái Lan1–01–0Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019
23.23 tháng 9 năm 2021Sân vận động Pamir, Dushanbe, Tajikistan43 Maldives7–016–0Vòng loại cúp bóng đá nữ châu Á 2022
24.9–0
25.12–0
26.13–0
27.14–0
28.16–0
29.29 tháng 9 năm 2021Sân vận động Pamir, Dushanbe, Tajikistan44 Tajikistan1–07–0Vòng loại cúp bóng đấ nữ châu Á 2022
30.5–0
31.14 tháng 5 năm 2022Sân vận động Cẩm Phả, Quảng Ninh, Việt Nam52 Campuchia2–0double-dagger7–0Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
32.7 tháng 7 năm 2022Sân vận động bóng đá Biñan, Biñan, Philippnes55 Campuchia2–0double-dagger3–0Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2022

Đời sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngoài đời, Hải Yến luôn để một mái tóc ngắn và ăn mặc theo phong cách tomboy.
  • Sau trận chung kết SEA Games 30, cầu thủ gốc Hà Tây đã để lại một hình ảnh rất xúc động với người hâm mộ: Trong lúc trả lời phỏng vấn, khi các đồng đội ai nấy đều tươi vui rạng rỡ với chiếc huy chương vàng còn cô thì nghẹn ngào nước mắt nói muốn dành tặng chiến thắng cho bà ngoại vì trong thời gian cô tập trung cùng đội tuyển tham dự SEA Games thì bà ngoại đã mất mà cô không thể về thăm bà lần cuối.[93][94]
  • Ngoài ra, cô đã tốt nghiệp bằng giỏi khoa Huấn luyện viên Bóng đá tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.[95]

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Hà Nội

Thi đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

U16 Việt Nam

Việt Nam

Cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ mùa giải vô địch quốc gia 2016, thành phố Hồ Chí Minh có thêm một đại diện tham dự Giải VĐQG nên đội bóng TP HCM các mùa trước được gọi là TP HCM để phân biệt.
  2. ^ Từ mùa giải vô địch quốc gia 2018, đội bóng Hà Nội II không tham dự giải vô địch quốc gia nữa nên Hà Nội I trước đây được gọi là Hà Nội.
  3. ^ Trận đấu duy nhất cô không ra sân là trận gặp Philippines ở vòng bảng.
  4. ^ Sau khi 2 đội hòa nhau 3–3 ở 5 quả đá đầu tiên và tiếp tục bước vào loạt sút thứ 6. Trong khi cầu thủ của Thái Lan đã sút trước và không thành công, Nguyễn Thị Liễu là người đá sau, cú sút của cô bị thủ môn của Thái Lan cản phá nhưng nó đã lăn về phía bên kia cầu môn và từ từ lăn qua vạch vôi trước khi bị thủ môn của Thái Lan sút ra. Ban đầu trọng tài chính đã công nhận bàn thắng làm toàn đội Việt Nam đã chạy ùa ra sân ăn mừng vô địch, nhưng một lát sau bà đã bẻ còi không công nhận nó và tỉ số vẫn được giữ nguyên 3–3. Sau đó, Việt Nam đã thua ở loạt sút thứ 9.
  5. ^ Tuy Ban Tổ chức tính bàn thắng này cho tiền vệ Nguyễn Thị Liễu, số 8 của đội tuyển Việt Nam. Nhưng AFC vẫn tính bàn thắng cho Hải Yến.
