Wiki - KEONHACAI COPA

Nhất đại tông sư

Nhất đại tông sư
Áp phích chiếu rạp tại Việt Nam.
Phồn thể一代宗師
Giản thể一代宗师
Bính âmYīdài Zōngshī
Việt bínhJat1 Doi6 Zung1 Si1
Đạo diễnVương Gia Vệ
Sản xuấtNgô Tư Viễn
Megan Ellison
Vương Gia Vệ
Kịch bảnVương Gia Vệ
Trâu Tĩnh Chi
Từ Hạo Phong
Cốt truyệnVương Gia Vệ
Diễn viênLương Triều Vĩ
Chương Tử Di
Trương Chấn
Triệu Bổn Sơn
Song Hye-kyo
Vương Khánh Tường
Trương Tấn (diễn viên)
Người dẫn chuyệnLương Triều Vĩ
Âm nhạcShigeru Umebayashi
Stefano Lentini
Nathaniel Méchaly
Quay phimPhilippe Le Sourd
Dựng phimTrương Thúc Bình
Hãng sản xuất
Block 2 Pictures
Jet Tone Films
Sil-Metropole Organisation
Bona International Film Group
Annapurna Pictures
Phát hànhSil-Metropole Organisation
Bona Film Group
Công chiếu
  • 8 tháng 1 năm 2013 (2013-01-08) (Trung Quốc)
  • 10 tháng 1 năm 2013 (2013-01-10) (Hồng Kông)
  • 8 tháng 2 năm 2013 (2013-02-08) (Việt Nam[1])
Độ dài
130 phút
Quốc gia Hồng Kông[2]
Trung Quốc[2]
Ngôn ngữTiếng Quan thoại[2]
Tiếng Quảng Đông
Kinh phí240 triệu Nhân dân tệ (38,6 triệu USD)[3]
Doanh thu64,076,736 USD[4]

Nhất đại tông sư[1] (chữ Hán: 一代宗師, tựa tiếng Anh: The Grandmaster) là một bộ phim điện ảnh chính kịch võ thuật Hồng Kông-Trung Quốc năm 2013 dựa trên cuộc đời thực của võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn[2][5]. Phim do Vương Gia Vệ đạo diễn kiêm viết kịch bản với sự góp mặt của Lương Triều VĩChương Tử Di. Phim được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 8 tháng 1 năm 2013. Đây là phim chiếu mở màn tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 63 vào tháng 2 năm 2013[6] và tranh cử tại Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông 2013[7]. The Weinstein Company là đơn vị giành được quyền phân phối quốc tế của phim[8]. Nhất đại tông sư nằm trong danh sách đệ trình lên giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 86[9], từng nằm trong danh sách rút gọn vào tháng 1 nhưng không thể lọt vào danh sách ứng cử 5 phim cuối cùng[10]. Tuy nhiên phim đã giành được hai đề cử cho hạng mục quay phim xuất sắc nhất (Philippe Le Sourd) và thiết kế phục trang đẹp nhất (Trương Thúc Bình).[11][12]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Bộ phim kể về cuộc đời của võ sư Vịnh Xuân quyền Diệp Vấn, bắt đầu từ những năm 1930 tại Phật Sơn và di cư tới Hồng Kông sau Chiến tranh Trung-Nhật.

Bộ phim bắt đầu với việc Diệp Vấn suy nghĩ về võ thuật, và sau đó chuyển sang cảnh chiến đấu dưới mưa giữa Diệp Vấn và rất nhiều tên côn đồ. Diệp sư phụ chiến thắng và trải qua những hồi tưởng về cuộc đời mình, từ khi bắt đầu luyện võ từ năm bảy tuổi đến khi được sư phụ Trần Hoa Thuận thu nhận, và kết hôn với Trương Vĩnh Thành.

