Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyễn Đình Việt

Nguyễn Đình Việt
Chức vụ
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 282 ngày
Chủ nhiệmVũ Hồng Thanh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 285 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnCao Bằng
Tỉ lệ65,57%
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh9 tháng 7, 1977 (46 tuổi)
Yên Mỹ, Hải Hưng
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnCử nhân Kinh tế
Thạc sĩ Thương mại
MBA
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Đình Việt (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1977) là chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Cao Bằng. Ông từng là Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội.

Nguyễn Đình Việt là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Thương mại, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp tập trung hoạt động trong các cơ quan của Quốc hội, từng hoạt động tư nhân trước khi bước vào chính trường.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Đình Việt sinh ngày 9 tháng 7 năm 1977 tại xã Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Hưng, nay là thị trấn huyện lỵ huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Yên Mỹ, theo học đại học ở Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế. Tháng 11 năm 2000, ông sang Úc để học cao học, tốt nghiệp vào tháng 11 năm 2004 và nhận hai bằng thạc sĩ gồm Thạc sĩ Thương mại tài chính, và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 5 năm 2007, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1999, sau khi tốt nghiệp đại học ở Hà Nội, ông về Hưng Yên, được tuyển vào làm nhân viên của Công ty Thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Cơ khí của Bộ Giao thông Vận tải. Làm việc ở đây được 1 năm, ông đi du học 4 năm cho đến cuối năm 2004 thì trở về nước, làm Quản trị tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Thương mại An Phát, một hãng tư nhân ở Hưng Yên.[2] Sau đó 3 năm, vào tháng 7 năm 2007, ông được tuyển dụng vào Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, đồng thời kết nạp Đảng Cộng sản, tham gia hệ thống nhà nước. Tháng 8 năm 2009, ông được điều lên Văn phòng Quốc hội, bổ nhiệm làm Chuyên viên Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội.[3] Giai đoạn này, ông được bổ nhiệm hàm Trưởng phòng, là Thư ký Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền. Vào tháng 7 năm 2011, ông được thăng chức làm Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, rồi Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Kinh tế từ tháng 7 năm 2016.[2]

Tháng 5 năm 2017, Nguyễn Đình Việt được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội, đến tháng 9 cùng năm thì kiêm nhiệm Ủy viên Ban Thư ký Quốc hội, Bí thư Chi bộ Vụ. Ông cũng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV,[4] nhiệm kỳ 2020–2025.[5] Năm 2021, ông ứng cử đại biểu quốc hội từ Cao Bằng, tại đơn vị bầu cử số 2 gồm huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An và thành phố Cao Bằng,[6] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 65,57%.[7] Ngày 23 tháng 7 năm 2021,[8] ông được phê chuẩn giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.[9][10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh sách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Đài Phát thanh Truyền hình Cao Bằng. ngày 13 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ a b “Đại biểu Nguyễn Đình Việt”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ “Tiểu sử Nguyễn Đình Việt”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ Bích Lan (ngày 28 tháng 8 năm 2020). “Danh sách 33 Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Bích Lan; Bùi Hùng (ngày 25 tháng 8 năm 2020). “Đại hội đại biểu Đảng bộ cơ quan văn phòng Quốc hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Cao Bằng: Ứng cử viên đơn vị bầu cử số 2 tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử ĐBQH tại huyện Thạch An”. Quốc hội. ngày 6 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Cao Bằng công bố kết quả bầu cử”. Báo Chính phủ. ngày 2 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ PL (ngày 23 tháng 2 năm 2022). “Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử”. Đảng Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Hoàng Thùy (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn các Phó chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong (báo). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Trống
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội
2017–2021
Kế vị:
Tạ Lê Thanh
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_Vi%E1%BB%87t