Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Đức Khánh

Nguyễn Đức Khánh
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân
Nhiệm kỳ9/1970 – 3/1975
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (4/1974)
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmSau cùng
Vị tríQuân khu 1

?Tư lệnh Không đoàn 41 Chiến thuật
Nhiệm kỳ6/1968 – 9/1970
Cấp bậc-Trung tá (6/1968)
-Đại tá (6/1970)
Vị tríVùng 1 chiến thuật
Phi đoàn trưởng Phi đoàn Khu trục cơ
Nhiệm kỳ11/1965 – 6/1968
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1965)
Vị tríVùng 1 chiến thuật 3=
Thông tin chung
Quốc tịch Canada
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh1 tháng 8 năm 1932
Nha Trang, Việt Nam
Mất14 tháng 9 năm 1996 (64 tuổi)
Montréal, Québec, Canada
Nguyên nhân mấtBệnh
Nơi ởQuébec, Canada
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợTrần Thị Mỹ Dung
ChaNguyễn Trinh Tường
MẹTôn Nữ Thị Lương
Họ hàngTrần Quán (cha vợ)
Trần Thị Phi Loan (mẹ vợ)
Con cái5 người con trai:
Nguyễn Đức Hiền
Nguyễn Đức Huy
Nguyễn Đức Hy
Nguyễn Đức Hân
Nguyễn Đức Hoàn
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớpTrường Trung học Lycée Chasseloup Laubat, Sài Gòn
-Trường Võ bị Không quân Salon de Provence, Pháp
Quê quánTrung Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1954-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Không quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Nguyễn Đức Khánh (1932-1996), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Là dân chính được tuyển thẳng vào Quân chủng Không quân. Ông xuất thân từ trường Võ bị Không quân Pháp ngành phi hành. Tuần tự từ một Phi công hoa tiêu cho đến sau cùng ông giữ chức vụ Tư lệnh một Sư đoàn trong Quân chủng Không quân.

Tiểu sử & Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 1 tháng 8 năm 1932 trong một gia đình thương nhân khá giả tại Nha Trang, Duyên hải miền Trung Việt Nam. Thiếu thời, ông học Tiểu học tại Nha Trang. Khi học lên trên, ông được cha mẹ gửi về Sài Gòn học ở trường Trung học Lycée Chasseloup Laubat (sau là trường Lê Quý Đôn). Năm 1953, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần Pháp (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1954, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 52/600.277. Trúng tuyến vào Quân chủng Không quân. Ông được gửi đi du học ngành Phi hành tại trường Võ bị Không quân Salon de Provence, Pháp. Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy Hoa tiêu Khu trục.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1955, về nước ông phục vụ trong ngành Không quân của Quân đội Quốc gia. Sau đó chuyển sang phục vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa với nhiệm vụ phi công trong Phi tuần Khu trục chiến đấu. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Trung úy làm Chỉ huy phó Phi đội Khu trục. Tháng 2 năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy và được lên làm Chỉ huy trưởng Phi đội Khu trục.

Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Phi đoàn trưởng Phi đoàn Khu trục cơ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không đoàn 41 chiến thuật.

Ngày quân lực 19 tháng 6 năm 1970, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 9 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân tân lập[1] ở Đà Nẵng. Ngày 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Cuối tháng 3 năm 1975 ông di tản về Sài Gòn.

1975[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 4, ông di tản ra Hạm đội Mỹ ngoài khơi Thái Bình Dương. Sau đó cùng với gia đình sang định cư tại Montréal, Tỉnh bang Québec, Canada.

Ngày 14 tháng 9 năm 1996, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 64 tuổi.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thân phụ: Cụ Nguyễn Trình Tường
  • Thân mẫu: Cụ Tôn Nữ Thị Lương (thuộc Dòng tộc Tôn thất Nhà Nguyễn)
  • Nhạc phụ: Trần Quán
  • Nhạc mẫu: Trần Thị Phi Loan
  • Phu nhân: Bà Trần Thị Mỹ Dung
Ông bà có năm người con trai:
Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Đức Hy, Nguyễn Đức Hân và Nguyễn Đức Hoàn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Không lực Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1970 đến năm 1972 đã cải tổ, lấy nòng cốt từ các Không đoàn Chiến thuật và Vận tải để thành lập 6 Sư đoàn như sau:
    -Năm 1970 thành lập:
    -Sư đoàn 1, phối thuộc Quân đoàn I, trách nhiệm không phận và lãnh thổ Quân khu 1, gồm có Không đoàn 41, 51 và 61. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại Đà Nẵng
    -Sư đoàn 2, phối thuộc Quân đoàn II, trách nhiệm không phận và lãnh thổ Quân khu 2, gồm có Không đoàn 62 và 92. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại Nha Trang
    -Sư đoàn 3, phối thuộc Quân đoàn III, trách nhiệm không phận và lãnh thổ Quân khu 3, gồm có Không đoàn 23, 43 và 63. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại Biên Hòa
    -Sư đoàn 4, phối thuộc Quân đoàn IV, trách nhiệm không phận và lãnh thổ Quân khu 4, gồm có Không đoàn 64, 74 và 84. Bộ Tư lệnh Sư đoàn đặt tại Cần Thơ
    -Năm 1971 thành lập:
    -Sư đoàn 5, phối thuộc Biệt khu Thủ đô, Tổng trừ bị cho Bộ Tổng Tham mưu, trách nhiệm không phận và lãnh thổ Biệt khu Thủ đô đồng thời hỗ trợ cho các Quân khu khác khi cần, gồm có Không đoàn 33 và 53. Bộ Tư lệnh đặt tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn (cũng là Sư đoàn Vận tải của Quân chủng)
    -Năm 1972 thành lập:
    -Sư đoàn 6, phối thuộc Quân đoàn II, chia sẻ với Sư đoàn 2 trách nhiệm không phận và lãnh thổ các tỉnh thuộc vùng Cao nguyên của Quân khu 2, gồm có Không đoàn 72 và 82. Bộ Tư lệnh đặt tại Pleiku. Các tỉnh vùng Duyên hải còn lại của Quân khu 2, trách nhiệm thuộc về Sư đoàn 2

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%E1%BB%A9c_Kh%C3%A1nh