Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Văn Vực

Nguyễn Văn Vực
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 6, 1937 – Tháng 4, 1940
Tiền nhiệmPhạm Quang Lịch
Kế nhiệmChu Thiện
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 10, 1945 – Tháng 9, 1946[1]
Tiền nhiệmDương Kỳ Hiệp
Kế nhiệmPhan Văn Chiêu
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưDương Kỳ Hiệp
Thông tin chung
Sinh1909
Minh Quang, Kiến Xương, Thái Bình
Mất1952
Kiên Giang
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaHàn Chất
Học vấnSơ học yếu lược (Certificat Élémentaire)

Nguyễn Văn Vực (1909–1952), tên thường gọi là Tư Vực, là một nhà cách mạng và chỉ huy quân sự Việt Nam.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Vực sinh năm 1909 trong một gia đình địa chủ[a] ở làng Kênh Son (làng Son), tổng Cao Mại, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.[3][4] Làng Son hiện nay đã tách thành hai thôn Nguyên Kinh 1 và Nguyên Kinh 2, thuộc xã Minh Hưng (năm 2020 ghép với xã Quang Hưng thành xã Minh Quang), huyện Kiến Xương.

Nguyễn Văn Vực là con thứ tư của ông Hàn Chất, người giàu có nhất làng nhờ có trăm mẫu ruộng tổ tiên để lại, song lại là người sống theo lễ giáo, tôn trọng mọi người. Ban đầu, ông đỗ Sơ học yếu lược, được tạo điều kiện lên thị xã Thái Bình học tập ở trường Tư thục Minh Thành.[5]

Hoạt động cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1926, ông bắt đầu tiếp xúc với chi bộ trường Minh Thành của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 8 năm 1927, thông qua sự giới thiệu của bạn học cũ, ông được Nguyễn Phương Lãm kết nạp vào Chi bộ Thanh niên làng Thuận An (Vũ Thư). Đầu năm 1928, ông kết nạp ba Hội viên và thành lập một tổ Thanh niên gồm bốn người do bản thân làm Tổ trưởng, tiếp tục mở rộng tuyên truyền, phát triển cơ sở.[5][6][7]

Tháng 7 năm 1929, ông cùng Nguyễn Quýnh được kết nạp vào Chi bộ Lai Vi của Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối năm 1929, Chi bộ Lai Vi tách ra thành lập Chi bộ Kênh Son do Nguyễn Văn Vực làm Bí thư. Năm 1930, ông kết hôn và ra ở riêng, được cha mẹ chia 15 mẫu ruộng. Để ủng hộ phong trào cách mạng, ông và vợ đã đem bán một phần số ruộng của mình lẫn kỷ vật cưới. Tháng 4, ông cùng chi bộ lãnh đạo quần chúng đấu tranh ủng hộ công nhân dệt Nam Định, bản thân đứng ra vận động nhà giàu cho vay thóc để cứu đói, cũng như cứu tế những nạn nhân của chính quyền thực dân Pháp khi đàn áp cuộc biểu tình ở Tiền Hải.[5]

Từ tháng 10, ông chỉ đạo chi bộ rải truyền đơn tố cáo tội ác của chính quyền thực dân, kêu gọi mọi người đấu tranh, phát động hai cuộc mít tinh ở chợ Cao Mại (16 tháng 2 năm 1931) và lễ giỗ Hai Bà Trưng (tháng 3 năm 1931). Do có kẻ phản bội chỉ điểm, ông bị bắt và bị tra tấn trong nhiều ngày. Sau khi được thả, ông mở trường tư ở nhà, dạy học cho con em Đảng viên và người nghèo.[5]

Đầu năm 1937, lớp học đóng cửa, ông cùng Trần Cung xuất bản báo Tiến Lên làm cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng tỉnh Thái Bình.[8] Hội Hiếu hữu làng Son được thành lập để gây dựng ảnh hưởng trong quần chúng.[5] Tháng 7, hội nghị cán bộ toàn tỉnh được tổ chức ở làng Vũ Lăng, bầu ra Ban Tỉnh ủy Thái Bình do ông làm Bí thư.[9][10][11][12] Dưới sự lãnh đạo của Ban Tỉnh ủy, phong trào nông dân ở Thái Bình phát triển mạnh mẽ, được Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ Hoàng Quốc Việt đánh giá là là "tỉnh mạnh nhất".[5]

Tháng 4 năm 1940, do Nguyễn Duy Trí phản bội, ông bị bắt và bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày Côn Đảo.[5][13]

