Wiki - KEONHACAI COPA

Những nhà lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam

Những nhà lãnh đạo trong Chiến tranh Việt Nam là danh sách liệt kê các nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của Chiến tranh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

Hồ Chí Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969) là một nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo con đường Chủ nghĩa Cộng sản.

Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và là chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cả hai cuộc Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và Chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông là người có vai trò lãnh đạo các chiến dịch quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cuộc Chiến tranh Việt Nam cho đến khi qua đời năm 1969.

Võ Nguyên Giáp[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 4/10/2013) là Đại tướng, Tổng Tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông có vai trò là chỉ huy trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và Chiến tranh Việt Nam (1960–1975), trong đó ông đã tham gia trực tiếp vào những chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu đông (1950), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Sự kiện Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Xuân - Hè (1972), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đã dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975.

Ngô Đình Diệm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm (3/1/1901 – 2/11/1963) từng là Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại. Vì tư tưởng chống cộng nên ông đã nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa vào năm 1955. Tuy nhiên vì ông là một người Công giáo và có những chính sách chèn ép tôn giáo đối với Phật giáo dẫn đến Biến cố Phật giáo 1963. Điều này đã góp phần khiến ông Diệm dần mất đi sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các tướng lĩnh quân đội lên kế hoạch đảo chính năm 1963. Kết quả là ông Diệm cùng em trai mình, cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị ám sát trong cuộc đảo chính, nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ.

Nguyễn Cao Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Cao Kỳ

Nguyễn Cao Kỳ (8/9/1930 - 22/7/2011) là một sĩ quan quân đội cao cấp và một cựu chính trị gia của Việt Nam Cộng hòa. Và cũng từng là thủ tướng (1965-1967) và phó tổng thống (1967–1971) của Việt Nam Cộng hòa. Từ một đồng minh, sau đó ông trở thành đối thủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Kỳ đã được coi là một người chống cộng tích cực trong giai đoạn trước năm 1975 và sau đó được coi là một biểu tượng hòa giải dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ năm 2004 khi ông trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên trở về nước.

Nguyễn Văn Thiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Thiệu

Nguyễn Văn Thiệu (5/4/1923 - 29/9/2001) là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (1965–1967) và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (1967–1975). Năm 1963, Thiệu tham gia cuộc đảo chính quân sự để lật đổ Tổng thống Diệm năm 1963. Trong những năm làm tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu bị chỉ trích là đã làm ngơ trước tệ nạn tham nhũng tràn lan. Ông còn là người đã phản đối quyết liệt Hiệp định Paris 1973 và công khai đổ lỗi cho Hoa Kỳ không giữ lời hứa và bỏ rơi đồng mình Việt Nam Cộng Hoà, dẫn đến sự sụp đổ của Sài Gòn và miền Nam Việt Nam năm 1975.

Lực lượng chống Cộng[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng Hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dwight D. Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ từ 1953 đến 1961.
  • John F. Kennedy là Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ từ năm 1961 cho đến khi ông qua đời do bị ám sát năm 1963.
  • Lyndon B. Johnson là Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ từ năm 1963 đến 1969.
  • Richard Nixon là Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ từ năm 1969 cho đến khi ông từ chức năm 1974.
  • Gerald Ford là tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ từ năm 1974 đến 1977.
  • Robert McNamara là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 8, phục vụ dưới thời Tổng thống John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson từ năm 1961 đến năm 1968.
  • Clark Clifford là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 9, phục vụ dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson từ năm 1968 đến 1969.
  • Melvin R. Laird là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 10, phục vụ dưới thời Tổng thống Richard Nixon từ năm 1969 đến năm 1973.
  • James R. Schlesinger là Bộ trưởng Quốc phòng thứ 12, phục vụ dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford từ năm 1973 đến 1975.
  • Henry Kissinger là Cố vấn An ninh Quốc gia thứ 8 và Bộ trưởng Ngoại giao thứ 56, phục vụ dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford từ năm 1969 đến 1977.

Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Earle Wheeler là một Tướng quân đội Hoa Kỳ, từng là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân từ năm 1964 đến 1970.
  • Thomas Hinman Moorer là đô đốc Hoa Kỳ, từng là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân từ năm 1970 đến 1974.
  • William Westmoreland là 1 Tướng Mỹ chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam từ 1964 đến 1968.
  • Creighton Abrams là một tướng Mỹ chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1972.
  • Frederick C. Weyand là một tướng quân đội Hoa Kỳ, là chỉ huy cuối cùng của các hoạt động quân sự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1972 đến năm 1973.
  • Elmo Zumwalt là một sĩ quan hải quân Mỹ và chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại Việt Nam.
  • William W. Momyer là chỉ huy của Bộ tư lệnh không quân chiến thuật của Không quân Hoa Kỳ và là chỉ huy của Không quân 7.
  • John S. McCain, Jr. là đô đốc người Mỹ và Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.
  • George Stephen Morrison là một Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ trong Bộ Tư lệnh trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đã leo thang sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Úc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Robert Menzies là Thủ tướng Úc từ năm 1949 đến 1966.
  • Harold Holt là Thủ tướng Úc từ năm 1966 đến 1967.
  • John Gorton là Thủ tướng Úc từ năm 1968 đến 1971.
  • Gough Whitlam là Thủ tướng Úc từ năm 1972 đến năm 1975.
  • Frederick Scherger là Đại tướng không quân và Chủ tịch Tham mưu trưởng từ năm 1961 đến 1966.
  • Reginald Pollard (Trung tướng) là Tổng tư lệnh quân đội từ năm 1960 đến 1963.
  • Ted Serong là một sĩ quan cao cấp của Quân đội Úc và là chỉ huy của Đội Huấn luyện Quân đội Úc Việt Nam từ năm 1962 đến năm 1965.
  • Donald Dunstan là một sĩ quan quân đội Úc, từng là chỉ huy của lực lượng Úc tại Việt Nam năm 1971 và 1972.

New Zealand[sửa | sửa mã nguồn]

Philippines[sửa | sửa mã nguồn]

Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Khmer[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Lào[sửa | sửa mã nguồn]

  • Souvanna Phouma là hoàng tử của Lào và là một nhân vật chính trị.
  • Vang Pao là một tướng lĩnh lớn trong Quân đội Hoàng gia Lào và là chỉ huy của lực lượng du kích người Mông có ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến.

Tây Ban Nha[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Võ Nguyên Giáp là Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và là một trong những nhà lãnh đạo quân sự nổi bật nhất trong chiến tranh.
  • Văn Tiến Dũng là một tướng quân Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tham mưu trưởng QDNDVN (1954–1974); Tổng tư lệnh QDNDVN (1974–1980); và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (1980–1986).
  • Hoàng Văn Thái là Bộ Tổng tham mưu thành lập Quân đội Quốc gia, sau khi giữ chức Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Nguyễn Hữu An là một tướng lĩnh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân đoàn 2.
  • Lê Trọng Tấn là một tướng lĩnh và nhân vật chủ chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông là phó chỉ huy của Việt Cộng và giữ các chỉ huy cao cấp trong Chiến Dịch Xuân Hè (1972) và chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Hoàng Minh Thảo là một nhà lý luận và quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam và là cố vấn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Khmer Đỏ[sửa | sửa mã nguồn]

Pathet Lào[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%AFng_nh%C3%A0_l%C3%A3nh_%C4%91%E1%BA%A1o_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam