Wiki - KEONHACAI COPA

Numerianus

Numerianus
Hoàng đế thứ 50 của Đế quốc La Mã
Đồng xu Antoninianus của Numerianus
Tại vị282–283 (là Caesar dưới thời cha ông);
Tháng 12, 283 – Tháng 11, 284 (một mình)
Tiền nhiệmCarus
Kế nhiệmDiocletianus
Thông tin chung
MấtTháng 11, 284
Emesa
Phối ngẫuCon gái của Arrius Aper
Tên đầy đủ
Marcus Aurelius Numerius Numerianus (từ khi sinh tới lúc phong là Caesar);
Caesar Marcus Aurelius Numerius Numerianus (là Caesar);
Caesar Marcus Aurelius Numerius Numerianus Augustus (là Hoàng đế)

Numerianus (tiếng Latinh: Marcus Aurelius Numerius Numerianus Augustus;[1] ? – 284) là Hoàng đế La Mã từ năm 282 đến 284 với người anh trai Carinus. Cả hai đều là con của Carus, một viên tướng được thăng lên chức Pháp quan thái thú (Praetorian prefect) dưới thời Hoàng đế Probus vào năm 282.[2]

Triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 282, các quân đoàn lê dương vùng thượng nguồn sông DanubeRaetiaNoricum đã tôn cha của Numerianus là Pháp quan thái thú Marcus Aurelius Carus làm Hoàng đế, bắt đầu một cuộc nổi loạn chống lại Hoàng đế Probus.[3] Quân của Probus đang đóng tại Sirmium (Sremska Mitrovica, Serbia) đã quyết định họ không muốn chiến đấu với Carus mà thay vào đó ra tay ám sát Probus.[4] Carus lúc này đã sáu mươi tuổi muốn thiết lập một triều đại[5] bèn phong cho Carinus và Numerianus làm Ceasar.[6]

Năm 283, Carus để Carinus ở lại phụ trách phía Tây và di chuyển với Numerianus và viên Pháp quan thái thú Arrius Aper về phía Đông để tiến hành chiến tranh chống lại Đế quốc Sassanid. Người Sassanid đã bị lôi kéo vào một vụ tranh chấp liên tiếp kể từ sau khi Shapur qua đời và ở thế bị động trước bước tiến công của Carus.[7]

Theo Zonaras, EutropiusFestus cho biết thì Carus đã giành đại thắng chống lại quân Ba Tư, tiến binh chiếm được Seleucia và thủ đô Ctesiphon của người Sassanid (gần khu vực nay là Al-Mada'in, Iraq) cùng các thành phố trên bờ đối diện sông Tigris.[8] Trong lễ kỷ niệm, Numerianus, Carus và Carinus đều đoạt hết tước hiệu Persici maximi của Ba Tư.[9] Ít lâu sau thì Carus đột nhiên mất vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm 283,[2] có tin đồn ông bị sét đánh trúng.[10]

Đồng Hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn]

Cái chết của Carus để lại Numerianus và Carinus cùng làm Augusti mới. Carinus nhanh chóng khởi hành từ Gaul tới Roma, cuối cùng cũng đến kịp lúc vào tháng 1 năm 284, trong khi Numerianus vẫn còn nấn ná ở phía Đông.[11] Quân đội La Mã rút khỏi Ba Tư một cách trật tự và chẳng gặp phải bất cứ sự kháng cự nào, cũng vì vua Ba Tư là Bahram II vẫn còn đang bận việc tranh đấu để thâu tóm quyền hành từ tay các phe nhóm soán đoạt khác.[12]

Đến tháng 3 năm 284, Numerianus chỉ tới được Emesa (nay là Homs) ở Syria; sang tháng 11, mới đến được Tiểu Á.[13] Ở Emesa dường như ông vẫn còn sống và có sức khỏe tốt, cũng như ban bố các huấn lệnh còn tồn tại chỉ mang tên mình ở đó.[14] Những đồng tiền xu được phát hành đều mang tên ông ở Cyzicus được một thời gian trước khi kết thúc năm 284, nhưng thật khó mà biết được liệu ông vẫn còn trong mắt công chúng tại thời điểm đó.[15]

Kể từ sau hành trình tới Emesa, đoàn tùy tùng của Numerianus trong đó có viên thái thú Aper đã kể lại rằng Hoàng đế bị chứng viêm mắt và buộc phải di chuyển trên một cỗ xe tứ mã che kín.[16] Khi đoàn quân vừa tới Bithynia,[11] một số binh sĩ của Numerianus chợt ngửi thấy mùi giống như là có xác chết đang phân hủy bốc ra từ cỗ xe tứ mã.[12] Họ vội tiến lại gần mở rèm cửa và phát hiện Numerianus đã chết từ đời nào.[17]

