Wiki - KEONHACAI COPA

Nhà Ghur

Nhà Ghur
trước năm 879–1215
Cương thổ nhà Ghur lúc rộng nhất dưới triều vua Ghiyath al-Din Muhammad
Cương thổ nhà Ghur lúc rộng nhất dưới triều vua Ghiyath al-Din Muhammad
Thủ đôFirozkoh[1]
Herat[2]
Ghazni (thập niên 1170–1215)[3]
Lahore (1186–1215; mùa đông)
Ngôn ngữ thông dụngBa Tư (triều đình)[4]
Tôn giáo chính
Trước 1011:
Phật giáo[5]
From 1011:
Hồi giáo Sunni
Chính trị
Chính phủQuân chủ thế tập
Malik/Sultan 
• Thế kỷ 9-10
Amir Suri (đầu)
• 1214–1215
Ala al-Din Ali (cuối)
Lịch sử 
• Thành lập
trước năm 879
• Giải thể
1215
Tiền thân
Kế tục
Ghaznavi
Đế quốc Seljuk
Nhà Delhi
Nhà Khwarezm-Shah
Hiện nay là một phần của

Nhà Ghur hay Ghor (tiếng Ba Tư: سلسله غوریان‎; tự gọi là: شنسباني, Shansabānī) là một triều đại có xuất xứ từ miền đông Iran (có lẽ là gốc Tajik, nhưng không biết chính xác),[6] từ vùng Ghor thuộc miền trung Afghanistan ngày nay. Đây là một triều đại vốn theo đạo Phật nhưng về sau lại cải sang Hồi giáo dòng Sunni[5] sau khi hoàng đế Mahmud của Ghazni nhà Ghaznavi chiếm vùng Ghor. Abu Ali ibn Muhammad (cai trị từ 1011-1035) là vị vua theo Hồi giáo đầu tiên của nhà Ghor cho xây dựng thánh đường cũng như trường Hồi giáo tại Ghor.

Nhà Ghor lật đổ đế quốc Ghaznavi vào năm 1186 khi mà Sultan Mu'izz ad-Din Muhammad của Ghor chiếm được kinh đô Lahore của Ghaznavi.[7] Tại đỉnh điểm của mình, cương thổ của nhà Ghur trải dài từ vùng Khorasan ở phía tây tới miền bắc Ấn Độ và vùng Bengal ở phía đông.[8] Kinh đô đầu tiên của họ là FirozkohMandesh và được thay đổi bởi Herat[2] và sau đó là Ghazni[3] còn Lahore được sử dụng là kinh đô phụ, được sử dụng chủ yếu vào mùa đông. Các vua nhà Ghur còn là người bảo trợ của di sản cũng như văn hóa Ba Tư.[9]

Nhà Ghur được kế tục bởi nhà Khwarezm-Shah ở vùng Khorasan và Ba Tư và bởi Nhà Delhi của người Mamluk ở Bắc Ấn Độ

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỷ 19, một vài học giả Châu Âu, điển hình Mountstuart Elphinstone nêu ra ý nghĩ rằng triều đại Ghur có liên quan đến người Pashtun ngày nay.[10][11][12] Tuy nhiên, ý nghĩ này bị các học giả ngày nay từ chối, như đã được Morgenstierne nhấn mạnh là "không hợp lý" trong cuốn Bách khoa toàn thư Hồi giáo. Thay vào đó, các học giả hiển đại (bao gồm Morgenstierne, Bosworth, Dupree, Gibb, Ghirshman, Longworth Dames và một vài người khác) đều đồng tình với quan điểm rằng là nha Ghur có phần nhiều gốc gác từ người Tajik.[13][14][15] Bosworth còn nhấn mạnh rằng tên mà gia tộc Ghur tự gọi mình, Āl-e Šansab (Ba Tư hóa: Šansabānī) là cách đọc tiếng Ả Rập của từ Wišnasp trong tiêng Ba Tư trung đại, gợi về một gốc gác Ba Tư (Sassanid).[16]

Trước thế kỷ 12, khu vực Ghuristan được định cư phần lớn bởi các tín đồ Phật giáoẤn giáo. Sau đó, khu vực được Hồi hóa và qua đó giúp gia tộc Ghur trỗi dậy.

