Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Văn Kha

Nguyễn Văn Kha
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 11, 1977 – 16 tháng 2, 1987
9 năm, 85 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Côn
Kế nhiệmPhan Thanh Liêm
Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Nhiệm kỳ11 tháng 8, 1969 – 9 tháng 6, 1974
4 năm, 213 ngày
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ25 tháng 3, 1945 – Tháng 11, 1946
1 năm, 8 tháng
Tiền nhiệmNguyễn Mạnh Hoan
Kế nhiệmĐặng Tính
Vị tríHải Dương
Nhiệm kỳTháng 11, năm 1946 – Tháng 2, năm 1947[1]
Tiền nhiệmLê Trung Toản
Vị tríHải Phòng
Nhiệm kỳ1947 (?) – 1954 (?)
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ20 tháng 11, 1956 – 1958
Tiền nhiệmTrần Hữu Dực
Kế nhiệmĐặng Thí
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh(1922-12-21)21 tháng 12, 1922[a]
Bối Cầu, Bình Lục, Hà Nam, Liên bang Đông Dương
Mất9 tháng 3, 2018(2018-03-09) (95 tuổi)
Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội, Việt Nam
Nơi ởSố 6 Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Khen thưởngHuân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Nguyễn Văn Kha (1922–2018) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có tên thật là Nguyễn Văn Trủy, sinh ngày 21 tháng 12 năm 1922 trong một gia đình có bảy người con. Ông là em út trong bảy anh chị em gồm 5 trai và 2 gái. Do là con út nên từ nhỏ ông được tạo điều kiện học hành đầy đủ.[3]

Năm 1937, ông lên Hà Nội học cao đẳng tiểu học Thăng Long.[1]

Năm 1939, ông học Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội cho đến khi bị bắt vào năm 1942.[1]

Hoạt động cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1937[b], khi học ở trường Thăng Long, ông tham gia đoàn Thanh niên Dân chủ ở quê và tham gia hoạt động vận động bầu cử của Mặt trận Dân chủ Đông Dương.[3]

Ngày 15 tháng 6 năm 1941, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[1][3]

Tháng 1 năm 1942, cơ sở Thanh niên Cứu quốc trường Thăng Long tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông được nhận nhiệm vụ rải truyền đơn. Ngày 6 tháng 1, ông bị Sở mật thám Pháp ở Hà Nội theo dõi và bắt giữ. Trải qua nhiều lần tra tấn mà không moi được thông tin gì, thực dân Pháp đưa ông ra xét xử ở Tòa án binh, kết án 15 năm khổ sai.[1][3]

Ông bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò. Tại đây, ông tham gia các lớp Cách mạng dân tộc giải phóng, Cách mạng tư sản dân quyền các trình độ Sơ học, Trung học, Cao học do các tù chính trị Trần Đăng Ninh, Lê Tất Đắc mở. Sau một thời gian học tập, ông được Đảng bộ nhà tù phân công giảng dạy cho các lớp học sau.[3]

Ngày 11 tháng 3 năm 1945, tận dụng thời cơ Nhật đảo chính Pháp, ông cùng các đồng chí Trần Đăng Ninh, Lê Tất Đắc, Vũ Kỳ, Nguyễn Chương[c], Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Trần Châu (Châu Ký), Trần Ngọc Chi, Nguyễn Văn Ngọc, Hoàng Hữu Nhân,... cả Cầm Văn Dung tổng cộng 11 người tổ chức trèo tường vượt ngục.[3][6][7][8] Ngày 12 tháng 3, dưới sự đạo và đi đầu của các đồng chí Trần Tử Bình, Trần Quang Hòa, Nguyễn Tuân, Phan Lang tổ chức cuộc vượt ngục quy mô lớn giải thoát cho hàng trăm tù nhân.[9][10][11][12] Sau khi vượt ngục thành công, ông bắt liên lạc với Xứ ủy Bắc Kỳ và được cử đi hoạt động ở Hải Dương.[3] Nhờ sự chỉ dẫn của Vũ Oanh, ông bắt liên lạc được với các Đảng viên Vũ Duy HiệuKẻ SặtĐỗ Văn Thanhtỉnh lỵ và hoàn thành chắp nối với các cơ sở Đảng trong tỉnh. Ngày 25 tháng 3, sau khi nhận được chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, các Đảng viên cốt cán ở Hải Dương mở cuộc họp bí mật ở phố Hàng Lọng (thành phố Hải Dương), gồm Vũ Duy Hiệu, Nguyễn Công Hòa, Trần Cung, Hải Thanh và Nguyễn Văn Kha. Cuộc họp đã thống nhất phân chia nhiệm vụ phát triển các Hội Cứu quốc ở các phủ, huyện, đồng thời thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Hải Dương do ông làm Bí thư.[1] Cuối tháng 4, Ban Cán sự tỉnh mở cuộc hội nghị ở thôn Đông (Thanh Tùng), kiểm điểm việc xây dựng các Hội Cứu quốc. Dưới sự tham gia của Xứ ủy viên Trần Đức Thịnh, Ban Cán sự được công nhận và đổi thành Ban Tỉnh ủy chính thức[d], thay thế cho Ban Tỉnh ủy lâm thời bị vỡ vào năm 1941[e], vẫn do ông làm Bí thư.[3][16] Cuộc họp cũng thông qua đề nghị thành lập Đệ tứ chiến khu (Chiến khu Đông Triều) và được Xứ ủy chấp thuận.[1]

