Wiki - KEONHACAI COPA

Phân hạng và tính điểm trong cờ vây

Mức độ kỹ năng trong cờ vây được đo lường bằng một số hệ thống phân hạng và tính điểm khác nhau của các quốc gia và khu vực, cũng như các hệ thống trực tuyến. Theo truyền thống, thứ hạng trong cờ vây được xếp hạng bằng một hệ thống thứ hạng dankyu. Đặc biệt là ở các cuộc thi đấu nghiệp dư, các cấp bậc này tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống chấp điểm, với việc chênh lệch nhau mỗi hạng tương ứng với một nước đi tự do vào đầu ván cờ cho một bên. Hệ thống này cũng thường được sử dụng trong nhiều môn võ thuật ở phương Đông, nơi nó thường tương ứng với một màu sắc của đai. Với sự sẵn có của các loại máy tính cầm tay và máy tính cá nhân, hệ thống tính điểm đã được ra mắt. Trong các hệ thống như vậy, mỗi điểm số sẽ được tính toán nghiêm ngặt dựa trên kết quả của trò chơi.

Các thứ hạng kyu và dan[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, trình độ của người chơi được xác định bằng cách sử dụng các thứ hạng kyudan.[1] Các thứ hạng kyu được coi là phân hạng của học trò.[2] Các thứ hạng dan được coi là phân hạng của bậc thầy.[2] Những người mới bắt đầu học luật chơi cờ thường được xếp hạng khoảng 30-kyu.[3] Khi họ tiến bộ, họ thăng tiến thông qua việc giảm con số thứ hạng của kyu. Thứ hạng kyu tốt nhất có thể đạt được là 1-kyu. Nếu người chơi tiếp tục tiến bộ vượt qua 1 kyu, họ sẽ nhận được thứ hạng 1-dan, và từ đó sẽ phấn đấu lên các cấp cao hơn với con số thứ hạng của dan tăng lên.[3] Trong võ thuật, 1-dan tương ứng với đai đen. Những người chơi rất xuất sắc có thể đạt được một thứ hạng dan chuyên nghiệp.[3]

Hệ thống xếp hạng được xếp loại từ bậc thấp nhất đến cao nhất:

Loại thứ hạngKhoảngGiai đoạn
Kyu có hai chữ số (級,급) (gup trong tiếng Hàn Quốc)30–21kSơ cấp
Kyu có hai chữ số (viết tắt: DDK)20–11kNgười chơi thông thường
Kyu có một chữ số (viết tắt: SDK)10–1kNghiệp dư trung bình
Dan nghiệp dư (段,단)1–7d (với 8d là một danh hiệu đặc biệt)Nghiệp dư nâng cao
Dan chuyên nghiệp (段,단)1–9p (với 10p là một danh hiệu đặc biệt)Người chơi chuyên nghiệp

Mặc dù gần như tất cả các tổ chức đều sử dụng hệ thống này, không có một hệ thống hiệu chuẩn nào mang tính phổ quát. Những ý nghĩa của việc trao các thứ hạng và sức cờ tương đương với mỗi thứ hạng đó khác nhau giữa các quốc gia và giữa các máy chủ cờ vây trực tuyến. Điều này có nghĩa là, một kì thủ được xếp hạng 2-kyu ở một quốc gia sẽ chỉ có thể được xếp hạng 5-kyu ở đất nước khác.[4]

Những khác biệt trong sức cờ cho các cấp độ dan nghiệp dư nói chung có sự tương ứng với mức độ chấp cờ sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch để tạo ra một ván đấu cân bằng giữa hai kì thủ. Chẳng hạn, một kì thủ 3d có thể chấp đi trước hai quân cờ trước một kì thủ 1d và thắng với cách biệt nửa mục trước người đó. Trái lại, khác biệt giữa các thứ hạng chuyên nghiệp thì nhỏ hơn nhiều, có lẽ là từ 1/4 tới 1/3 mục chấp. Có một sự khác biệt đáng kể giữa sức cờ của những kì thủ 9p thông thường và những kì thủ xuất sắc nhất thế giới, bởi 9p là cấp độ cao nhất được đặt ra, đây có thể là lí do cho sự khác biệt này.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Các thứ hạng cho cờ vây đã được đưa ra ở Trung Hoa vào thế kỉ 2, khi Hàm Đan Thuần (tiếng Trung: 邯郸) mô tả hệ thống phân hạng Cửu phẩm chế (九品制) trong cuốn sách Nghệ kinh (艺经). Từ đầu thế kỷ 17, người Nhật đã hình thức hóa việc giảng dạy và xếp hạng trong cờ vây.[5] Hệ thống này sau đó được sử dụng trong các đạo trường dạy võ thuật; và được cho là có nguồn gốc từ các thứ bậc trong triều đìnhTrung Quốc. Người ta cho rằng sự thật là có 9 cấp bậc dan chuyên nghiệp có nền tảng từ nguyên gốc cửu phẩm chế của Trung Quốc.

