Wiki - KEONHACAI COPA

Oenomaus

Oenomaus
Vua Oenomaus, Hippodamia và các vị thần Olympia. Hình minh hoạ trên một chiếc bình cổ.
Thông tin chung
Sterope
Hậu duệHippodamia, Leucippus, Alcippe
Thân phụAres
Thân mẫuHarpina

Trong thần thoại Hy Lạp, vua Oenomaus (còn gọi là Oenamaus; tiếng Hy Lạp: Οἰνόμαος, Oἱnómaos) thành Pisa[1] là cha của Oenomaus và là con trai của thần chiến tranh Ares. Cái tên Oinomaos của ông có nghĩa là "người bán rượu".

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ của Oenomaus là naiad Harpina (con gái của thần sông Phliasian Asopus[2], linh hồn của một con suối gần thành Pisa) hoặc Sterope, một trong những Pleiades,[3] theo một vài nguồn khác thì xác định rằng Sterope là vợ của Oenomaus.[4]

Oenomaus kết hôn, nếu không phải là với Sterope thì là với Evarete thành Argos, con gái của AcrisiusEurydice. Những nguồn khác lại cho rằng Eurythoe, con gái của Danaus có thể là mẹ của Oenomaus[5] hoặc là vợ ông[6]. Những người con của ông ngoài Hippodamia ra có Leucippus (người vì đem lòng yêu Daphne mà chết) và Alcippe (có con gái là Marpessa với Evenus). Nhà địa lý Pausanias, người thường nghi ngờ những câu chuyện con người xuất thân từ các vị thần, đã biến Oenomaus trở thành con trai của một người cha phàm trần tên Alxion.[7] Còn John Tzetzes đưa ra một dị bản nói rằng Oenomaus là con trai của Hyperochus với Sterope.[8]


Bảng so sánh về phả hệ của Oenomaus
Mối quan hệTênNguồn
EuripidesScholia on ApolloniusDiodorusPartheniusApollodorusPlutarchDio ChrysostomHyginusPausaniasPhilostratusEusebiusTzetzes
Cha mẹAres và Eurythoe
Ares và Harpina
Ares và (A)Sterope
Ares và Asterie
Alxion
Aethlius
Hyperochus và Sterope
VợSterope
Evarete
Eurythoe
Con cáiHippodamia✓ (không tên)
Leucippus
Alcippe

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đua xe ngựa với những người cầu hôn Hippodamia[sửa | sửa mã nguồn]

Vua Oenomaus lo sợ trước một lời sấm truyền rằng ông sẽ bị con rể của mình giết chết. Vì vậy, khi những chàng trai từ khắp nơi đến cầu hôn Hippodamia, Oenomaus tuyên bố rằng họ chỉ có thể cưới con gái ông nếu họ đánh bại ông trong một cuộc đua xe ngựa với ông, còn nếu thua thì họ sẽ phải bị nộp mạng. Mười tám người cầu hôn Hippodamia đã bị giết và bị vua Oenomaus bêu đầu trên những cột gỗ trong cung điện thành Pisa. Nhà địa lý Pausanias viết vào cuối thế kỷ II TCN rằng Pelops đã dựng một tượng đài để vinh danh tất cả những người cầu hôn đi trước ông, và liệt kê tên của họ như sau:[9]

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Pelops, con trai của Tantalus thành Lydia tới cầu hôn Hippodamia và chấp nhận cuộc đua xe ngựa với Oenomaus. Lo sợ bị thua cuộc, Pelops tới bờ biển và gọi thần Poseidon, người tình cũ của ông hiện lên.[10] Nhắc lại về tình yêu của mình với Poseidon (Những món quà tình yêu ngọt ngào của Aphrodite), ông cầu xin Poseidon giúp đỡ mình. Poseidon mỉm cười biến ra một cỗ xe ngựa do những con ngựa có cánh kéo.[11] Pelops và Hippodamia phải lòng nhau, họ nghĩ ra kế thay những chiếc chốt bánh xe bằng đồng thành những chiếc giả làm từ sáp ong. Cuộc đua bắt đầu và diễn ra rất lâu. Nhưng ngay khi Oenomaus đuổi kịp Pelops, chuẩn bị giết Pelops thì bánh xe rơi xuống, làm cỗ xe ngựa của Oenomaus vỡ tan tành. Người đánh xe ngựa cho Oenomaus là Myrtilus còn sống sót, nhưng Oenomaus bị những con ngựa tấn công cho tới chết.

Sau đó Pelops đã giết Myrtilus bằng cách ném anh từ trên vách đá xuống biển khi anh yêu cầu Pelops trả ơn mình. Trước khi chết, Myrtilus nguyền rủa rằng thế hệ con cháu của Pelops sẽ có một mối thù truyền kiếp, đó là bắt đầu từ hai anh em sinh đôi Atreus và Thyestes, một trong số những người con trai của Pelops với Hippodamia.

Để tưởng nhớ Oenomaus, Pelops đã tạo ra Thế vận hội Olympic, hay nói cách khác là Thế vận hội Olympic để kỷ niệm chiến thắng của Pelops. Cuộc đua xe ngựa của Oenomaus là một nguồn gốc huyền thoại của Thế vận hội Olympic cổ đại.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thời cổ đại, lãnh thổ của Pisa nằm ở Olympia, Hy Lạp.
  2. ^ Theo dự án: Harpina.
  3. ^ Hyginus, Fabula 84 ("Oenomaus, con trai của thần Mars với Asterope, con gái của thần Atlas"), Fabula 250 ("Oenomaus, con trai của thần Mars với Asterie, con gái của thần Atlas").
  4. ^ Apollodorus, 3.110–111; Pseudo-Hyginus, Astronomica 2.21
  5. ^ Scholia on Apollonius Rhodius, Argonautica 1.752
  6. ^ Tzetzes thành Lycophron, 157
  7. ^ Pausanias, 5.1.6
  8. ^ Tzetzes on Lycophron, 149 & 219
  9. ^ Pausanias, Description of Greek , 6. 21. 9–11, có tham chiếu đến Megalai Ehoiai fr. 259 (a).
  10. ^ Pindar, First Olympian Ode 71
  11. ^ Cicero, Tusculanae Disputationes 2.27.67 (được chú thích trong Karl Kerenyi, The Heroes of the Greeks, 1959:64).
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Oenomaus