Wiki - KEONHACAI COPA

Pearl và Hermes

Rạn san hô vòng Pearl và Hermes
Rạn san hô vòng Pearl và Hermes
Vị trí của rạn vòng Pearl và Hermes trong quần đảo Tây Bắc Hawaii
Địa lý
Vị tríThái Bình Dương
Tọa độ27°50′B 175°50′T / 27,833°B 175,833°T / 27.833; -175.833 (Rạn san hô vòng Pearl và Hermes)
Quần đảoTây Bắc Hawaii
Hành chính
Tiểu bangHawaii
QuậnHonolulu

Rạn san hô vòng Pearl và Hermes (tiếng Anh: Pearl and Hermes Atoll, tiếng Hawaii: Holoikauaua) là một rạn san hô vòng thuộc quần đảo Tây Bắc Hawaii. Nằm cách rạn san hô vòng Midway 160 km về phía đông nam và cách Honolulu đến 2.000 km về phía tây bắc,[1] rạn Pearl và Hermes có hình bầu dục với một vài rạn san hô bên trong cùng bảy đê cát/đảo nhỏ phụ thuộc.[2] Trong tiếng Hawaii, Holoikauaua nghĩa là "loài động vật giống như chó, đại khái là biết bơi", ám chỉ loài hải cẩu thầy tu Hawaii thường xuất hiện ở vài đảo thuộc quần đảo này.[3]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ độ sâu rạn vòng Pearl và Hermes

Pearl và Hermes là một rạn vòng đa phần chìm dưới nước[4] với một vụng biển nông có kích thước 27 km x 14,5 km và chu vi khoảng 69–70 km.[5] Vành san hô khép kín ở mặt đông nhưng có những chỗ hở cho phép tàu thuyền nhỏ ra vào vụng biển ở mặt nam và hở hẳn ở mặt tây.[1][2] Trong vụng biển có những cấu trúc san hô lớn, trong đó có một số trải dài 1,6-2,7 hải lý (3–5 km).[2] Phần đất nổi chỉ có diện tích cỡ 78,1 hay 88 mẫu Anh (31,6 hay 36 ha) so với diện tích rạn san hô là 1.166 km² (tính đến độ sâu 100 m). Pearl và Hermes được đánh giá là rạn san hô vòng lớn thứ hai quần đảo Tây Bắc Hawaii.[2][5]

Số lượng "đảo" của rạn vòng Pearl và Hermes biến đổi đáng kể theo thời gian; nếu bản đồ năm 1858 thể hiện 12 đảo thì đến thập niên 1960 chỉ còn chín đảo và ngày nay chỉ còn bảy đảo (tính chung đảo Seal và đảo Kittery làm một).[1][6] Trong số này, đảo Southeast ("đảo Đông Nam") là thực thể lớn nhất với diện tích khoảng 31 hay 34 mẫu Anh (12,5 hay 13,8 ha).[5][6]

Danh sách đảo thuộc rạn vòng Pearl và Hermes
ĐảoSố hiệu lô đấtDiện tích (m²)Toạ độ
Đảo North102272.54027°56′B 175°44′T / 27,933°B 175,733°T / 27.933; -175.733
Đảo Little North102131.676

27°55′B 175°45′T / 27,917°B 175,75°T / 27.917; -175.750

Đảo Southeast1015130.301

27°47′B 175°49′T / 27,783°B 175,817°T / 27.783; -175.817

Đảo Bird10167.305

27°48′B 175°51′T / 27,8°B 175,85°T / 27.800; -175.850

Đảo Sand101711.475

27°48′B 175°51′T / 27,8°B 175,85°T / 27.800; -175.850

Đảo Grass101849.302

27°46′B 175°54′T / 27,767°B 175,9°T / 27.767; -175.900

Đảo Seal[Ghi chú 1]101922.033

27°46′B 175°57′T / 27,767°B 175,95°T / 27.767; -175.950

Đảo Kittery[Ghi chú 1]102035.343

27°46′B 175°57′T / 27,767°B 175,95°T / 27.767; -175.950

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2000 của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ[7]
Ghi chú
  1. ^ a b Đảo Seal và Kittery thường được ghép làm một.