Khác biệt giữa hai cấp bậc nghiệp dư được so sánh dựa trên số mục được chấp mà người chơi yêu cầu, thậm chí tỷ lệ nghịch với một cầu thủ mạnh hơn. Một người chơi 5-kyu nói chung sẽ cần được chấp 3 mục khi thi đấu với một người chơi 2-kyu để chia đều cơ hội chiến thẳng cho cả hai người. Tương tự, một kì thủ 3-dan sẽ cần được chấp 2 mục khi đối đầu với một đối thủ 5-dan.

Đạt được một thứ hạng dan[sửa | sửa mã nguồn]

Các thứ hạng dan (viết tắt trên mạng là "d") được dành cho những người chơi nghiệp dư có trình độ khá cao. Mặc dù nhiều tổ chức cho các kì thủ chọn thứ hạng kyu của riêng mình đến một mức độ nào đó, các thứ hạng dan thường được quy định từ trước. Điều đó có nghĩa là kì thủ sẽ phải thể hiện những kết quả tốt trong các giải đấu hoặc vượt qua các phần thi để được trao một thứ hạng dan. Những học viên nghiêm túc với các ván cờ thường sẽ cố gắng đạt được một thứ hạng dan, nhiều như những võ sĩ thi đấu võ thuật sẽ cố gắng giành được đai đen. Với những người chơi nghiệp dư, các thứ hạng dan đến 7-dan hoàn toàn có thể đạt được. Bên trên mức độ này, một người chơi phải trở thành một kì thủ chuyên nghiệp để được thăng cấp sau này. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, một vài người chơi được trao thứ hạng 8-dan nghiệp dư như một danh hiệu danh dự cho thành tích xuất sắc. Tại Hoa Kỳ, các thứ hạng dan nghiệp dư thường dựa trên hệ thống tính điểm của AGA. Theo hệ thống này, một vài người chơi nghiệp dư mạng và cựu kì thủ chuyên nghiệp đã nhận được thứ hạng đến 9-dan nghiệp dư, mặc dù nói chung họ sẽ đăng kí vào khoảng 6 đến 7-dan trong các sự kiện quốc tế. Tương tự, một vài người chơi được trao thứ hạng 9-dan nghiệp dư theo hệ thống tính điểm của các máy chủ cờ vây trực tuyến.

Mặc dù những người chơi đạt được thứ bậc dan chuyên nghiệp thường mạnh hơn kì thủ dan nghiệp dư, trong thực chiến, một vài kì thủ 7-dan nghiệp dư mạnh nhất có một sức cờ ngang với một vài kì thủ chuyên nghiệp. Những kì thủ như vậy hoặc chưa từng cố gắng đạt được một thứ hạng chuyên nghiệp, hoặc chọn việc tiếp tục là kì thủ nghiệp dư vì họ không muốn có một sự nghiệp là kì thủ cờ vây.

Các thứ hạng chuyên nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống xếp hạng chuyên nghiệp cũng tương tự như hệ thống nghiệp dư, trong đó nó được trao các thứ hạng dan sẽ tăng về mặt con số tương ứng với trình độ, tuy vậy, những khác biệt giữa các cấp độ là nhỏ hơn nhiều so với người chơi nghiệp dư, và không dựa trên số mục chấp được yêu cầu. Các thứ hạng dan chuyên nghiệp lên tối đa tới 9-dan, nhưng sự khác biệt về sức cờ giữa một kì thủ 1-dan và một kì thủ 9-dan nói chung không quá từ 2-3 mục chấp.

Để phân biệt giữa các thứ hạng dan chuyên nghiệp và dan nghiệp dư, các thứ hạng chuyên nghiệp thường được viết tắt là "p" (đôi khi được gọi là ping) và các thứ hạng nghiệp dư là "d". Không hề tồn tại những cách viết tắt như vậy trong quá khứ, và điều này nói chung từng không được dùng như một cách viết tắt trên Internet, nơi mà cách viết này tỏ ra phổ biến, nhưng không phải cho tất cả.

Hệ thống tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc phát minh ra máy tính cá nhân và máy tính cầm tay, việc tính toán một mức điểm cho người chơi dựa trên kết quả các trận đấu của họ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các hệ thống đánh giá tính điểm thông thường được sử dụng bao gồm hệ thống đánh giá EloGlicko. Các hệ thống đánh giá tính điểm nói chung đều dự đoán khả năng mà một người chơi sẽ đánh bại một người chơi khác và sử dụng dự đoán này để xếp hạng sức cờ của người chơi.