Sự trỗi dậy của nhà Ghur tại Ghur, một khu vực biệt lập nhỏ nhoi nằm trên núi giữa đế quốc Ghaznavi và Seljuk, là một sự phát triển đầy bất thường và bất ngờ. Khu vực này nằm quá xa xôi mà đến tận thế kỷ 11, [vùng đất] bị bao quanh bởi các vương quốc Hồi giáo vẫn còn được định cư bởi người Hindu. Nó chuyển sang đạo hồi vào thế kỷ 12, khi Mahmud tấn công nó. Thậm chí sau đó nhiều người [ở đây] vẫn còn tôn thờ vào tà giáo, có nghĩa là một loại Phật giáo Đại thừa vẫn còn tồn tại ở đây cho đến hết thế kỷ.[5]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Amir Banji, một vương thân cai trị xứ Ghor là tổ tiên của các vua nhà Ghur thời trung đại. Quyền hành của ông được Khalip Harun al-Rashid nhà Abbas công nhận. Những năm trước giữa thế kỷ 12, nhà Ghur nằm giữa hai đế quốc rộng lớn là nhà Seljuk và nhà Ghaznavi. Kể từ những năm giữa thế kỷ 12, nhà Ghur bắt đầu trỗi dậy và dành độc lập trước nhà Ghaznavi. Năm 1149, Hoàng đế Bahram-Shah của Ghazna hạ độc một nhân vật có thế lực ở Ghor là Qutb al-Din Muhammad. Qutb chạy nạn đến Ghazni sau khi xảy ra hiềm khích với anh trai Sayf al-Din Suri. Để trả thù cho cái chết của em mình, Sayf xuất binh hạ được thành Ghazni cũng như Bahram-Shah. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, Bahram-Shah quay trở lại và giáng vào Sayf một đòn quyết định và bêu xác ông ta ở Pul-i Yak Taq. Một người em của Sayf là Baha al-Din Sam I lên kế hoạch trả thù cho hai người anh em của mình, nhưng lại chết trước khi tiếp cận thành Ghazni. Một trong những người em nhỏ nhất của Sayf và là tân vương của Ghor là Ala al-Din Husayn tiếp tục nuôi ý tưởng báo thù cho cái chết của hai anh. Sau khi đánh bại Bahram-Shah, ông cho quân cướp phá thành Ghazni và cho đốt thành phố trong 7 ngày 7 đêm. Qua đó, ông được người đưa tôn danh là Jahānsūz (kẻ thiêu trụi thế giới). Nhà Ghaznavi tái chiếm được thành phố nhờ quân cứu viện Seljuk nhưng chẳng bao lâu sau lại để lọt vào tay người Hô Yết.

Năm 1152, Ala al-Din Husayn từ chối việc nộp cống cho nhà Seljuk. Thay vào đó, ông ta khởi binh từ Firozkoh để đánh Seljuk nhưng lại bị hoàng đế Ahmed Sanjar của Seljuk đánh bại và bắt được. Ala al-Din Husayn bị bắt làm tù binh hai năm và chỉ được thả khi nhà Seljuk nhận được một khoản tiền chuộc khổng lồ. Vào lúc đó, một kình địch của Ala al-Din tên là Husayn ibn Nasir al-Din Muhammad al-Madini chiếm Firozkoh và xưng vương. Tuy nhiên, Husayn bị ám sát khi Ala al-Din quay trở lại. Ala al-Din dành phần lớn thời gian còn lại của mình để mở rộng cương thổ nhà Ghur.

Lúc cực thịnh[sửa | sửa mã nguồn]

Suy tàn và sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Ghur là những người bảo trợ tiên phong của nền văn hóa cũng như văn học Ba Tư và tạo nền tảng cho một nhà nước Ba Tư hóa ở Ấn Độ.[17][18] Họ đã đưa kiến trúc Iran, nơi họ xuất xứ, đến Ấn Độ và vẫn còn nhiều thí dụ còn tồn tại đến ngày nay (xem ảnh). Tuy nhiên, phần lớn các tác phẩm văn học thời Ghur nay không còn tồn tại nữa.