  6. ^ Căn cứ theo Quyết định số 2235/QĐ-CTN ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký. Đây là phần thưởng cho thành tích tại SEA Games 30 của Hải Yến.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh sách đội tuyển nữ Quốc gia tập trung đợt 3/2015 chuẩn bị tham dự VL Olympic nữ 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 27 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ a b “Bóng đá nữ – Asiad 2018, thắng kịch tính Thái Lan 3-2, Việt Nam giành vé vào Tứ kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 20 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |5= (trợ giúp)
  3. ^ Vũ Duy (ngày 22 tháng 5 năm 2018). “Truyền thống hiếu học ở làng khoa bảng Nghiêm Xá”. qdnd.vn. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ a b Trung Hiếu; Tiến Tuấn (ngày 9 tháng 12 năm 2019). “Về thăm nhà nữ cầu thủ ghi bàn giúp Việt Nam giành HCV SEA Games: Từng có ý định từ bỏ bóng đá, khiến bố mẹ lo sốt vó vì thi đấu quá quả cảm”. ttvn.vn. Báo điện tử Tri thức trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ a b Hồng Nhung (ngày 12 tháng 12 năm 2019). “Phạm Hải Yến: Từ cô bé chào đời 2,8kg đến người hùng bóng đá nữ tại SEA Games 30”. mst.khampha.vn. Tạp chí Khám phá điện tử, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ Phạm Hải Yến - Từ cô gái sân làng đến nhà vô địch SEA Games 30 trên YouTube
  7. ^ “Hà Nội bảo vệ thành công ngôi vô địch giải bóng đá nữ lứa tuổi 19 Quốc gia 2014”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 14 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “Lượt về giải BĐ nữ VĐQG – Thái Sơn Bắc 2012 (13/5), Hà Nội I đại thắng”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ “Kết thúc giải BĐ nữ VĐQG – Thái Sơn Bắc 2012, Hà Nội I giành ngôi Á quân”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  10. ^ “Lượt đi giải BĐ nữ VĐQG – Thái Sơn Bắc 2013 (9/3): Hà Nội I thắng đậm trận ra quân”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 9 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  11. ^ “Chùm ảnh lễ bế mạc giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia – Cúp Thái Sơn Bắc 2015”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  12. ^ “Tp Hồ Chí Minh chính thức lên ngôi vô địch giải bóng đá nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2015”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  13. ^ “Giải VĐQG nữ - Cúp Thái Sơn Bắc 2015: Nữ TP.HCM lên ngôi vô địch”. hff.vn. Liên đoàn Bóng đá thành phố Hồ Chí Minh. ngày 27 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  14. ^ “Công bố danh sách đề cử các hạng mục Quả bóng vàng Việt Nam năm 2015”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 23 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  15. ^ “Công bố danh sách rút gọn ứng cử viên Quả bóng vàng Việt Nam 2015”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  16. ^ “Công bố nhà tài trợ & bốc thăm xếp lịch thi đấu giải BĐ nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 28 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  17. ^ “Bán kết giải BĐ nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2016: Hà Nội I gặp TP HCM I ở trận chung kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 15 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  18. ^ “TP Hồ Chí Minh I bảo vệ thành công ngôi vô địch giải bóng đá nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 17 tháng 9 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  19. ^ “Bán kết giải BĐ nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2017 (30/11): TP.HCM I và PP.HN vào chung kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  20. ^ “Giải BĐ Nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2018: Phong Phú Hà Nam tranh ngôi vô địch với TP Hồ Chí Minh I”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  21. ^ “Phong Phú Hà Nam lần đầu tiên lên ngôi Vô địch giải bóng đá nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 17 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  22. ^ “Phong Phú Hà Nam vô địch giải Nữ Cúp Quốc gia – Cúp LS 2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 3 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  23. ^ “Hà Nội giành vị trí Á quân giải bóng đá nữ VĐQG – Cúp Thái Sơn Bắc 2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 6 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2019
  24. ^ Thu Sâm (ngày 15 tháng 5 năm 2019). “Thay đổi thể thức thi đấu Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia”. baovanhoa.com.vn. Báo Văn hóa điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019
  25. ^ a b “Danh sách đội tuyển Nữ Quốc gia tập trung đợt II/2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 3 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019.
  26. ^ “Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội”. sovhtt.hanoi.gov.vn. Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2019.