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy Hải Dương tiếp tục xác định các mục tiêu quan trong như phát triển Hội Cứu quốc; xây dựng chiến khu Đông Triều; tổ chức lực lượng tự vệ vũ trang, tước súng của lính khố xanh, phá kho thóc cứu đói; và xúc tiến thành lập các Huyện ủy.[1][17] Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, lực lượng tự vệ vũ trang và quần chúng nhân dân đã tổ chức nhiều cuộc tập kích vào chính quyền thuộc địa, chiếm 4 đồn ở Mạo Khê, Tràng Bạch, Đông Triều, Chí Linh, tấn công phủ đường Nam Sách,...[16]

Ngày 17 tháng 8, cuộc mít tinh ủng hộ chính quyền thân Nhật bị chi bộ Đảng biến thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Ở Vườn hoa Bảo Đại[f], nhà giáo Bạch Năng Thi công bố Mười chính sách của Việt Minh, kêu gọi người dân ủng hộ Mặt trận và nổi dậy lật đổ chính quyền thân Nhật.[19] Tỉnh trưởng Hải Dương bỏ trốn, phó Tỉnh trưởng Trần Văn Tuyên đầu hàng, bàn giao giấy tờ, sổ sách cho lực lượng cách mạng.[16] Binh lính ở trại Bảo an binh cũng buông súng, bàn giao hơn 200 khẩu súng cho quân khởi nghĩa.[17] Ngày 18 tháng 8, Thành bộ Việt Minh thành phố Hải Dương triệu tập cuộc họp công khai, Nguyễn Văn Kha cùng Nguyễn Đức Quỳ, Lê Liêm được Xứ ủy Bắc Kỳ cử về lãnh đạo phong trào ở Hải Dương. Ủy ban Hành chính lâm thời thành phố Hải Dương được thành lập do Bạch Năng Thi làm Chủ tịch.[1][17][20][21]

Ngày 20 tháng 8, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức hội nghị mở rộng, thành lập Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Hải Dương gồm 10 thành viên (4 nhân sĩ tri thức ngoài Đảng Cộng sản) do Vũ Duy Hiệu làm Chủ tịch.[1][21] Ngày 22 tháng 8, tất cả các huyện, phủ của tỉnh Hải Dương khởi nghĩa thành công.[16][17] 25 tháng 8, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Hải Dương ra mắt người dân, đánh dấu Cách mạng tháng Tám thành công trên toàn tỉnh.[1][22]

Hoạt động chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1946, tại Đại hội Đảng bộ đầu tiên của tỉnh Hải Dương, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy, đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 5 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.[23][24][25] Tháng 11 năm 1946, Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Dương bầu bổ sung lên 11 ủy viên, bầu Đặng Tính làm Bí thư.[23][26][27] Ông được điều về Thành ủy Hải Phòng giữ chức Bí thư Thành ủy thay Lê Trung Toản, tích cực chuẩn bị trước nguy cơ chiến tranh.[1][28]

Ngày 20 tháng 11, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hải Phòng. Ủy ban bảo vệ thành phố Hải Phòng được thành lập do Đinh Thịnh làm Chủ tịch, Nguyễn Văn Kha là một trong những Ủy viên cùng với Vũ Quốc Uy, Dương Hữu Miên, Trần Thành Ngọ. Tháng 2 năm 1947, ông bàn giao lại các chức vụ ở Hải Phòng để lên chiến khu nhân công tác khác.[1]

Sau khi hòa bình lập lại, ông lên trung ương đảm nhiệm công tác. Ngày 20 tháng 2 năm 1956, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Thống kê Trung ương trực thuộc Ủy ban Kế hoạch nhà nước.[3][29]

Năm 1958, ông rời chức vụ Cục trưởng, tham gia Ủy viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Năm 1961, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.[30] Ngày 11 tháng 8 năm 1969, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng Nguyễn LamĐặng Thí.[31] Ngày 9 tháng 6 năm 1974, ông thôi giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm.[32][33]

