Wiki - KEONHACAI COPA

OTR-21 Tochka

OTR-21 Tochka
SS-21 Scarab
LoạiTên lửa đạn đạo chiến thuật
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1976 - nay (Scarab A)
1986 - nay (Scarab B)
Sử dụng bởiXem trong bài
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtKBM (Kolomna)
Thông số
Khối lượng2.000 kg (4.400 lb) Scarab A
2.010 kg (4.430 lb) Scarab B
Chiều dài6,4 m (21 ft)
Đường kính0,65 m (2 ft 2 in)
Đầu nổHóa học, hạt nhân 100 kt, EMP, hoặc phá mảnh

Động cơĐộng cơ nhiên liệu rắn một tầng
Tầm hoạt động70 km (43 mi) Scarab A
120 km (75 mi) Scarab B
Tốc độ1,8 km/s (1,1 mi/s)
Hệ thống chỉ đạoQuán tính kết hợp với GLONASS
Nền phóngXe mang phóng cơ động

OTR-21 Tochka (tiếng Nga: оперативно-тактический ракетный комплекс (ОТР) «Точка»; tiếng Anh: Tổ hợp tên lửa chiến dịch chiến thuật "Tochka", "Dấu chấm hết") là một tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Liên Xô. Mã định danh GRAU9K79; tên định danh NATOSS-21 Scarab. Tên lửa được vận chuyển và phóng đi trên xe mang phóng tự hành 9P129, tổ hợp này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính.

OTR-21 được triển khai tới Đông Đức vào năm 1981, để thay thế cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K52 Luna-M.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

OTR-21 là một tổ hợp phóng tên lửa cơ động, được thiết kế để triển khai cùng với các đơn vị chiến đấu khác trên chiến trường. Trong khi 9K52 Luna-M (FROG-7) có độ chính xác thấp, thì OTR-21 có độ chính xác cao hơn rất nhiều. Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương, chẳng hạn như các cơ sở hậu cần, cầu, cảng, nhà kho, bãi tập kết, sân bay… Đầu đạn phân mảnh có thể được thay thế bằng đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Động cơ nhiên liệu rắn giúp tên lửa dễ dàng bảo dưỡng và triển khai.

Các đơn vị OTR-21 thường được tổ chức thành các lữ đoàn. Mỗi lữ đoàn có 18 xe phóng; mỗi xe phóng mang 2 tới 3 tên lửa. Xe phóng có thể lội nước, vận tốc tối đa trên đường đạt 60 km/h (37 mph) và 8 km/h (5,0 mph) ở dưới nước. Xe có hệ thống bảo vệ NBC (sinh - hóa - hạt nhân). Tổ hợp được phát triển từ năm 1968, có 3 biến thể được chế tạo.

Scarab A[sửa | sửa mã nguồn]

Scarab A được đưa vào trang bị cho Lục quân Liên Xô vào năm 1975. Tên lửa có thể mang một trong ba kiểu đầu đạn:

  • Đầu đạn liều nổ mạnh thông thường nặng 482 kg (1.063 lb).
  • Đầu đạn phá mảnh (gây thương vong trong bán kính hơn 200 m (660 ft).
  • Đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Tầm bắn tối thiểu là 15 km (9,3 mi), cực đại đạt 70 km (43 mi); sai số trúng đích (CEP) là khoảng 150 m (490 ft).

Scarab B[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ hợp cải tiến Scarab B (Tochka-U) được trang bị năm 1989. Động cơ cải tiến tăng tầm bắn lên 120 km (75 mi). Sai số CEP giảm đáng kể, xuống còn 95 m (312 ft).

Scarab C[sửa | sửa mã nguồn]

Biến thể thứ ba Scarab C được phát triển vào thập niên 1990. Tầm bắn tăng lên 185 km (115 mi), và CEP giảm. Scarab C có trọng lượng 1.800 kg (4.000 lb).

