Wiki - KEONHACAI COPA

Nhà thờ Thánh Giuse, Bắc Kinh

Nhà thờ Thánh Giuse, Bắc Kinh
大聖若瑟堂 (tiếng Trung Quốc)
Vương Phủ Tỉnh Thiên Chúa Đường (Đông Đường)
Mặt ngoài của nhà thờ theo phong cách Phục hưng với ba tháp chuông hình xoắn ốc
Địa điểmVương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh
Quốc giaTrung Quốc
Hệ pháiCông giáo Rôma
Lịch sử
Ngày thành lập1653
Người sáng lậpLodovico Buglio
Thánh hiến
Kiến trúc
Tình trạngNhà thờ giáo xứ
Tình trạng chức năngĐang hoạt động
Phong cáchChiết trung
Động thổ
Hoàn thành1904
Quản lý
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Bắc Kinh
Giáo sĩ
Tổng giám mụcGiuse Lý Sơn

Nhà thờ Thánh Giuse (giản thể: 大圣若瑟堂; phồn thể: 大聖若瑟堂), thường được gọi là Vương Phủ Tỉnh Thiên Chúa Đường (tiếng Trung: 王府井天主堂) hoặc Đông Đường (tiếng Trung: 東堂), là một nhà thờ phong cách Chiết trung được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Đây là một trong bốn nhà thờ Công giáo cố kính nhất của Tổng giáo phận Bắc Kinh, tọa lạc tại số 74, đường Vương Phủ Tỉnh, quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.[1]

Nhà thờ khánh thành năm 1655 do công của các nhà truyền giáo Dòng Tên. Sau nhiều cải tạo và tái thiết, cấu trúc hiện nay gần như tương đồng với cấu trúc năm 1904. Đây là nhà thờ lâu đời thứ hai ở Bắc Kinh sau Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc ban đầu (1653–1900)[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đoàn lần đầu tiên được thành lập năm 1653 bởi Lodovico Buglio, một linh mục Dòng Tên đồng thời là nhà thiên văn học và thần học người Ý. Ông sang Trung Quốc với nhiệm vụ truyền giáo.[3][4] Mảnh đất nơi nhà thờ mọc lên là do chính tay Hoàng đế Đại Thanh Thuận Trị tặng cho giáo hội.[5] Vào thời điểm đó, Dòng Tên là nhóm người duy nhất đến từ Châu Âu được phép cư trú tại kinh thành, vì lý do hiểu biết của họ về thiên văn học.[6] Do đó, nhà thờ cũng là nơi cư ngụ của Đức Cha Buglio cùng một linh mục Dòng Tên khác.[7]

Nhà thờ trải qua một lịch sử vô cùng hỗn loạn.[5] Năm 1720, một trận động đất xảy ra ở Bắc Kinh đã làm thiệt hại nhà thờ.[1] Khoảng chín mươi năm sau, tòa nhà tiếp tục bị lửa thiêu rụi và tàn dư còn sót lại đã bị phá hủy nốt do chính sách chống phương Tây của chính quyền phong kiến Trung Hoa. Địa điểm này biến thành một vùng cằn cỗi cho đến năm 1860, khi các lực lượng của Anh và Pháp xâm chiếm Bắc Kinh (một phần của Chiến tranh nha phiến lần thứ hai). Sau đó, các nhà truyền giáo nước ngoài một lần nữa được phép vào kinh thành và tái thiết lại tòa dinh thự.[5] Tuy nhiên, tinh thần chống ngoại bang không hề lụi tàn mà một lần nữa trỗi dậy vào đầu thế kỷ, đỉnh cao là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Vào thời kỳ nổi dậy này, năm 1900, tòa nhà tiếp tục chìm trong khói lửa.[6]

Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Thánh Giuse một lần nữa được xây dựng lại vào năm 1904 bằng kiến trúc Chiết trung, với những chiếc trụ đồ sộ cùng ba tháp chuông.[7]