Sự kiện lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của rạn vòng xuất phát từ sự kiện hai tàu săn cá voi của AnhPearlHermes bị đắm tại rạn san hô này vào ngày 25 tháng 4 năm 1822.[6] Năm 1854, vua Kamehameha III của Vương quốc Hawaii tuyên bố chủ quyền đối với thực thể này, và vào năm 1859, thuyền trưởng N.C.Brooks của tàu Gambia nhân danh Hoa Kỳ để tuyên bố chiếm hữu rạn san hô.[6]

Sau khi tìm thấy trai ngọc Pinctada margaritifera tại đây vào năm 1927, thuyền trưởng William G. Anderson đã mở công ty và tiến hành khai thác ngọc trai để cung cấp cho các nhà sản xuất nút áo trong nội địa Hoa Kỳ khiến lượng trai ngọc gần như hoàn toàn cạn kiệt.[8] Năm 1929, hoạt động khai thác trai ngọc bị cấm.[2] Ngày 22 tháng 12 năm 1952, tàu chở hàng SS Quartette với 44 thủy thủ đã gặp nạn do đâm vào rạn vòng này khi đang trong chuyến hải hành từ Galveston, Texas đến Pusan, Hàn Quốc. Chiếc tàu sau đó bị vỡ làm đôi, và ngày nay xác tàu trở thành một "rạn đá ngầm" nhân tạo cho các loài sinh vật biển trú ngụ.[9]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Động vật[sửa | sửa mã nguồn]

Chim chóc trên đảo North
Loài thực vật Lepidium bidentatum (Lepidium o-waihiense) trên đảo Southeast

Ba mươi ba (33) là con số loài san hô ở rạn vòng Pearl và Hermes. Tuy nhiên, hầu như chắc chắn là con số này không thể sánh bằng rạn san hô vòng Frigate Pháp, đồng thời tỉ lệ san hô còn sống tại Pearl và Hermes cũng chỉ ở mức thấp. Dù vậy, có rất nhiều động vật không xương sống cỡ lớn như cầu gai thuộc chi EchinometraEchinostrephus (họ Echinometridae) phát triển tại đây.[2] Có thông tin cho rằng rạn san hô vòng Pearl và Hermes là nơi có trữ lượng cá và mức đa dạng về loài cá cao nhất trong quần đảo Tây Bắc Hawaii.[2] Một số loài cá được xem là hiếm gặp ở quần đảo Hawaii như Genicanthus personatusCentropyge interrupta đều hiện diện phổ biến ở rạn san hô này. Nơi đây cũng là bãi sinh sản cho hải cẩu thầy tu Hawaii, rùa biển và là nơi giao phối của cá heo Stenella longirostris. Ngoài ra, có khoảng 160.000 cá thể chim thuộc xấp xỉ 22 loài tại Pearl và Hermes.[2]

Thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Tảo lục Microdictyon setchellianum và tảo đỏ Stypopodium hawaiiensis - hai loài thực vật cung cấp thức ăn và nơi ẩn náu cho động vật không xương sống cỡ nhỏ và cá con - sinh sôi tại vùng đáy của vụng biển. Trên các đảo cát có nhiều cỏ khô mọc ven biển, dây leo và thảo mộc, tổng cộng gồm 13 loài bản địa và bảy loài ngoại lai. Nhìn chung thì các đảo không có cây lớn.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c (Harrison 1990, tr. 16)
  2. ^ a b c d e f g h i “Pearl and Hermes Atoll (27° 50' N - 175° 50' W)” (bằng tiếng Anh). CoRIS Data, NOAA Coral Reef Conservation Program. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ (Kimura 1998, tr. 27)
  4. ^ (Rauzon 2001, tr. 142)
  5. ^ a b c (Smith & Vallega 1991, tr. 65)
  6. ^ a b c d (Rauzon 2001, tr. 143)
  7. ^ “Detailed Tables - American FactFinder” (bằng tiếng Anh). American FactFinder. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  8. ^ (Rauzon 2001, tr. 143-144)
  9. ^ “2007 Papahanaumokuakea Expedition - Liberty Ship SS Quartette” (bằng tiếng Anh). NOAA - National Marine Sactuaries. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Harrison, Craig S. (1990), Seabirds of Hawaii: Natural History and Conservation, Cornell University Press, ISBN 9780801497223Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Kimura, Larry L. (1998), “Hawaiian Names for the Northwestern Hawaiian Islands”, trong Juvik, Sonia P.; Juvik, James O.; Paradise, Thomas R. (biên tập), Atlas of Hawaiʻi (ấn bản 3), University of Hawaii Press, ISBN 9780824821258Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết) Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Rauzon, Mark J. (2001), Isles of Refuge: Wildlife and History of the Northwestern Hawaiian Islands, University of Hawaii Press, ISBN 9780824823306Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Smith, Hance D.; Vallega, Adalberto (1991), The Development of Integrated Sea Use Management, Ocean Management and Policy; Routledge Advances in Maritime Research, Routledge, ISBN 9780415038164Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Pearl_v%C3%A0_Hermes