Về phương diện Đảng, ông lần lượt giữ các chức vụ trong Đảng Lao động Việt Nam như Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó ban Cơ khí Trung ương (tồn tại 1972–1975) rồi Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương (tồn tại 1975–1978). Ngày 15 tháng 4 năm 1977, khi đang giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông tham gia giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban quan hệ kinh tế với nước ngoài thuộc Hội đồng Chính phủ.[4]

Ngày 23 tháng 11 năm 1977, ông được Chính phủ bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim thay Bộ trưởng Nguyễn Côn.[34][35] Năm 1981, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981–1987). Trong 10 năm trên cương vị Bộ trưởng, ông đã đưa ngành điện tử, cơ khí, luyện kim đạt được nhiều bước tiến quan trọng,[36] tiêu biểu như:

  • Trong thời gian 1982–1986, cử cán bộ sang Hà Lan, Nhật Bản để học hỏi ngành sản xuất vô tuyến, từ đó đưa ra chủ trương sản xuất ti vi màu thay cho ti vi đen trắng. Ông được xem là "người đặt tiền đề" cho ngành sản xuất vô tuyến màu tại Việt Nam.[36]
  • Năm 1978, tận dụng lợi thế khi gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), nhờ sự giúp sức của các chuyên gia và công nghệ từ các nước khối Xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện bản đồ khoáng sản. Từ đó phát hiện ra các mỏ thiếc trữ lượng lớn từ Cao Bằng đến Bình Thuận, giúp phát triển ngành luyện thiếc vốn chỉ có duy nhất một nhà máy ở Tĩnh Túc. Đồng thời, Bộ trưởng đã chủ trương nghiên cứu công nghệ sắt xốp, từ đó hạn chế việc nhập khẩu thép, tiết kiệm chi phí. Cùng Ba LanĐông Đức hợp tác trong xử lý tài nguyên đất hiếm.[36]
  • Năm 1985, lần đầu tiên Công ty Gang thép Thái Nguyên cho xuất lò 500 tấn thép cán để chế tạo kìm điện xuất khẩu sang Liên Xô. Đây là lô thép đầu tiên của ngành thép Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành cơ khí giai đoạn 1981–1985.[36]

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, ông thôi giữ chức Bộ trưởng và sau đó nghỉ hưu.[37]

Cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 8 tháng 8 năm 1990, ông được Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.[36] Chiếc huân chương này được đem trưng bày ở Di tích nhà tù Hỏa Lò trong buổi trưng bày Khát vọng tự do (tháng 5 năm 2020).[38]

Ngày 9 tháng 3 năm 2018, ông qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.[4][39]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ba người anh trai của ông là các ông Nguyễn Đăng Khoa, Nguyễn Văn Hựu, Nguyễn Đức Truy đều là những cán bộ tiền khởi nghĩa, lão thành cách mạng.

Phu nhân của ông là bà Lê Phương Hằng hiện đang sống tại số 6, Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.( bà Lê Phương Hằng đã tạ thế ngày 07/03/2022 tại số 06 phố Hồ Xuân Hương , quận Hai Bà Trưng , Hà Nội ).

Ông có 3 cô con gái là Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Mai Khương.

Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Danh sách Đại biểu Quốc hội ghi ngày sinh của ông là (1921-01-01)1 tháng 1, 1921.[2]
  2. ^ Có nguồn ghi là năm 1938.[4]
  3. ^ Có nguồn ghi là Nguyễn Lợi[5] hay Nguyễn Văn Lợi[3], sau Cách mạng tháng Tám giữ chức vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương.
  4. ^ Ban Tỉnh ủy gồm Nguyễn Văn Kha (Bí thư), Vũ Duy Hiệu, Nguyễn Công Hòa, Trần Cung và Hải Thanh.
  5. ^ Ban Tỉnh ủy lâm thời thành lập ngày 10 tháng 6 năm 1940 gồm Nguyễn Mạnh Hoan (Bí thư), Nguyễn Thị Kim Sơn, Nguyễn Tấn Phúc.[13][14][15]
  6. ^ Nay là Quảng trường Độc Lập.[18]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m Nguyễn Văn Kha (2 tháng 9 năm 2020). “Năm tháng không quên”. Báo Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu: Nguyễn Văn Kha”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam.
  3. ^ a b c d e f g h i j Nguyễn Thị Thu Hiền (3 tháng 12 năm 2017). “Người tù chính trị năm xưa (phần 1)”. Di tích nhà tù Hỏa Lò. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b c “Tin buồn”. Báo Nhân dân. 18 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ Phạm Quang Đẩu; Hoàng Phong (kể) (24 tháng 8 năm 2009). “Cuộc vượt ngục Hỏa Lò quy mô lớn trước Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  6. ^ Tuấn Sơn (30 tháng 8 năm 2005). “Cuộc vượt ngục Hỏa Lò năm 1945”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Trần Kiến Quốc (13 tháng 4 năm 2016). “Cuộc "đại vượt ngục" Hỏa Lò”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ Trần Kiến Quốc (29 tháng 2 năm 2020). “75 năm cuộc "đại vượt ngục" Hỏa Lò”. Báo Văn nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ Trần Kiến Quốc (24 tháng 8 năm 2009). “70 năm cuộc "Đại vượt ngục Hỏa Lò" và cuộc hội ngộ các cựu tù Hỏa Lò với các thế hệ con em”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  10. ^ Đào Thị Huệ (5 tháng 12 năm 2017). “Vượt ngục Hỏa Lò, tháng 3/1945 (phần 1)”. Di tích nhà tù Hỏa Lò. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ Đào Thị Huệ (22 tháng 12 năm 2017). “Vượt ngục Hỏa Lò, tháng 3/1945 (Phần 2): Cuộc đại vượt ngục bằng cách "độn thổ". Di tích nhà tù Hỏa Lò. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Thu Trang; Nguyễn Hà (trình bày) (22 tháng 12 năm 2017). “Người tù trẻ nhất Hỏa Lò và ký ức nơi 'địa ngục trần gian'. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  13. ^ “Quá trình vận động cách mạng thành lập Đảng bộ tỉnh Hải Dương”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hải Dương. 27 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  14. ^ Ngọc Hùng (10 tháng 6 năm 2020). “Ấn tượng Chu Thị Kim Sơn”. Báo điện tử Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  15. ^ “Những ngày tháng 10 đi vào lịch sử”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương. 27 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ a b c d “Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền”. Cổng thông tin điện tử huyện Cẩm Giàng. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ a b c d Nguyễn Danh Vững (10 tháng 9 năm 2009). “Những vấn đề chung (số 4-2008)”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  18. ^ Thế Nguyễn (25 tháng 10 năm 2019). “Thành Đông xưa - TP Hải Dương nay”. Báo điện tử Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  19. ^ Nguyễn Hằng (16 tháng 8 năm 2018). “Quảng trường Độc Lập (thành phố Hải Dương), nơi tổ chức mít tinh giành chính quyền ở thành phố Hải Dương năm 1945 và tuyên bố giải phóng thị xã Hải Dương năm 1954”. Cổng thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  20. ^ “Giới thiệu Đảng bộ Thành phố Hải Dương”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hải Dương. 10 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ a b Lưu Đức Ý (1 tháng 5 năm 2011). “Vị Chủ tịch đầu tiên của TP Hải Dương”. Báo điện tử Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo phong trào cách mạng”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hải Dương. 30 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ a b “Đảng bộ tỉnh Hải Dương qua các kỳ đại hội”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Hải Dương. 31 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ “Những mốc son Đại hội”. Trang thông tin điện tử tổng hợp của Trường Chính trị tỉnh Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  25. ^ “Từ Đại hội đến Đại hội”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương. 26 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ “Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hải Dương qua các kỳ Đại hội (1930 - 2015)”. Cổng thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hải Dương. 3 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  27. ^ “Chân dung các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ từ năm 1940 - nay”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ Phạm Kim Thanh (5 tháng 1 năm 2018). “Chính ủy Trung đoàn Thủ đô Lê Trung Toản (Phần 1)”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  29. ^ “Những chặng đường phát triển và những thành tựu của ngành Thống kê Việt Nam qua từng thời kỳ”. Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  30. ^ “Các đồng chí Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2 tháng 1 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  31. ^ “Nghị quyết số 780-NQ/TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  32. ^ Văn phòng Quốc hội, Lịch sử Quốc hội Việt Nam. Tập 2 (1960 - 1976). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Bản điện tử.
  33. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá IV (1971-1975)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  34. ^ “Ngành Công Thương qua các thời kỳ lịch sử”. Tạp chí Công Thương. 9 tháng 12 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  35. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI (1976-1981)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  36. ^ a b c d e Nguyễn Thị Thu Hiền (9 tháng 12 năm 2017). “Người tù chính trị năm xưa (phần 2)”. Di tích nhà tù Hỏa Lò. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  37. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VII (1981-1987)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  38. ^ Huy Lê (15 tháng 5 năm 2020). “Tái hiện hành trình tìm đến tự do của các chiến sĩ cách mạng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  39. ^ Nguyễn Phương Nga (13 tháng 3 năm 2018). “Tin buồn”. Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_Kha