  27. ^ “Ngày 23/8, ĐT U16 nữ Việt Nam tập trung chuẩn bị tham dự giải U16 nữ AFF 2009”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 13 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  28. ^ “Giải U16 nữ Đông Nam Á 2009: U16 Việt Nam ra quân thắng lợi”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 10 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  29. ^ “Giải bóng đá nữ U16 Đông Nam Á 2009: Australia vô địch, Việt Nam giành giải Ba”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 18 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  30. ^ “AFC U-19 Women's Championship 2011 Match summary Uzbekistan vs Vietnam” [Tóm tắt trận đấu Uzbekistan với Việt Nam tại Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á]. www.the-afc.com (bằng tiếng Anh). Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  31. ^ Anh Tuấn (ngày 23 tháng 10 năm 2010). “U19 nữ Việt Nam đại thắng U19 Uzbekistan”. vovnews.vn. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  32. ^ “Danh sách ĐT U19 Nữ QG tham dự Vòng Chung kết AFC Cup 2011”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  33. ^ “Thua U19 nữ Myanmar 1-2, U19 nữ Việt Nam gặp khó tại bảng B”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 1 tháng 12 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
  34. ^ Việt Hòa (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Vòng loại Giải bóng đá nữ U19 châu Á 2012: Chủ nhà ngậm ngùi chia tay giải”. thethaovanhoa.vn. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  35. ^ “Danh sách ĐT nữ QG tập trung đợt 2 chuẩn bị tham dự VL 2 Giải BĐ Nữ Olympic London 2012”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 28 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  36. ^ “ĐTQG nữ tập trung đợt 2 chuẩn bị tham dự VL 2 Giải BĐ Nữ Olympic London 2012”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  37. ^ “Đêm nay, ĐTQG nữ lên đường tham dự vòng loại thứ hai giải bóng đá nữ Olympic London 2012”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 30 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  38. ^ “FIFA firm over Iran Hijab ban” [FIFA thông qua lệnh cấm Hijab]. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Al Jazeera. ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  39. ^ Thomas Erdbrink (ngày 6 tháng 6 năm 2011). “Olympics 2012: FIFA bans headscarves for Iranian women's soccer team” [Thế vận hội 2012: FIFA ban hành lệnh cấm khăn chùm đầu với đội tuyển bóng đá nữ Iran]. www.washingtonpost.com (bằng tiếng Anh). Tehran: The Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  40. ^ Ng. Quỳnh (ngày 5 tháng 6 năm 2011). “Iran bỏ cuộc, tuyển nữ Việt Nam được xử thắng 3-0”. dantri.vn. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  41. ^ “FIFA Women's Olympic Football Tournament 2012 - Match summary Vietnam vs Jordan” [Tóm tắt trận đấu Việt Nam với Jordan tại Giải đấu bóng đá nữ Thế vận hội 2012]. www.the-afc.com (bằng tiếng Anh). Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). ngày 7 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  42. ^ Nguyễn Trọng Giáp (ngày 8 tháng 6 năm 2011). “Vòng loại Giải BĐ nữ Olympic London 2012: ĐT Việt Nam thắng Jordan 1-0”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  43. ^ “FIFA Women's Olympic Football Tournament 2012 - Match summary Vietnam vs Thailand” [Tóm tắt trận đấu Việt Nam với Thái Lan tại Giải đấu bóng đá nữ Thế vận hội 2012]. www.the-afc.com (bằng tiếng Anh). Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). ngày 12 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  44. ^ Nguyễn Trọng Giáp (ngày 13 tháng 6 năm 2011). “ĐT Việt Nam dừng chân tại Vòng loại Giải BĐ nữ Olympic London 2012”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  45. ^ “Danh sách ĐT nữ QG tập trung đợt 3 chuẩn bị tham dự Giải BĐ Nữ vô địch Đông Nam Á 2011”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 31 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  46. ^ “Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2011: Việt Nam & Lào vào bán kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 20 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019