Năm 1949, chính quyền Cộng sản dưới thời Mao Trạch Đông sau chiến thắng trong Nội chiến Trung Quốc[8] đã phá vỡ mọi mối quan hệ với Tòa Thánh hai năm sau đó,[9] đồng thời cố gắng loại bỏ tất cả các hình thức tôn giáo bằng cách chiếm giữ hoặc phá hủy nhà thờ lẫn những nơi thờ phụng khác. Nhà thờ Thánh Giuse cũng chịu chung số phận. Năm 1950, nó bị chính phủ quốc hữu hóa và biến nó thành một trường tiểu học.[6] Chính quyền cộng sản tiếp tục thắt chặt kiểm soát đối với Công giáo ở Trung Quốc bằng cách thành lập Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc vào năm 1957.[10] Do đó, Nhà thờ Thánh Giuse chính thức nằm dưới sự quản lý của tổ chức này kể từ năm đó. Điều này dẫn đến việc các linh mục giáo xứ của tòa thánh không được Vatican công nhận.[11]

Nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1966 (năm đầu tiên của Cách mạng Văn hóa) và chịu thiệt hại nhiều hơn nữa mãi cho đến năm 1976.[1]

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Để đến được nhà thờ, du khách sẽ bắt tuyến tàu điện ngầm Bắc Kinh số 1 đến ga Vương Phủ Tỉnh, sau đó đi về phía bắc dọc theo đường Vương Phủ Tỉnh trong 10 phút và nhìn sang bên phải.

Tái thiết và phục hồi[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình sau đó đã thoái thác Cách mạng Văn hóa. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mười một vào tháng 9 năm 1979, một tài liệu quan trọng đã được lập ra để đánh giá toàn bộ thời kỳ 30 năm cai trị của chính quyền Cộng sản. Tại hội nghị, Phó chủ tịch đảng Diệp Kiếm Anh tuyên bố Cách mạng văn hóa là "một thảm họa kinh hoàng" và "thất bại nặng nề nhất đối với [sự nghiệp] xã hội chủ nghĩa kể từ [1949]."[12] Sự chỉ trích đối với cuộc cách mạng văn hóa của chính phủ Trung Quốc lên đến đỉnh điểm trong Nghị quyết về một số câu hỏi trong lịch sử Đảng ta kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thông qua bởi Phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương lần thứ mười một của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó tuyên bố rằng "Đồng chí Mao Trạch Đông là một nhà mác-xít vĩ đại và là một nhà cách mạng, chiến lược gia và nhà lý luận vô sản vĩ đại. Đúng là Người đã phạm sai lầm thô bạo trong "cuộc cách mạng văn hóa", nhưng, nếu chúng ta đánh giá toàn bộ hoạt động của Người, thì những đóng góp của Người cho cách mạng Trung Quốc vượt xa hẳn những sai lầm ấy. Công lao của Người là chính và những lỗi lầm chỉ là thứ yếu."[13] Dưới thời gian đầu cầm quyền của Đặng Tiểu Bình, ông cho phép tự do ngôn luận phát triển, do đó việc chỉ trích công khai chính phủ bắt đầu diễn ra. Khoảng thời gian này được biết đến như Mùa xuân Bắc Kinh, góp phần dẫn đến một sự lên án phổ quát về Cách mạng Văn hóa trong cả nước.[14]

Sự thay đổi trong quan điểm chính trị phất một làn gió mới, thuận lợi hơn cho Nhà thờ Thánh Giuse. Chính quyền thành phố Bắc Kinh sau đó đã tài trợ cho việc phục hồi, tái tạo lại nhà thờ.[2] Tòa dinh thự được tân trang lại và mở cửa vào năm 1980, cho phép các dịch vụ Công giáo hoạt động trở lại.[7] Đến tháng 9 năm 2000, một đợt tu sửa đáng kể khác tiếp tục được xúc tiến và hoàn thiện.[5] Vào ngày 16 tháng 7 năm 2007, Giuse Lý Sơn, bấy giờ là linh mục chính xứ Giuse, đã được Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc bầu làm Tổng giám mục mới của Tổng giáo phận Bắc Kinh.[15] Mặc dù không có tuyên bố chính thức nào của Vatican được ban hành, Giáo hoàng Biển Đức XVI bày tỏ sự chấp thuận với bổ nhiệm này, khiến Lý Sơn trở thành một trong số ít giám mục ở Trung Quốc có được sự ủng hộ của cả chính phủ và Tòa Thánh.[16][17]

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Thánh Giuse được xây dựng theo phong cách Chiết trung [7] và được chú ý nhờ sự pha trộn giữa các đặc trưng của châu Âu và Trung Quốc trong thiết kế.[2] Trên bức tường bên ngoài Tòa thánh, một tấm biển ghi chi tiết lịch sử của nhà thờ.[11] Bao quanh bên ngoài nhà thờ là một quảng trường rộng lớn và công viên rộng 1,2 héc ta. Tại đây, hiện hữu một bức tượng của Đức Mẹ Maria tay ôm đứa trẻ.

