Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Văn Vĩnh (Tiền Giang)

Nguyễn Văn Vĩnh
Chức vụ
Nhiệm kỳ11 tháng 12 năm 2020
3 năm, 131 ngày – 
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Văn Danh
Tiền nhiệmLê Văn Hưởng
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTiền Giang
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Tiền Giang
Nhiệm kỳ26 tháng 12 năm 2018 – 11 tháng 12 năm 2020
1 năm, 351 ngày
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Văn Danh
Kế nhiệmNguyễn Văn Thắng
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinhtháng 1, 1967 (57 tuổi)
An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Nơi ởsố 84B, Ô1, Khu 2, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcNgười Kinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Luật
Thạc sĩ Luật học
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpTrường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
WebsiteỦy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Giải thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Nguyễn Văn Vĩnh (sinh năm 1967) là luật gia, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo hành pháp tỉnh Tiền Giang.[1] Ông nguyên là Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Tiền Giang; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Chợ Gạo; Giám đốc Sở Tư pháp Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.[2]

Nguyễn Văn Vĩnh là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Luật, Thạc sĩ Luật học, Cao cấp lý luận chính trị.[3] Trong sự nghiệp của mình, ông có hơn 30 năm công tác tại quê nhà Tiền Giang, hơn 20 năm trong lĩnh vực tư pháp địa phương.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1967 tại xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông lớn lên và theo học phổ thông tại quê nhà, tốt nghiệp 12/12. Năm 1984, ông tới Thành phố Hồ Chí Minh, theo học khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội,[Ghi chú 1] nhận bằng Cử nhân Luật chuyên ngành Luật Kinh tế vào năm 1989. Sau đó, từ tháng 6 năm 1992 đến tháng 10 năm 1996, ông tới thủ đô Hà Nội, là nghiên cứu sinh cao học tại Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (ISL) trực thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nhận bằng Thạc sĩ Luật học năm 1996.[4]

Ngày 19 tháng 5 năm 1991, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 19 tháng 5 năm 1992. Trong quá trình hoạt động ĐảngNhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Hiện nay, ông thường trú tại số 84B, Ô1, Khu 2, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.[5]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1989, sau khi tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật, Nguyễn Văn Vĩnh trở về quê nhà Tiền Giang, bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí Chuyên viên Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. Tháng 1 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Văn bản – Tuyên truyền, Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. Đến tháng 3 năm 1997, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ Sở Tư pháp, được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. Tháng 12 năm 2004, ông nhậm chức Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. Tháng 10 năm 2010, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên, tiếp tục là Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1989 đến 2012, ông có hơn 20 năm công tác tư pháp Tiền Giang.[6]

Tháng 12 năm 2012, Nguyễn Văn Vĩnh được điều chuyển tới huyện Chợ Gạo, nhậm chức Bí thư Huyện ủy Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tháng 8 năm 2015, ông được điều chuyển lại tỉnh lỵ, nhậm chức Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tiền Giang. Tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X, ông tiếp tục được bầu làm Tỉnh ủy viên, tiếp tục là Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang bổ nhiệm ông làm Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy, chính thức nhậm chức vào tháng 1 năm 2019; vào tháng 7 sau đó, trong kỳ họp Ban Chấp hành Tỉnh ủy, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang.[7]

Chủ tịch Tiền Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 10 năm 2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Nguyễn Văn Vĩnh được bầu làm Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Tiền Giang.[8] Ngày 11 tháng 12 năm 2020, tại kỳ họp thứ 14 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021, thực hiện việc quy hoạch vị trí lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, đồng ý miễn nhiệm Chủ tịch Lê Văn Hưởng bầu Nguyễn Văn Vĩnh giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang với 57/60 phiếu.[9][10] Ngày 22 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn vị trí của ông.[11]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp, Nguyễn Văn Vĩnh được trao một số giải thưởng như:[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trường Đại học Pháp lý Hà Nội phối hợp với Trường Trung học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp đại học pháp lý từ năm 1983 đến 1988, sau đó mở Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và trở thành Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 10 năm 2000.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bắc Bình (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Ông Nguyễn Văn Vĩnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Nam Linh (ngày 12 tháng 12 năm 2020). “Chân dung ông Nguyễn Văn Vĩnh - tân Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang”. Báo Thời đại. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Hoài Thanh (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Ông Nguyễn Văn Vĩnh làm Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b “Tiểu sử tóm tắt ứng cử viên Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2021 – 2026”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang. ngày 20 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ Hoàng Sơn (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Ông Nguyễn Văn Vĩnh được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang”. VietnamFinance. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “[Infographics] Tiểu sử Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh”. VietnamPlus. ngày 11 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Đăng Nguyên (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Ông Nguyễn Văn Vĩnh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang”. Sài Gòn giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Sự (ngày 15 tháng 10 năm 2020). “Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang kết thúc thành công”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ Mậu Trường (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Tiền Giang có tân chủ tịch tỉnh”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Nguyễn Sự (ngày 11 tháng 12 năm 2020). “Tiền Giang có tân Chủ tịch UBND tỉnh”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Vương Trần (ngày 22 tháng 12 năm 2020). “Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhân sự 10 tỉnh, thành phố”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_V%C4%A9nh_(Ti%E1%BB%81n_Giang)