Hệ số Elo được sử dụng trong cờ vây[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ số EloThứ hạng trong cờ vây
29409-dan chuyên nghiệp
28205-dan chuyên nghiệp
27007-dan nghiệp dư hoặc 1-dan chuyên nghiệp.
26006-dan (nghiệp dư)
25005-dan
24004-dan
23003-dan
22002-dan
21001-dan
20001-kyu
19002-kyu
18003-kyu
15006-kyu
100011-kyu
50016-kyu
10020-kyu

Việc bổ sung hệ thống tính điếm Elo của EGF là để nhằm cố gắng thiết lập sự tương ứng phỏng chừng giữa đánh giá tính điểm và các thứ hạng kyu/dan. Điều này được thực hiện bằng cách thay đổi một số thành phần của công thức Elo để đạt được một kết quả gần khớp hơn với bảng liền kề. Xác suất (SE) mà người chơi có xếp hạng thấp hơn, người chơi A, thắng với một người chơi B xếp hạng cao hơn được cho bởi công thức

  • D là khác biệt về khoảng cách đánh giá tính điểm:
  • a thay đổi tùy theo đánh giá ban đầu của người chơi A.

Xác suất người chơi B thẳng được tính bằng

Đánh giá tính điểm mới của người chơi được tính bằng

  • Rn = đánh giá mới
  • Ro = đánh giá cũ
  • S = điểm số (1, 0.5 hoặc 0)
  • SE = điểm số dự kiến
  • K thay đổi tùy theo đánh giá về người chơi

K thay đổi tùy theo đánh giá về người chơi, tuỳ thuộc sự tự tin thấp trong các đánh giá người nghiệp dư (thấp hơn) (biến động cao trong kết quả) hay sự tự tin cao trong đánh giá người chuyên nghiệp (lối chơi ổn định, nhất quán). K bằng 116 ở điểm số 100 và 10 ở điểm số 2700.[6]

Trong hệ thống của EGF, hệ số Elo giành được bởi người chiến thắng gần như bằng với những người bị mất bởi người thua cuộc và số điểm tăng hoặc giảm tối đa là hằng số K (bên trên). Tuy nhiên, có một cơ chế lạm phát nhẹ được xây dựng trong việc điều chỉnh xếp hạng sau mỗi trận đấu để bù đắp cho thực tế là những người mới thi đấu thường có hệ số ELO thấp hơn khi bắt đầu thi đấu so với khi họ ngừng thi đấu. Các cách đánh giá tương tự Elo khác như các hệ thống của AGA, IGS, và DGS sử dụng giá trị ước tính khả năng tối đa để điều chỉnh đánh giá, do đó các hệ thống đó được neo lại bởi các phân loại ban đầu chứ không cố gắng đảm bảo số điểm tăng hoặc giảm có tổng bằng số không.

Các hệ thống tính điểm khác[sửa | sửa mã nguồn]

Một biến thể của hệ thống đánh giá Elo được gọi là WHR ('Whole History Rating'), khác với tiêu chuẩn Elo ở chỗ nó đánh giá lại người chơi dựa trên toàn bộ lịch sử của họ sau khi mỗi kết quả mới được thêm vào thay vì tăng dần xếp hạng của một người chơi trên một cơ sở theo từng ván đấu một. Điều này đòi hỏi sự ước tính có cường độ lớn hơn các phương pháp khác, nhưng được cho là "trong việc so với Elo, Glicko, TrueSkill, và các thuật toán phân rã, WHR tạo ra các dự đoán tốt hơn."[7][8] Trang web Go Ratings thực hiện lý thuyết WHR để tính toán thứ hạng các kì thủ trên toàn cầu.

Cơ sở tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các đánh giá của người chơi nói chung được đo lường bằng cách sử dụng kết quả các ván đấu trong các cuộc thi và giải thi đấu cờ vây. Nhiều câu lạc bộ và quốc gia duy trì hệ thống đánh giá của riêng họ, cũng như các máy chủ chơi cờ vây. Các giải đấu cờ vây ở châu Âu sử dụng hệ thống đánh giá chính thức từ EGF Lưu trữ 2017-12-26 tại Wayback Machine.

Trong một câu lạc bộ nhỏ, các thứ hạng có thể được quyết định một cách không chính thức và được điều chỉnh thủ công khi người chơi thắng hoặc thua liên tiếp. Trong các câu lạc bộ lớn hơn hoặc các hệ thống đánh giá rộng lớn hơn của các quốc gia, một hệ thống xếp hạng về toán thường dễ duy trì hơn. Người chơi sau đó có thể được thăng hoặc giảm cấp dựa trên sức cờ của họ khi được tính từ số trận thắng và thua của họ.