Sau khi qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Aper chính thức loan báo những tin tức về cái chết của Numerianus ở Nicomedia (İzmit) vào tháng 11 năm 284.[18] Các tướng lĩnh và bảo dân quan của Numerianus bèn cho mở một hội đồng để bầu chọn người kế vị ngôi Hoàng đế. Sau một hồi bàn luận cuối cùng hội đồng đã quyết định chọn Diocletianus nguyên là chỉ huy cánh kị binh trong đội Cấm vệ quân làm Hoàng đế La Mã.[19] Bất chấp những nỗ lực của Aper để tìm kiếm sự ủng hộ.[18] Quân đội phía Đông tập trung trên một ngọn đồi bên ngoài Nicomedia và nhất trí chào đón vị Augustus mới của họ.[20] Ban đầu Diocletianus cứ một mực từ chối, rồi sau cùng do quần thần cố nài ép thì ông mới chịu chấp nhận bộ hoàng bào màu tím và rút thanh gươm dưới ánh sáng mặt trời, tuyên thệ mình vô can về cái chết của Numerianus. Thay vào đó ông đổ tội cho Aper đã giết chết Numerianus và cố che giấu hành vi mưu phản này.[20] Trước ánh mắt theo dõi của toàn thể binh lính, Diocletianus đã mau chóng rút gươm và đâm chết Aper ngay lập tức.[21] Nguyên nhân cái chết của Numerianus cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.

Tính cách[sửa | sửa mã nguồn]

Dựa theo nguồn sử liệu không xác thực Historia Augusta cho biết Numerianus là một văn nhân uyên bác, hòa đồng, tử tế và nổi tiếng về tài hùng biện và làm thơ tuyệt vời. Tuy nhiên, chẳng có nguồn tài liệu nào đề cập bất cứ điều gì về tính cách của ông.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trong tiếng Latinh cổ, Cái tên Numerianus có thể được viết là MARCVS AVRELIVS NVMERIVS NVMERIANVS AVGVSTVS.
  2. ^ a b Leadbetter, "Carus."
  3. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Leadbetter, "Carus"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Southern, Severus to Constantine, p. 132; Williams, Diocletian, p. 32.
  4. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Southern, Severus to Constantine, p. 132.
  5. ^ Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Southern, Severus to Constantine, p. 132; Williams, Diocletian, p. 32.
  6. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Williams, Diocletian, p. 32.
  7. ^ Leadbetter, "Carus"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39.
  8. ^ Zonaras, 12.30; Eutropius, 9.14.1; Festus, 24; Barnes, Constantine and Eusebius, 4; Leadbetter, "Carus"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Potter, The Roman Empire at Bay, p. 279; Williams, Diocletian, p. 33.
  9. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Leadbetter, "Carus."
  10. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Leadbetter, "Carus"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Southern, Severus to Constantine, p. 133; Williams, Diocletian, pp. 33–34.
  11. ^ a b Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4.
  12. ^ a b Southern, Severus to Constantine, p. 133.
  13. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Leadbetter, "Numerianus."
  14. ^ Codex Justinianus 5.52.2; Leadbetter, "Numerianus"; Potter, The Roman Empire at Bay, p. 279.
  15. ^ Roman Imperial Coinage 5.2 Numerian no. 462; Potter, The Roman Empire at Bay, pp. 279–80).
  16. ^ Leadbetter, "Numerianus."
  17. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Leadbetter, "Numerianus"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, p. 39; Williams, Diocletian, p. 35.
  18. ^ a b Potter, The Roman Empire at Bay, p. 280.
  19. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, p. 4; Barnes, New Empire, p. 31; Bowman, "Diocletian", p. 68; Mathisen, "Diocletian"; Williams, Diocletian, p. 33, 35-36.
  20. ^ a b Barnes, Constantine and Eusebius, pp. 4–5; Odahl, Constantine and the Christian Empire, pp. 39–40; Williams, Diocletian, pp. 36–37.
  21. ^ Barnes, Constantine and Eusebius, pp. 4–5; Leadbetter, "Numerian"; Odahl, Constantine and the Christian Empire, pp. 39–40; Williams, Diocletian, p. 37.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu phụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Barnes, Timothy D. Constantine and Eusebius. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1981. ISBN 978-0-674-16531-1
  • Barnes, Timothy D. The New Empire of Diocletian and Constantine. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1982. ISBN 0-7837-2221-4
  • Bowman, Alan K. "Diocletian and the First Tetrarchy." In The Cambridge Ancient History, Volume XII: The Crisis of Empire, edited by Alan Bowman, Averil Cameron, and Peter Garnsey, 67–89. Cambridge University Press, 2005. ISBN 0-521-30199-8
  • Leadbetter, William. "Carus (282–283 A.D.)." De Imperatoribus Romanis (2001a). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  • Leadbetter, William. "Numerianus (283–284 A.D.)." De Imperatoribus Romanis (2001b). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  • Leadbetter, William. "Carinus (283–285 A.D.)." De Imperatoribus Romanis (2001c). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  • Mathisen, Ralph W. "Diocletian (284–305 A.D.)." De Imperatoribus Romanis (1997). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2008.
  • Potter, David S. The Roman Empire at Bay: AD 180–395. New York: Routledge, 2005. Hardcover ISBN 0-415-10057-7 Paperback ISBN 0-415-10058-5
  • Southern, Pat. The Roman Empire from Severus to Constantine. New York: Routledge, 2001. ISBN 0-415-23944-3
  • Williams, Stephen. Diocletian and the Roman Recovery. New York: Routledge, 1997. ISBN 0-415-91827-8

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tước hiệu
Tiền nhiệm
Carus
Hoàng đế La Mã
283–284
Phục vụ bên cạnh: Carinus
Kế nhiệm
Carinus (tới 285) và Diocletianus
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Carus,
Carinus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
284
với Carinus
Kế nhiệm
Diocletianus,
Titus Claudius Aurelius Aristobulus
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Numerianus