Biến thể khác[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tự phát triển một biến thể có tên gọi KN-02 Toksa (Rắn lục).[1] Toksa có tầm bắn 120–140 km, nó là tên lửa đạn đạo chính xác nhất trong kho tên lửa của Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho đến nay. KN-02 sử dụng xe tải MAZ-630308-224 thay thế cho xe 9P129.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

  • CNN đã báo cáo rằng ít nhất 1 tên lửa đã được sử dụng gần Donetsk trong Chiến tranh Donbass bởi Quân đội Ukraine và lực lượng li khai miền Đông được Nga hậu thuẫn. Barbara Starr của CNN đã đưa tin về việc sử dụng tên lửa đạn đạo ở miền Đông Ukraine vào ngày 29 tháng 7 năm 2021. "Tình báo Mỹ đã nhìn thấy thông qua hệ thống vệ tinh của mình Lực lượng Ukraine phóng tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm ngắn từ các vị trí của Chính phủ Ukraine vào các khu do phe li khai chiếm đóng". Cô ấy nói "Điều này đã sảy ra trong 48 giờ qua. Đây là một yếu tố để thay đổi cuộc chơi". [4][5]

Nội chiến Syria (2011 - nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Nội chiến Yemen (2014 - nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Nagorno - Karabakh 2020[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine 2022[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia hiện vẫn đang sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Armenia
3 xe phóng với 24 tên lửa của tổ hợp Tochka-U
 Azerbaijan
12 xe phóng Tochka-U
 Belarus
36 [22]
 Bulgaria
18 xe phóng với 21 tên lửa (Scarab-A)
 Kazakhstan
12
 Bắc Triều Tiên
Sử dụng phiên bản KN-02 Toksa
 Nga
Tính tới năm 2019, Nga đang có 24 xe phóng. Hệ thống tên lửa của Nga đã được nâng cấp kể từ năm 2004 [23] và đã được lên kế hoạch thay thế bởi tên lửa 9K720 Iskander.[24] Lữ đoàn tên lửa 448, lữ đoàn tên lửa cuối cùng của Nga còn vận hành tên lửa Tochka đã được tái trang bị với tên lửa 9K720 Iskander, chính thức chấm dứt thời kì vận hành của loại tên lửa này trong Quân đội Nga. Tuy nhiên, một vài hệ thống vẫn được sử dụng ở bãi thử tên lửa Kapustin Yar.[25] Các báo cáo mới của Nga và các thước phim trên mạng xã hội cho thấy Nga vẫn trưng bày tên lửa Tochka ở các sự kiện năm 2021, bao gồm cả cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng.[26] Trong Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine 2022, đã có giả thuyết rằng các xe phóng Tochka-U đã được đưa trở lại hoạt động,[27] nhưng điều này đã bị bác bỏ bởi Nga. Tổ chức Ân xá Quốc tế và một số chuyên gia quân sự báo cáo về việc Nga đã sử dụng tên lửa Tochka trong cuộc tấn công vào Kramatorsk.[28] Hơn nữa, một vài video đã cho thấy các tên lửa Tochka được vận chuyển trên xe tải từ Belarus đến Ukraine được sơn kí tự "V" vào ngày 530 tháng 3. [29] Thêm vào đó, Viện nghiên cứu chiến tranh cũng nói rằng Tập đoàn quân Cận vệ hỗn hợp số 8 hoạt động ở khu vực Donbas được trang bị tên lửa Tochka-U.[30]
 Ukraina
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tính tới tháng 4 năm 2022, Ukraine hiện đang vận hành 38-90 xe phóng và vài trăm tên lửa Tochka.[31] Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói rằng Ukraine đang sỡ hửu 500 tên lửa loại này vào năm 2022.[32] Mặt khác, theo Globalsecurity, Ukraine đang sở hữu 90 xe phóng Tochka-U vào năm 2022, bằng với số lượng năm 1995.[33]
 Syria
Vận hành không rõ số lượng phiên bản KN-02 Toksa của Triều Tiên.[34] Vào tháng 2 năm 2017, theo báo cáo của Fox, Mỹ đã chính thức xác nhận rằng Nga đã chuyển 50 tên lửa Tochka-U đến Syria.[35] Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitry S. Peskov nói rằng Nga không hề có những thông tin này, và Bộ quốc phòng Nga đã phủ nhận điều này.[36]
 Yemen
Không rõ số lượng.