Hoạt động kháng chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, các tù nhân ở Côn Đảo, gồm Nguyễn Văn Vực, được Tỉnh ủy Sóc Trăng đón trở về đất liền. Tháng 10, nhằm tăng cường cán bộ bảo đảm cho các mặt công tác, ông được Liên Tỉnh ủy Hậu Giang chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng thay cho Dương Kỳ Hiệp làm Phó Bí thư phụ trách chính quyền.[5][14][15]

Cuối tháng 4 năm 1946, ông cùng Vũ Đức, Phan Trọng Tuệ, Trần Văn Đại được điều động làm Khu ủy viên Khu 9 (Khu ủy Hậu Giang) do Trần Văn Hiển làm quyền Bí thư, với nhiệm vụ thúc đẩy công tác xây dựng lực lượng vũ trang chống Pháp.[16][17] Cùng năm, ông làm Bí thư Khu ủy Khu 9.[18] Đầu năm 1948, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Khu 9.[5]

Năm 1950, ông được Trung ương Cục phân công làm Trưởng ban Nông vận miền Nam. Ngày 25 tháng 8 năm 1952, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau dạ dày cấp tính.[5]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được truy tặng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất

Năm 1977, hài cốt của ông được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh di chuyển từ Kiên Giang về an táng tại nghĩa trang thành phố.[5]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thị trấn Kiến Xương (Thái Bình).[19][20]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng (2002). Lịch sử Đảng tỉnh Sóc Trăng, Tập I (1930 – 1954). Sóc Trăng: Nhà xuất bản Sóc Trăng.
  • Nguyễn Thanh Hà (2011). Báo cáo tổng hợp truyền thống đấu tranh cách mạng của công nhân và công đoàn tỉnh Sóc Trăng 1929 –2008 (PDF). Sóc Trăng: Nhà xuất bản Sóc Trăng.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Từ điển Thái Bình, gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phạm Bái có 90 mẫu ruộng tư, được xét là thành phần gia đình địa chủ.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thanh Hà (6 tháng 7 năm 2020). “Danh sách bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng qua các thời kỳ”. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 617.
  3. ^ Nguyễn Thanh (16 tháng 4 năm 2023). “Kiến Xương - văn vật và cách mạng”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ Thu Thủy (16 tháng 9 năm 2015). “Kiến Xương chuyển mình”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ a b c d e f g h i j k “Người con quê lúa Thái Bình trên đất miền tây nam bộ - đồng chí Nguyễn Văn Vực (1909 - 1952)”. Trang Thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng. 18 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Cao Bá Khoát (18 tháng 9 năm 2017). “Huyện ủy Vũ Thư giáo dục truyền thống để xây dựng Đảng vững mạnh”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Đức Viên (1 tháng 9 năm 2010). “Đình Thuận An”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Hồng Thái (26 tháng 12 năm 2006). “Kỷ niệm 45 năm Báo Thái Bình ra số đầu tiên”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ BBT (15 tháng 9 năm 2020). “Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ I (tháng 12/1940)”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ Thu Thủy (18 tháng 12 năm 2020). “Về nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh đầu tiên”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (16 tháng 9 năm 2015). “Từ Đại hội đến Đại hội”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Nguyễn Thùy Sông (6 tháng 10 năm 2020). “Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các kỳ Đại hội”. Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  13. ^ BBT (14 tháng 9 năm 2020). “Lịch sử ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình”. Báo Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Nguyễn Thanh Hà 2011, tr. 58
  15. ^ Tỉnh ủy Sóc Trăng (2002). “Chương V: Sóc Trăng trong năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (9-1945–12-1946)” (PDF). Lịch sử Đảng tỉnh Sóc Trăng tập I (1930 – 1954) (PDF). Sóc Trăng: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng.
  16. ^ Võ Quang Anh (20 tháng 10 năm 2011). “Những ấn tượng về anh Sáu Thọ”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Đinh Ngọc Viện (22 tháng 3 năm 2023). “Đoàn kết toàn dân và xây dựng lực lượng chống quân xâm lược”. Báo Cao Bằng. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ Nguyễn Quang Ân (2010). Từ điển Thái Bình (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. tr. 583.
  19. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình (10 tháng 12 năm 2021). “Nghị quyết 79/NQ-HĐND đặt tên đường, tên phố trên địa bàn thị trấn Kiến Xương, huyện Kiến Xương”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (7 tháng 5 năm 2021). “Quyết định Phê duyệt danh mục "Ngân hàng tên đường, tên phố và tên công trình công cộng tỉnh Thái Bình". Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_V%E1%BB%B1c