Wiki - KEONHACAI COPA

Nguyên Thái Định Đế

Nguyên Thái Định Đế
元泰定帝
Dã Tôn Thiết Mộc Nhi Hãn
也孫鐵木兒汗
Hoàng đế Trung Hoa, Khả Hãn Mông Cổ
Hoàng đế Đại Nguyên
Trị vì4 tháng 10, 1323 – 15 tháng 8, 1328
(4 năm, 316 ngày)
Đăng quang4 tháng 10 năm 1323 tại Đại đô
Tiền nhiệmNguyên Anh Tông
Kế nhiệmNguyên Thiên Thuận Đế
Khả Hãn Mông Cổ (danh nghĩa)
Tại vị4 tháng 10, 1323 – 15 tháng 8, 1328
(4 năm, 316 ngày)
Tiền nhiệmCách Kiên hãn
Kế nhiệmA Tốc Cát Bát
Thông tin chung
Sinh28 tháng 11, 1293
Mất15 tháng 8, 1328(1328-08-15) (34 tuổi)
Thượng Đô
Thê thiếpBát Bất Hãn Hoàng hậu (Hoằng Cát Lạt thị)
Tên đầy đủ
Bột Nhi Chỉ Cân Dã Tôn Thiết Mộc Nhi (孛兒只斤也孫鐵木兒, Borjigin Yesüntemür,ᠶᠢᠰᠦᠨᠲᠡᠮᠦᠷ)
Niên hiệu
Thái Định (泰定): 1324 - tháng 2, 1328
Trí Hòa (致和): tháng 2, 1328 - tháng 9, 1328
Hoàng tộcBột Nhi Chỉ Cân (Боржигин)
Thân phụCam Ma Lạt
Thân mẫuPhổ Nhan Khiếp Lý Mê Thất (Hoằng Cát Lạt thị)

Nguyên Thái Định Đế (28 tháng 11, 1293 - 15 tháng 8 1328), tên thật là Bột Nhi Chỉ Cân Dã Tôn Thiết Mộc Nhi (tiếng Mông Cổ: ᠶᠢᠰᠦᠨᠲᠡᠮᠦᠷ, Chuyển tự Latinh: Yisüntemür qaγan, chữ Mông Cổ: Есөнтөмөр хаан;phiên âm: Borjigin Yesun Temur), là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc và là Đại hãn thứ 10 của đế quốc Mông Cổ. Trong các ghi chép của các sử gia Trung Quốc, ông thường được gọi là Thái Định Đế (tiếng Trung: 元泰定帝) theo niên hiệu đã đặt trong thời gian trị vì. Tên của ông có nghĩa là "Khã hãn chín sắt" trong tiếng Mông Cổ. Cuối thời Càn Long, nhà Thanh đổi phiên âm tên của ông trong ba bộ sử của Liêu, KimNguyên thành Y Tô Đặc Mục Nhi, tuy nhiên tên này không được sử dụng trong giới sử học.[1]

Ông là cháu bốn đời của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt và là con trai tướng Cam Ma Lạt, được Thiết Thất - người chỉ huy phe cánh của Thiếp Mộc Điệp, ủng hộ kế vị sau khi ám sát Nguyên Anh Tông. Dã Tôn Thiết Mộc Nhi rất thích văn hóa truyền thống người Mông Cổ, vì thế trong thời gian trị vì ông đã đảo ngược chính sách trọng dụng nhân tài người Hán của các vị vua tiền triều, thay vào đó là những quan lại Mông Cổ và Hồi giáo.[2]

Ông có lẽ là vị hoàng đế được viếng thăm bởi giáo sĩ dòng Phanxicô Odoric, người đã để lại một bản ghi chép tuyệt vời về các chuyến đi của mình.

Trước khi làm vua[sửa | sửa mã nguồn]

Dã Tôn Thiết Mộc Nhi sinh năm 1293,[3][4] là con trưởng của Cam Ma Lạt, vốn là con trai của Thái tử Chân Kim - người từng được Hốt Tất Liệt lựa chọn để kế vị nhưng mất sớm hơn cha. Cha ông trước kia làm Tấn Vương và có nhiệm vụ trấn giữ vùng biên giới phía Bắc, tức Mạc Bắc. Đến năm 1302, Cam Ma Lạt qua đời và Dã Tôn Thiếp Mộc Nhi lên nối nghiệp Tấn vương. Tuy sống ở Mạc Bắc nhưng Dã Tôn Thiết Mộc Nhi vẫn luôn theo dõi sát sao mọi hoạt động ở Đại Đô.

Dưới thời các vua Nguyên Vũ Tông, Nguyên Nhân TôngNguyên Anh Tông, Dã Tôn Thiết Mộc Nhi sở hữu lực lượng quân đội đông đảo và hùng mạnh ở Mông Cổ, trở thành một trong những Thân vương được triều đình nể trọng nhất.[3] Việc ông được kế vị và cai trị nhà Nguyên khiến cho các Thân vương khác không mấy ngạc nhiên, vì thế lực mạnh mẽ của ông là không thể chối cãi.