Quốc gia từng sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

 Tiệp Khắc
Chuyển giao cho Cộng hòa SécSlovakia.
 Cộng hòa Séc
Tiếp nhận từ Tiêp Khắc, đã loại biên.
 Ba Lan
4 hệ thống, đã loại biên năm 2005 vì thiếu phụ tùng.
 Slovakia
Tiếp nhận một số lượng nhỏ từ Tiệp Khắc, đã loại biên toàn bộ.
 Liên Xô
Chuyển giao cho nước cộng hòa thừa kế.
Cộng hòa Dân chủ Đức Đông Đức
Chuyển giao cho CHLB Đức sau khi Đông Đức sáp nhập vào Tây Đức năm 1991.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ globalsecurity.org
  2. ^ “Novayagazeta | August 14, 2008 №59 | "It Was No Spontaneous, But Planned War". web.archive.org. 30 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Georgian Military Folds Under Russian Attack | AVIATION WEEK”. web.archive.org. 21 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ Welle (www.dw.com), Deutsche. “Ukraine denies using ballistic missiles | DW | 02.08.2014”. DW.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ CNN, By Tim Lister. “Ukraine crisis: Inside the kill zone”. CNN. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “Tochka-U fired by regime in West Aleppo”. Map of Syrian Civil War - Syria news and incidents today - syria.liveuamap.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ “SAA has fired a Tochka Ballistic missile at open area of Turkish town of Yayladagi/Antioch. No casualties. Hatay”. Map of Syrian Civil War - Syria news and incidents today - syria.liveuamap.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ “Second David's Sling missile fell in Syria without hitting target”. The Jerusalem Post | JPost.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ “Military Watch Magazine”. militarywatchmagazine.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ “Missile strikes hit oil refineries in northern Syria, killing one”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ “UAE soldier deaths in Yemen rise to 52”. Al Bawaba (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ “Yemen conflict: Gulf commanders 'killed in missile strike'. BBC News (bằng tiếng Anh). 14 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ “رابط غير مفعل”. الأخبار (bằng tiếng Ả Rập). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ “Yemen's Tochka Attack Kills Blackwater Commander, Saudi Mercenaries- Al Manar TV Website Archive”. archive.almanar.com.lb. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ tass.com https://tass.com/world/1207013. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  16. ^ https://euromaidanpress.com/2022/02/25/ukrainian-forces-launch-missile-attack-on-russias-military-airfield/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  17. ^ “Ukraine reportedly strikes Russian airbase”. Janes.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ “Russia commits indiscriminate attacks during the invasion of Ukraine”. Amnesty International (bằng tiếng Anh). 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ “Russia accuses Kyiv of deadly missile attack on Donetsk”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 14 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  20. ^ Eastwood, Brent M. (30 tháng 3 năm 2022). “Tochka: The Missile Ukraine Could Use to Attack Russia?”. 19FortyFive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ Newdick, Thomas (24 tháng 3 năm 2022). “Russian Landing Ship Destroyed In Massive Explosion In Captured Ukrainian Port City”. The Drive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  22. ^ Belarus Army Equipment
  23. ^ “24.02.12 СМИ: Минобороны отказалось ремонтировать тактические ракеты «Точка-У» - пїЅпїЅпїЅпїЅпїЅпїЅпїЅ пїЅпїЅпїЅпїЅпїЅпїЅпїЅ”. www.militaryparitet.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  24. ^ “Великий воин и защитник «Искандер»”. ВПК.name (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  25. ^ “«Принудительная дипломатия»: почему НАТО опасается «Искандеров»”. Газета.Ru (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  26. ^ “Russia's Kramatorsk 'Facts' Versus the Evidence”. bellingcat (bằng tiếng Anh). 14 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  27. ^ “Senior Defense Official Holds a Background Briefing”. U.S. Department of Defense (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  28. ^ "Точка У", "Калібри" та "Іскандери": якими ракетами Росія обстрілює міста України”. BBC News Україна (bằng tiếng Ukraina). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  29. ^ “Suspect Claim by Russia on Rockets That Killed Fleeing Civilians”. POLYGRAPH.info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  30. ^ “Institute for the Study of War”. Institute for the Study of War (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  31. ^ tass.com https://tass.com/world/1434717. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  32. ^ “OTR-21 Tochka (SS-21)”. Missile Threat (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  33. ^ “Ground Forces Equipment - Ukraine”. www.globalsecurity.org. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  34. ^ “Military Watch Magazine”. militarywatchmagazine.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  35. ^ Litovkin, Nikolai; RBTH (10 tháng 2 năm 2017). “Are Russia's SS-21 missiles in use in Syria against Islamic extremists?”. Russia Beyond (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  36. ^ tass.com https://tass.com/defense/929981. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/OTR-21_Tochka