Cuộc sống yên bình của Diệp Vấn bị đe dọa bởi sự xuất hiện của Cung Bảo Sâm, võ sư Võ Đang quyền đến từ miền Bắc Trung Quốc, tuyên bố rằng ông đã nghỉ hưu và bổ nhiệm Mã Tam làm người thừa kế ở miền Bắc. Sau đó, ông thừa nhận rằng miền Nam nên có người thừa kế riêng. Nhiều võ sư cố gắng thách thức Cung sư phụ, nhưng tất cả họ đều bị Mã Tam hạ gục. Khi các võ sư miền Nam đang cân nhắc về một người đại diện, con gái của Cung Bảo Sâm là Cung Nhị đến và cô thuyết phục cha mình không nên tiếp tục tỉ võ, vì cô cảm thấy không có ai xứng đáng. Trong khi đó, các võ sư miền Nam quyết định chọn Diệp Vấn đại diện cho họ, và Diệp sư phụ được thử sức bởi ba võ sư miền Nam trước khi anh thách đấu Cung Bảo Sâm. Tuy nhiên, "trận đấu" giữa Diệp Vấn và Cung sư phụ hóa ra lại là một cuộc trao đổi ý tưởng triết học. Cung sư phụ tuyên bố Diệp Vấn là người chiến thắng và trở về miền Bắc. Cung Nhị muốn lấy lại danh dự cho gia đình mình bằng cách thách đấu Diệp Vấn và họ đồng ý rằng nếu có bất cứ đồ đạc gì bị vỡ, Diệp sư phụ sẽ thua. "Võ thuật là về độ chính xác", vì vậy bất cứ ai làm vỡ một mảnh đồ đạc trong trận đấu sẽ là kẻ thua cuộc. Một trận đấu dữ dội diễn ra giữa Diệp Vấn và Cung Nhị, kết thúc bằng chiến thắng của Cung Nhị vì Diệp Vấn đã làm nứt bậc thang cuối cùng (chỉ vì anh cứu Cung Nhị khỏi bị ngã). Diệp Vấn và Cung Nhị sau đó tạm biệt nhau một cách vui vẻ, Diệp sư phụ nói rằng anh vẫn muốn một trận tái đấu.

Diệp Vấn và Cung Nhị vẫn giữ liên lạc bằng cách trao đổi thư từ và Diệp sư phụ dự định đưa gia đình mình tới miền Bắc, nhưng kế hoạch của anh bị phá sản sau khi Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra vào năm 1937. Trong chiến tranh, gia đình Diệp Vấn lâm vào cảnh nghèo khó và hai cô con gái của anh chết vì đói. Trong khi đó ở miền Bắc, Mã Tam trở thành kẻ phản quốc và giết chết Cung sư phụ. Khi Cung Nhị trở về, những người lớn tuổi nói với cô rằng mong muốn cuối cùng của cha cô là cô được sống hạnh phúc và đừng tìm cách trả thù. Cung Nhị không chấp nhận điều đó, cô thề sẽ không bao giờ dạy võ, kết hôn hay sinh con và dành toàn bộ cuộc đời mình để trả thù.

Diệp Vấn chuyển đến Hồng Kông với hi vọng bắt đầu sự nghiệp dạy võ, nhưng phải đối mặt với đủ loại thử thách vì cũng gặp nhiều vị võ sư khác. Anh đánh bại họ một cách rõ ràng và có được danh tiếng. Anh gặp lại Cung Nhị vào đêm giao thừa năm 1950 và khuyên cô nên đấu võ một lần nữa trong khi ngụ ý rằng cô nên mở một võ đường cho riêng mình. Tuy nhiên, Cung Nhị từ chối điều này. Một cảnh hồi tưởng mười năm trước cho thấy cuộc đối đầu giữa Cung Nhị và Mã Tam tại một nhà ga xe lửa vào đêm giao thừa năm 1940. Cung Nhị đã đánh bại Mã Tam sau một cuộc giao chiến gây cấn và dữ dội, cô bị thương nặng sau cuộc giao chiến và mất đi lòng ham muốn sử dụng võ thuật.

Bộ phim sau đó chuyển cảnh đến năm 1952, khi Diệp Vấn và Cung Nhị gặp nhau lần cuối. Cung Nhị thú nhận với Diệp sư phụ rằng cô đã có tình cảm với anh ngay từ lần đầu gặp nhau. Vài ngày sau cô qua đời. Diệp Vấn giải thích rằng trong cuộc giao chiến với Mã Tam, Cung Nhị bị thương nặng đến nỗi phải dùng thuốc phiện thường xuyên để giảm đau và đây là sự suy sụp của cô. Những cảnh cuối cùng của phim cho thấy võ đường của Diệp Vấn ngày càng phát triển mạnh mẽ, anh đã giúp Vịnh Xuân quyền nổi tiếng trên toàn thế giới và đệ tử nổi tiếng nhất của anh là Lý Tiểu Long. Dòng chữ cuối cùng nói rằng Diệp Vấn đã qua đời vào năm 1972.

