Wiki - KEONHACAI COPA

Nhóm ngôn ngữ Kwa

Nhóm ngôn ngữ Kwa
New Kwa
Phân bố
địa lý
Bờ Biển Ngà, GhanaTogo
Phân loại ngôn ngữ họcNiger-Congo
Ngôn ngữ con:
Glottolog:kwav1236[1]
{{{mapalt}}}
Bản đồ cho thấy sự phân bố của các ngôn ngữ Niger-Congo. Màu xanh lá cây là nhóm ngôn ngữ Kwa.

Nhóm ngôn ngữ Kwa, thường được gọi là New Kwa, là một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Niger-Congo nói ở đông nam Bờ Biển Ngà, trên toàn miền nam Ghana và ở miền trung Togo, nó còn được đề xuất nâng cấp lên ngữ hệ nhưng 'bị phớt lờ'. Tên gọi có từ năm 1895 bởi Gottlob Krause và xuất phát từ từ "người" (Kwa) trong nhiều ngôn ngữ thuộc nhóm này, minh họa là tên của tiếng Akan.

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem hộp thông tin bên phải để biết phân loại hiện nay.

Các cụm ngôn ngữ khác nhau trong nhóm ngôn ngữ Kwa có mối liên hệ rất xa và không chứng minh được rằng chúng gần nhau hơn so với các ngôn ngữ Niger-Congo láng giềng.

Stewart [2] phân chia các nhánh chính sau, phân tích so sánh lịch sử hỗ trợ như các nhóm hợp lệ:

  • Potou-Tano (bao gồm cả tiếng Akan)
  • Ga-Dangme
  • Na-Togo
  • [trước đây] Gbe (có sự nghi ngờ, vì chúng cho thấy nhiều đặc điểm gần với tiếng Akan)

Các ngôn ngữ Lagoon ở phía nam Bờ Biển Ngà không gần lắm với bất kỳ ngôn ngữ nào trong số này, cũng không có quan hệ lẫn nhau, vì vậy chúng chưa được phân nhóm:

  • Avikam - Alladian
  • Attié
  • Abé
  • Adjukru
  • Abidji
  • [nghi ngờ] Ega

Ngôn ngữ Esuma biến mất khoảng 1800, vẫn chưa được phân loại.

Kể từ Stewart, tiếng Ega bị loại bỏ tạm thời, các ngôn ngữ Gbe được đưa trở lại vào nhóm ngôn ngữ Volta-Niger, tiếng Apro cũng được thêm vào. Một số ngôn ngữ Na-Togo và Ka-Togo đã được đặt thành các nhánh riêng biệt của nhóm Kwa.[3]

Ethnologue chia các ngôn ngữ Kwa thành hai nhóm: NyoLeft bank, nhưng đây chỉ là phân nhóm theo địa lý chứ không phải là một phân loại phả hệ. Nhóm Nyo gộp chung các nhánh Potou-Tano và Ga-Dangme của Stewart và cũng bao gồm các ngôn ngữ chưa được phân nhóm ở miền Nam Bờ Biển Ngà, trong khi các ngôn ngữ Ka/Na-Togo và Gbe được nhóm thành Left bank vì chúng được nói ở phía đông của sông Volta.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kwa Volta–Congo”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ 1989, slightly revised in Blench & Williamson 2000:29
  3. ^ Williamson & Blench 2000:29
  • Bennett, Patrick R. & Sterk, Jan P. (1977) 'South Central Niger–Congo: A reclassification'. Studies in African Linguistics, 8, 241–273.
  • Hintze, Ursula (1959) Bibliographie der Kwa-Sprachen und der Sprachen der Togo-Restvölker (mit 11 zweifarbigen Sprachenkarten). Berlin: Akademie-Verlag.
  • Stewart, John M. (1989) 'Kwa'. In: Bendor-Samuel & Hartell (eds.) The Niger–Congo languages. Lanham, MD: The University Press of America.
  • Westermann, Diedrich Hermann (1952) Languages of West Africa (Handbook of African Languages Part II). London/New York/Toronto: Oxford University Press.
  • Williamson, Kay & Blench, Roger (2000) 'Niger–Congo', in Heine, Bernd and Nurse, Derek (eds) African Languages - An Introduction. Cambridge: Cambridge University press, pp. 11–42.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngữ hệ Niger-Congo

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF_Kwa