Wiki - KEONHACAI COPA

Ostracoda

Lớp Giáp trai
Thời điểm hóa thạch:
Kỷ Ordovic - Gần đây, 450–0 triệu năm trước đây
Hình ảnh một loài thuộc lớp Giáp trai
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Ostracoda
Latreille, 1802
Các phân lớp và bộ

 Myodocopa Sars, 1866

Myodocopida Sars, 1866
Halocyprida Dana, 1853

 Podocopa Sars, 1866

Platycopida Sars, 1866
Podocopida Sars, 1866

Lớp Giáp trai (Ostracoda) là một lớp động vật giáp xác gồm các loài được gọi là tôm hạt. Có khoảng 70.000 loài đã được tìm thấy, nhưng chỉ có 13.000 loài đã được công nhận.[1] Chúng là những động vật rất nhỏ, thường có kích thước khoảng 1 mm (0,039 in), nhưng thay đổi từ 0,2 đến 30 mm (0,0079 đến 1,1811 in) trong trường hợp chúng thuộc chi Gigantocypris. Cơ thể của chúng phẳng từ bên này sang bên kia và được bảo vệ bởi vỏ. Bản lề của vỏ ở phần trên (lưng) của cơ thể. Ostracod là nhóm các sinh vật có cùng đặc điểm hình thái học tổng thể, tuy nhiên, hình thái học của chúng không đơn điệu.[2]

Chúng có thể là một phần của động vật phù du hoặc là một phần của sinh vật đáy (phổ biến nhất), chúng thường sống trên hoặc bên trong tầng trên của đáy biển. Nhiều loài thuộc lớp ostracods, đặc biệt là Podocopida có thể sống trong môi trường nước ngọt. Và cũng có một số loài thuộc chi Mesocypris sống trên mặt đất ở những khu vực đất ẩm ướt trong các khu rừng của Nam Phi, AustraliaNew Zealand[3]. Các loài thuộc lớp này có nhiều thức ăn khác nhau,, một số thì ăn thịt, mốt thì ăn thực vật, một số khác thì ăn đáy và ăn xác thối.

Tính đến năm 2008, khoảng 2000 loài và 200 chi của lớp ostracods sống trên cạn được tìm thấy[4]. Tuy nhiên, một phần lớn các loài này vẫn chưa có mô tả.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richard C. Brusca & Gary J. Brusca (2003). Invertebrates (ấn bản 2). Sinauer Associates. ISBN 978-0-87893-097-5.
  2. ^ Richard A. Fortey & Richard H. Thomas (1998). Arthropod Relationships. Chapman & Hall. ISBN 978-0-412-75420-3.
  3. ^ J. D. Stout (1963). “The Terrestrial Plankton”. Tuatara. 11 (2): 57–65.
  4. ^ K. Martens; I. Schon; C. Meisch; D. J. Horne (2008). “Global diversity of ostracods (Ostracoda, Crustacea) in freshwater”. Hydrobiologia. 595 (1): 185–193. doi:10.1007/s10750-007-9245-4.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ostracoda