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà thờ Thánh Giuse xuất hiện trong tiểu thuyết Tam thể của Lưu Từ Hân, nơi ba căn hầm của người La Mã phản ánh bản chất của một câu hỏi hóc búa mang tính chất vật lý.[18]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Harper, Damian; Eimer, David (ngày 1 tháng 1 năm 2010). Beijing. Lonely Planet. tr. 76. ISBN 9781742204031. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2013. st joseph's church is also known locally as the East Cathedral.
  2. ^ a b c “China reports renovation of Catholic church in Beijing”. Xinhua News Agency. ngày 7 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2013. (cần đăng ký mua)
  3. ^ Pagani, Catherine (ngày 1 tháng 10 năm 2001). Eastern Magnificence & European Ingenuity | Clocks of Late Imperial China. Michigan: The University of Michigan Press. tr. 213. ISBN 9780472112081. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ Anderson, Gerald H. (1999). Biographical Dictionary of Christian Missions. Wm. B. Eerdmans Publishing. tr. 99. ISBN 9780802846808. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  5. ^ a b c d Lin-Liu, Jen; Pham, Sherisse (ngày 18 tháng 2 năm 2010). Frommer's Beijing. John Wiley & Sons. tr. 131. ISBN 9780470616154. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013. wangfujing church.
  6. ^ a b c Bernstein, Richard (ngày 6 tháng 2 năm 1983). “Around The Corner, An Ageless China”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ a b c d Yuan, Yuan (ngày 1 tháng 5 năm 2008). “Discovering Beijing: Street Life”. Beijing Review. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
  8. ^ Wiseman, Paul (ngày 5 tháng 4 năm 2005). “Chinese Catholics caught between churches”. USA Today. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013.
  9. ^ Bradsher, Keith (ngày 30 tháng 4 năm 2006). “China Installs Bishop as Vatican Objects”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ Lopez-Galo, Pedro (ngày 29 tháng 1 năm 2013). 'Old celestial empire' still surprises Westerners”. The B.C. Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013.
  11. ^ a b Roberts, Rosemary (ngày 1 tháng 7 năm 2005). “China Has Aura Of Openness”. Greensboro News & Record. tr. A11. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013. (cần đăng ký mua)
  12. ^ Poon, Leon. “The People's Republic Of China: IV”. History of China. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  13. ^ Sixth Plenary Session of the Eleventh Central Committee of the Communist Party of China (ngày 27 tháng 6 năm 1981). “Comrade Mao Zedong's Historical Role and Mao Zedong Thought—Resolution on Certain Questions in the History of Our Party Since the Founding of the People's Republic of China (abridged)”. Communist Party of China. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2010.
  14. ^ Berryman, Elizabeth (ngày 2 tháng 6 năm 2009). “Leader Profile: Chinese Patriarch Deng Xiaoping”. PBS. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  15. ^ “Beijing Catholics elect Dongtang priest as new bishop”. Catholic News Service. ngày 17 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  16. ^ “China installs Pope-backed bishop”. BBC News. ngày 21 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  17. ^ Bodeen, Christopher (ngày 21 tháng 9 năm 2007). “Vatican hopeful about new Beijing bishop”. USA Today. Associated Press. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  18. ^ Liu, Cixin (2014). The Three Body Problem. Tor Books. tr. Chapter 9. He sat in front of St. Joseph's Church at Wangfujing. In the pale white light of dawn, the church's Romanesque vaults appeared as three giant fingers pointing out something in space for him.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Pagani, Catherine (2001). Eastern Magnificence & European Ingenuity: Clocks of Late Imperial China. University of Michigan Press. ISBN 978-0-472-11208-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_Th%C3%A1nh_Giuse,_B%E1%BA%AFc_Kinh