  47. ^ “Danh sách ĐT nữ QG tập trung đợt 2 chuẩn bị cho Đại hội Thể thao châu Á – Asiad 17”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
  48. ^ Đỗ Hải (ngày 2 tháng 9 năm 2014). “Tuyển nữ Việt Nam sớm chốt danh sách dự ASIAD 17”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019[liên kết hỏng]
  49. ^ “Bóng đá nữ Asiad 17: Thắng đậm HongKong, Việt Nam gặp Thái Lan ở vòng tứ kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 23 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019
  50. ^ “Phục thù thành công Thái Lan, Việt Nam giành vé vào vòng bán kết môn bóng đá nữ Asiad 17”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  51. ^ “Ngày mai (28/7), ĐT nữ Quốc gia tập trung đợt 3/2015 chuẩn bị tham dự VL thứ 2 Olympic nữ 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 27 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  52. ^ Lâm Chi (ngày 12 tháng 9 năm 2015). “Tuyển nữ Việt Nam dự vòng loại thứ 2 Olympic Rio 2016: Chỉ một lựa chọn”. thethaovanhoa.vn. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  53. ^ Trần Tiến (ngày 23 tháng 2 năm 2016). “ĐT bóng đá nữ Việt Nam chốt danh sách dự VL Olympic”. vov.vn. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  54. ^ “VL thứ 3 bóng đá nữ Olympic Rio 2016 (2/3), Australia – Việt Nam: 9-0”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  55. ^ “AFF nữ 2016, ĐT nữ Việt Nam thắng Singapore 14-0 trận mở màn”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  56. ^ “AFF nữ 2016 (30/7): Thắng Thái Lan 2-0, Việt Nam nhất bảng A”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 30 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  57. ^ “Thua sau loạt sút luân lưu 11m, ĐT nữ Việt Nam lỡ cơ hội vô địch giải bóng đá Đông Nam Á 2016”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  58. ^ N.D (ngày 4 tháng 8 năm 2016). “Trọng tài 'cướp' chức vô địch của tuyển nữ Việt Nam thế nào?”. vtc.vn. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  59. ^ Tường Lân (ngày 4 tháng 8 năm 2016). “Trọng tài 'cướp' mất chức vô địch của tuyển nữ Việt Nam”. thethao.congan.com.vn. Báo Công an TP HCM. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  60. ^ Lan Phương (ngày 5 tháng 8 năm 2016). “Trọng tài Myanmar 'cướp' bàn thắng của tuyển nữ Việt Nam: Xấu hổ cúi mặt...​”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019. zero width space character trong |title= tại ký tự số 76 (trợ giúp)
  61. ^ Dũng Phương (ngày 6 tháng 8 năm 2016). “Nóng: Tiền đạo Minh Nguyệt chia tay ĐT nữ Việt Nam”. thethaovietnam.vn. Báo điện tử Thể thao Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  62. ^ “Bóng đá nữ SEA Games 29: Việt Nam vs Myanmar: 3-1”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 21 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  63. ^ “Bóng đá nữ SEA Games 29: Việt Nam hoà Thái Lan 1-1: Cuộc đua chưa ngã ngũ”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  64. ^ “Thailand, Vietnam settle for draw in KL 2017 SEA Games women's football” [Thái Lan, Việt Nam hòa nhau trong môn bóng đá nữ SEA Games 2017 ở Kuala Lumpur]. www.the-afc.com (bằng tiếng Anh). Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2019
  65. ^ “Vietnam snatches gold from Thailand” [Việt Nam giật vàng từ tay Thái Lan]. kualalumpur2017.com.my (bằng tiếng Anh). Kuala Lumpur 2017. ngày 24 tháng 8 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019
  66. ^ Đăng Huỳnh (ngày 24 tháng 8 năm 2017). “Thắng Malaysia 6-0, ĐT nữ Việt Nam giành HCV SEA Games 29”. laodong.vn. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019
  67. ^ “VL Asian Cup nữ 2018 (bảng D, ngày 5/4): Chủ nhà Việt Nam thắng đậm trận ra quân”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 7 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  68. ^ “Đánh bại Iran, Việt Nam cạnh tranh vé vào VCK Asian Cup nữ 2018 với Myanmar”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  69. ^ a b Đức Anh (ngày 18 tháng 4 năm 2017). “Phạm Hải Yến: Tài năng không đợi tuổi”. thethaohcm.vn. Báo điện tử Thể thao TPHCM. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019.
  70. ^ “Thua Hàn Quôc 0-4, Việt Nam dừng bước tại VCK Asian Cup nữ 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 17 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2019.