Vương quốc Delhi sau khi trỗi dậy đã thiết lập tiếng Ba Tư như là một ngôn ngữ được sử dụng trong triều, điều được giữ lại cho đến tận thời Mogul vào thế kỷ 19.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Firoz Koh in Ghur or Ghor (a region to the west of Ghazni), the Ghurids' summer capital
  2. ^ a b Firuzkuh: Cung điện mùa hè của nhà Ghur, của David Thomas, tr. 18.
  3. ^ a b The Grove Encyclopedia of Islamic Art & Architecture: Three-volume set, của Jonathan Bloom, Sheila Blair, tr. 108.
  4. ^ The Development of Persian Culture under the Early Ghaznavids, C.E. Bosworth, Iran, Vol. 6, (1968), 35;;"Like the Ghaznavids whom they supplanted, the Ghurids had their court poets, and these wrote in Persian
  5. ^ a b c Medieval India Part 1 Satish Chandra tr. 22
  6. ^ C. E. Bosworth: GHURIDS. In Encyclopaedia Iranica. 2001 (last updated in 2012). Online edition.
  7. ^ Kingdoms of South Asia – Afghanistan in Far East Kingdoms: Persia and the East
  8. ^ Encyclopedia Iranica, Ghurids, Edmund Bosworth, Online Edition 2001, ([1])
  9. ^ Finbarr Barry Flood, Objects of Translation: Material Culture and Medieval "Hindu-Muslim" Encounter, (Princeton University Press, 2009), tr. 13.
  10. ^ Elphinstone, Mountstuart. The History of India. Vol. 1. J. Murray, 1841. Web. 29 Apr. 2010. Link: "...the prevalent and apparently the correct opinion is, that both they and their subjects were Afghans. " & "In the time of Sultan Mahmud it was held, as has been observed, by a prince whom Ferishta calls Mohammed Soory (or Sur) Afghan." p.598-599
  11. ^ A short history of India: and of the frontier states of Afghanistan, Nipal, and Burma, Wheeler, James Talboys, (LINK): "The next conqueror after Mahmud who made a name in India, was Muhammad Ghori, the Afghan."
  12. ^ Balfour, Edward. The Cyclopædia of India and of Eastern and Southern Asia, Commercial Industrial, and Scientific: Products of the Mineral, Vegetable, and Animal Kingdoms, Useful Arts and Manufactures. 3rd ed. Vol. 2. London: Bernard Quaritch, 1885. Web. 29 Apr. 2010. Link: "IZ-ud-DIN Husain, the founder of the Ghori dynaasty, was a native of Afghansitan. The origin of the house of Ghor has, however, been much discussed, – the prevailing opinion being that both they and their subjects were an Afghan race. " tr. 392
  13. ^ M. Longworth Dames; G. Morgenstierne; R. Ghirshman (1999). “AFGHĀNISTĀN”. Encyclopaedia of Islam . Leiden, The Netherlands: Koninklijke Brill NV. "... there is no evidence for assuming that the inhabitants of Ghūr were originally Pashto-speaking (cf. Dames, in E I1). If we are to believe the Paṭa Khazāna (see below, iii), the legendary Amīr Karōṝ, grandson of Shansab, (8th century) was a Pashto poet, but this for various reasons is very improbable..."
  14. ^ Encyclopaedia Iranica, "Ghurids", C.E. Bosworth, (LINK): "... The Ghurids came from the Šansabānī family. The name of the eponym Šansab/Šanasb probably derives from the Middle Persian name Wišnasp (Justi, Namenbuch, tr. 282).... The chiefs of Ḡūr only achieve firm historical mention in the early 5th/11th century with the Ghaznavid raids into their land, when Ḡūr was still a pagan enclave. Nor do we know anything about the ethnic stock of the Ḡūrīs in general and the Šansabānīs in particular; we can only assume that they were eastern Iranian Tajiks.... The sultans were generous patrons of the Persian literary traditions of Khorasan, and latterly fulfilled a valuable role as transmitters of this heritage to the newly conquered lands of northern India, laying the foundations for the essentially Persian culture which was to prevail in Muslim India until the 19th century...."
  15. ^ Encyclopaedia of Islam, "Ghurids", C.E. Bosworth, Online Edition, 2006: "... The Shansabānīs were, like the rest of the Ghūrīs, of eastern Iranian Tājik stock..."
  16. ^ Encyclopaedia Iranica, "Ghurids", C.E. Bosworth, (LINK); with reference to Justi, "Namenbuch", tr. 282
  17. ^ Ghurids, C.E.Bosworth, Encyclopaedia Iranica, (ngày 15 tháng 12 năm 2001);[2]
  18. ^ Persian Literature in the Safavid Period, Z. Safa, The Cambridge history of Iran: The Timurid and Safavid periods, Vol.6, Ed. Peter Jackson and Laurence Lockhart,(Cambridge University Press, 1986), 951;"...Ghurids and Ghurid mamluks, all of whom established centres in India where poets and writers received ample encouragement.".
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Ghur