Hết phần cho biết trước nội dung của tác phẩm.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chứcHạng mục giải thưởngNgười nhận và người được đề cửKết quả
Giải Oscar lần thứ 86Best Foreign Language FilmBản mẫu:Shortlisted
Best CinematographyPhilippe Le SourdĐề cử
Best Costume DesignWilliam Chang Suk PingĐề cử
Giải thưởng của Hội phê bình phim Hồng Kông lần thứ 20Phim hay nhấtĐoạt giải
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtZhang ZiyiĐoạt giải
Giải Kim Mã lần thứ 50Phim hay nhấtĐề cử
Đạo diễn hay nhấtWong Kar-waiĐề cử
Nam diễn viên chính xuất sắc nhấtTony LeungĐề cử
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtZhang ZiyiĐoạt giải
Best CinematographyPhillipe Le SourdĐoạt giải
Best Visual EffectPierre BuffinĐoạt giải
Best Art DirectionWilliam ChangĐoạt giải
Best Makeup and Costume DesignWilliam ChangĐoạt giải
Best Action ChoreographyYuen Woo-pingĐề cử
Best EditingWilliam ChangĐề cử
Best Sound EffectRobert Mackenzie and Trithep WangpaiboonĐề cử
Audience Choice AwardĐoạt giải
Giải thưởng của Hội phê bình phim Boston 2013Best CinematographyPhillipe Le Sourd2nd Place
Hội phê bình phim Denver 2013Best Non-English Language FeatureĐoạt giải
Giải Golden Reel Awards cho Biên tập âm thanh hình ảnh chuyển động [13][14]Biên tập âm thanh xuất sắc nhất: Hiệu ứng âm thanh, Foley, Đối thoại & ADR cho phim nước ngoàiRobert Mackenzie, Traithep WongpaiboonĐoạt giải
Giải thưởng Hội đồng xét duyệt quốc gia 2013Top Foreign FilmsĐoạt giải
Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim trực tuyến 2013Best CinematographyPhillipe Le SourdĐề cử
Phoenix Film Critics Society Award 2013Best Foreign Language FilmĐề cử
Giải thưởng Hiệp hội phê bình phim St. Louis Gateway 2013Best Art DirectionĐề cử
Best CinematographyPhillipe Le SourdĐề cử
Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 33Phim hay nhấtĐoạt giải
Đạo diễn hay nhấtWong Kar-waiĐoạt giải
Best ScreenplayZou Jingzhi, Xu Haofeng, Wong Kar-waiĐoạt giải
Nam diễn viên chính xuất sắc nhấtTony Leung Chiu-waiĐề cử
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtZhang ZiyiĐoạt giải
Best Supporting ActorZhang JinĐoạt giải
Best CinematographyPhillipe Le SourdĐoạt giải
Biên tập phim hay nhấtWilliam Chang, Benjamin Courtines, Poon Hung-yiuĐoạt giải
Best Art DirectionWilliam Chang, Alfred Yau Wai-mingĐoạt giải
Best Costume & Make-Up DesignWilliam ChangĐoạt giải
Best Action ChoreographyYuen Woo-pingĐoạt giải
Best Original Film ScoreShigeru Umebayashi, Nathaniel MéchalyĐoạt giải
Best Sound DesignRobert Mackenzie, Traithep WongpaiboonĐoạt giải
Best Visual EffectsPierre BuffinĐề cử
Giải thưởng màn ảnh Châu Á Thái Bình DươngDiễn xuất xuất sắc nhấtZhang ZiyiĐoạt giải
Giải Kim Kê lần thứ 29Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtZhang ZiyiĐề cử

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b "Nhất đại tông sư" bị cắt, Lương Triều Vĩ bất bình”. Petrotimes.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ a b c d Lee, Maggie (ngày 8 tháng 1 năm 2013). “The Grandmaster”. Variety. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ Stephen Cremin and Patrick Frater (ngày 15 tháng 1 năm 2013). “Grandmaster has masterful BO debut”. Film Business Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “The Grandmaster”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  5. ^ Elley, Derek (ngày 28 tháng 1 năm 2013). “The Grandmaster”. Film Business Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ “WONG Kar Wai's The Grandmaster to open 63rd Berlinale”. Berlinale. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ “HKIFF Review: The Grandmaster”. HK Neo Reviews. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “Berlin: So Much For Bad Blood Between Harvey And Megan Ellison; TWC Acquires Wong Kar Wai's 'The Grandmaster'. Deadline Hollywood. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2013.
  9. ^ “Oscars: Hong Kong Nominates Wong Kar-wai's 'The Grandmaster' for Foreign Language Category”. Hollywood Reporter. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2013.
  10. ^ “9 Foreign Language Films Advance in Oscar Race”. Oscars. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  11. ^ Peter Knegt, 2014 Oscar Predictions: Best Cinematography, http://www.indiewire.com/article/2014-oscar-predictions-best-cinematography
  12. ^ Oscars, William Chang Suk Ping, Best Costume Design, http://oscar.go.com/nominees/costume-design/the-grandmaster
  13. ^ Walsh, Jason (15 tháng 1 năm 2014). “Sound Editors Announce 2013 Golden Reel Nominees”. Variety. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
  14. ^ 'Gravity' and '12 Years a Slave' lead MPSE Golden Reel Awards nominations”. HitFix. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BA%A1i_t%C3%B4ng_s%C6%B0