Hầu hết các máy chủ chơi cờ vây sử dụng một hệ thống đánh giá toán học để theo dõi sức cờ của người chơi thành viên. Những đánh giá như vậy có thể có hoặc không được chuyển đổi sang các thứ hạng kyu và dan để thuận tiện cho người chơi.

Các hỗn hơn người chơi không thường xuyên kết hợp (chẳng hạn như những nhóm người chơi ở các quốc gia khác nhau, hoặc các tiểu nhóm trên các máy chủ trực tuyến) thường thể hiện kết quả ở sức cờ khác biệt so với cùng cấp bậc trên danh nghĩa của các nhóm khác. Những người chơi yêu cầu xếp hạng của họ, do đó, thường được xuất hiện trong các nhóm "Trong cùng quốc gia" hoặc "Tại máy chủ Internet này".[4]

Xác suất chiến thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đánh giá thể hiện một cách gián tiếp xác suất để chiến thẳng một ván đấu ngang cơ với một người chơi được đánh giá khác. Xác suất này chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt giữa đánh giá của các người chơi với nhau, nhưng độ lớn của khác biệt này khác nhau tương đối giữa các lần tiến hành đánh giá. Hiệp hội cờ vây Hoa Kỳ (American Go Association) chấp nhận một sai số tiêu chuẩn đồng nhất bằng 104,[9] tức là hơi nhiều hơn khoảng cách một thứ hạng, trong khi đánh giá của Hiệp hội cờ vây châu Âu (European Go Federation) có độ sai lệch tiêu chuẩn từ 200 cho người mới chơi xuống còn 70 với những người chơi hàng đầu.[6] IGS có độ lệch tiêu chuẩn cố định cho tất cả các cấp độ chơi, nhưng có sự phân bố không phải tiêu chuẩn.[10] Bảng dưới đây thể hiện một vài sự khác biệt:

Tổ chức
đánh giá
Đánh giá% chiến thẳng của người chơi mạnh hơn
2 kyu1 kyu1 dan2 dan1k vs. 2k1d vs. 2k2d vs. 2k
AGA-250-15015025083.2%97.3%99.8%
EGF190020002100220071.3%86.0%93.9%
IGS3031323371.9%84.2%91.1%

Cơ hội chiến thắng và việc chấp điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi ở cờ vua, một người chơi sẽ gặp phải rủi ro về kết quả hoà, hệ thống komi trong cờ vây hiện đại đã khiến cho việc hoà cờ trở nên bất khả thi. Ngoài ra, một ván đấu cờ vây trung bình kéo dài trong 240 nước (120 nước trong thuật ngữ cờ vua), so sánh với 40 trong cờ vua, vì vậy có nhiều cơ hội hơn cho một người chơi yếu hơn để thực hiện những nước đi phụ tối ưu. Khả năng biến đổi một lợi thế nhỏ thành một chiến thắng tăng tỉ lệ thuận cùng với sức cờ. Do khả năng này, các kì thủ mạnh mẽ tỏ ra nhất quán hơn trong kết quả của họ trước người chơi yếu hơn và thường sẽ đạt được tỷ lệ thắng trận cao hơn so với đối thủ ở cùng một khoảng xếp hạng.[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nihon Kiin. “Strength; Dan and Kyu”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b Nederlandse Go Bond. “Classifiactie van spelers”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ a b c David Mechner. “Go ranks”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ a b Sensei's Library. “Rank Worldwide Comparison”.
  5. ^ GoGoD (Fairbairn & Hall) (2007), “Honinbo Dosaku”, Articles on Famous Players
  6. ^ a b Official European Ratings. “System description”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ “Whole”.
  8. ^ Whole-History Rating: A Bayesian Rating System for Players of Time-Varying Strength Rémi Coulom 2008
  9. ^ Bên trong Hệ thống Đánh giá AGA Lưu trữ 2004-02-05 tại Wayback Machine đề cập đến độ lệch chuẩn được sử dụng để tính toán kỳ vọng trúng thưởng là px_sigma.
  10. ^ Hệ thống Đánh giá IGS Lưu trữ 2007-08-25 tại Wayback Machine ngụ ý một sự phân phối không phải là đường cong hình chuông, mà là một "chiếc mũ nhọn".
  11. ^ Official European Ratings. “Statistics on Even Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_h%E1%BA%A1ng_v%C3%A0_t%C3%ADnh_%C4%91i%E1%BB%83m_trong_c%E1%BB%9D_v%C3%A2y