  71. ^ “AFF Cúp nữ 2018 (bảng B): Thắng Indonesia 6-0, Việt Nam giành trọn 3 điểm đầu tiên”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 6 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  72. ^ “Việt Nam gặp U20 Australia tại bán kết AFF Cúp nữ 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 17 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  73. ^ “Thua U20 Australia 2-4, Việt Nam gặp lại Myanmar ở trận tranh HCĐ AFF Cúp nữ 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  74. ^ “Việt Nam giành huy chương Đồng giải bóng đá nữ vô địch Đông Nam Á 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  75. ^ “Danh sách Đội tuyển nữ Việt Nam tham dự Asiad 2018”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 11 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  76. ^ “Thua Nhật Bản 0-7, tuyển nữ Việt Nam gặp Đài Bắc Trung Hoa ở tứ kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 24 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  77. ^ “(Asiad 2018) Đội tuyển nữ Việt Nam dừng bước tại tứ kết”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 26 tháng 8 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  78. ^ Cao Tường (ngày 12 tháng 8 năm 2019). “Đội tuyển nữ Việt Nam chốt danh sách 23 cầu thủ dự AFF Cup nữ 2019”. thethao.sggp.org.vn. Thành phố Hồ Chí Minh: Chuyên trang Thể thao – Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2019.
  79. ^ “Giải BĐ nữ vô địch ĐNA 2019: ĐT nữ Việt Nam đại thắng trận ra quân”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (AFC). ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  80. ^ “ĐT nữ Việt Nam sớm giành vé vào bán kết giải bóng đá nữ vô địch Đông Nam Á 2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (AFC). ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  81. ^ “Việt Nam toàn thắng ở vòng bảng giải bóng đá nữ Vô địch Đông Nam Á 2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (AFC). ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  82. ^ “Thắng Thái Lan, Việt Nam vô địch giải bóng đá nữ Đông Nam Á 2019”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 28 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2019.
  83. ^ “Danh sách đội tuyển nữ Việt Nam tham dự SEA Games 30 (Philippines)”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 20 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  84. ^ Cao Tường (ngày 21 tháng 11 năm 2019). “ĐT nữ Việt Nam chốt danh sách dự SEA Games 30”. thethao.sggp.org.vn. Thành phố Hồ Chí Minh: Chuyên trang Thể thao – Báo Sài Gòn giải phóng. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2019.
  85. ^ Hoàng Anh (ngày 21 tháng 11 năm 2019). “HLV Mai Đức Chung chốt danh sách ĐT nữ tham dự SEA Games 30”. bongdadoisong.vn. Bóng đá & Đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2019.
  86. ^ “Đội tuyển nữ Việt Nam bảo vệ thành công huy chương Vàng tại SEA Games 30”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 8 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  87. ^ Nhật Duy (ngày 14 tháng 2 năm 2019). “Olympic Tokyo 2020: Đội tuyển nữ Việt Nam may mắn rơi vào bảng dễ thở”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  88. ^ “Danh sách tập trung ĐT nữ QG chuẩn bị tham dự VL 2 Olympic 2020”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  89. ^ “Ngày 24/12, đội tuyển nữ Quốc gia tập trung chuẩn bị vòng loại 3 Olympic Tokyo 2020”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  90. ^ “Danh sách đội tuyển nữ Quốc gia tập trung chuẩn bị cho VL 3 Olympic Tokyo 2020”. vff.org.vn. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  91. ^ Nhật Duy (ngày 24 tháng 12 năm 2019). “Đội tuyển nữ Việt Nam thêm cơ hội dự Olympic khi Triều Tiên đột ngột rút lui”. thanhnien.vn. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  92. ^ Lâm Tuệ (ngày 8 tháng 12 năm 2019). “Phạm Hải Yến: Sát thủ "thỏ non" của thầy Chung”. webthethao.vn. Công ty cổ phần Thể thao 24h. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2019.
  93. ^ Hải Yến nghẹn ngào nước mắt khi nhớ về người bà đã khuất trên YouTube
  94. ^ Thi Thi (ngày 9 tháng 12 năm 2019). “Giành HCV SEA Games, "cánh én nhỏ" Phạm Hải Yến dành tặng bà ngoại đã khuất”. dantri.vn. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019.
  95. ^ Trung Ninh (ngày 03 tháng 3 năm 2022). “Tiền đạo Phạm Hải Yến 'xúng xính' lễ phục cử nhân, cầm bằng đại học loại giỏi”. thanhnien.vn. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2023. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tin tức

YouTube

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_H%E1%BA%A3i_Y%E1%BA%BFn