Tháng 8 năm 1323, gian thần Thiết Thất bày mưu với Dã Tôn Thiết Mộc Nhi lật đổ Nguyên Anh Tông để đưa ông lên ngôi. Sợ kế hoạch không thành hoặc bị bại lộ, ông ban đầu bí mật phái người tới Đại Đô mật báo cho Nguyên Anh Tông biết để trị tội phản nghịch của Thiết Thất. Tuy nhiên khi nội gián mà Dã Tôn Thiết Mộc Nhi phái đi chưa kịp đến nơi thì buộc phải quay về, vì Anh Tông đã bị giết chết.[5]

Lên ngôi hoàng đế[sửa | sửa mã nguồn]

"Đế quốc là một gia đình mà Hoàng đế là cha."
Dã Tôn Thiết Mộc Nhi, c. 1324, Nguyên sử[6]

Sau đó Thiết Thất lập Dã Tôn Thiết Mộc Nhi lên ngôi tại bờ sông Kherlen ở Mông Cổ vào ngày 4 tháng 10 năm 1323, lấy niên hiệu là Thái Định, sử gọi Nguyên Thái Định Đế,[7] còn Thiết Thất làm tri khu mật viện sự. Thái Định Đế vừa mới lên ngôi thì bị nhiều đại thần nghi kị là tham gia vào vụ ám sát Anh Tông. Để tránh bị liên lụy, đầu năm 1324, Thái Định Đế hạ lệnh xử tử Thiết Thất và toàn bộ phe cánh của y.[8] Sau đó ông gửi quân đội đến Đại Đô và Thượng Đô để thanh trừng toàn bộ thế lực chống đối mình nhằm củng cố địa vị Hoàng đế Đại Nguyên mà các ngoại thích đã tranh giành từ cuối thời Nguyên Vũ Tông. Năm Thân vương có liên quan đến vụ ám sát Anh Tông đều bị đày đến Vân Nam, Hải Nam và các vùng xa xôi khác. Đại thần người Hán dâng sớ yêu cầu Thái Định Đế truy giết thân nhân của Thiếp Mộc Điệp, Thiết Thất và phe cánh của họ để trừ hậu họa, nhưng ông đã từ chối.[9] Ông ra chỉ dụ ân xá cho gia đình tội nhân, thậm chí trao trả những tài sản bị tịch thu của tội nhân cho chính gia đình họ.[10]

Mang tiếng chiếm đoạt ngai vàng bằng mưu đồ giết chóc, Thái Định Đế cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ rộng nhất có thể. Để chiếm được cảm tình của người dân, ông bày tỏ lòng tôn trọng đối với truyền thống Nho giáo từ khi bắt đầu triều đại. Tuy nhiên, các quan lại gốc Hồi giáo và Mông Cổ, những người tháp tùng ông từ thảo nguyên về kinh thành vẫn chiếm vị trí chủ chốt trong triều vào giai đoạn này. Kumeijil và Tas Temur là phe cánh lớn nhất; Đảo Thích Sa (Dawlat Shah) là người quản lý chính sự của Trung thư tỉnh (中書省), sau đó phụ trách kiểm duyệt, và cuối cùng giao cho Kumeijil và Tas Temur xử lý; Andachu phụ trách quản lý quân đội triều đình.[11] Ngoài Đảo Thích Sa, hai vị quan Hồi giáo, Ubaidullah và Bayanchar cũng phụ trách cai quản chính sự. Mahumud Shah và Hasan Khoja cai quản quân sự. Trái ngược với người Hồi giáo, các quan đại thần người Hán không có sức ảnh hưởng đối với triều chính. Hành động thiên vị người Mông Cổ rõ rệt nhất của Hoàng đế, chính là miễn thuế cho các tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo.[12]

Tuy nhiên, Thái Định Đế lên án sự lãng phí của triều đình khi mua đá quý đắt tiền, nhập khẩu bởi các thương gia ngoại quốc và bán giá gấp 10 lần so với giá trị ban đầu, trong khi nhiều người dân khác đang phải chịu nạn đói. Năm 1326, khả hãn Ozbeg của hãn quốc Kim Trướng đã tặng một con báo săn cho vua Nguyên, và được Thái Định Đế dùng vàng, bạc, tiền mặt và lụa để đáp lễ.[13]

White page with black Phagspa characters and two seals, one being in the middle of and one on the right sight of the text. All lines start at the top of the page
Đạo luật của Nguyên Thái Định Đế

Trong triều đại của mình, Thái Định Đế đã chia vương quốc thành 18 quận, được quản lý chặt chẽ bởi các Quận chúa (trước đây là 12 quận). Hầu hết, các Quận chúa đều phàn nàn về các Lạt ma, những người được Hoàng đế nể trọng, rằng họ đã vi phạm luật pháp nghiêm trọng, làm nhục người dân. Họ xâm nhập nhà cửa, đuổi chủ nhà và giở trò đồi trụy với nữ giới, ngoài ra còn khá nhiều những chuyện đáng xấu hổ khác. Nỗi sợ của người dân gia tăng đến đỉnh điểm, khiến Hoàng đế ra lệnh cấm các Lạt-ma vào Trung Quốc. Ngoài Phật giáo, Thái Định Đế còn bỏ bê truyền thống thờ cúng của người Mông Cổ.[14]

Nhìn chung, Thái Định Đế được ghi nhận chăm lo triều chính, thương mến dân tình. Suốt 5 năm tại ngôi, ông có đưa ra nhiều chính sách cải thiện dân tình, nhưng lại không tiếp thu ý kiến của các đại thần, trung thần,... Vì vậy nên con đường cải cách chính trị đã gặp vô số khó khăn. Thay vì nghiêm trị, Thái Định Đế chọn cách khoan dung quá mức nên chính sự, kỷ cương ngày càng lỏng lẻo. Những tên địa chủ lợi dụng lòng tin của triều đình mà cướp bóc của cải, chiếm đoạt ruộng đất dân nghèo. Những kẻ cướp luôn quấy nhiễu đời sống xã hội của người dân.

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 8 năm 1328, trong một chuyến tuần du ở Thượng Đô, Thái Định Đế đột ngột băng hà. Toàn bộ triều chính rơi vào tay hai trợ thủ đắc lực của ông là Đảo Thích Sa và Bát Bất Hãn Hoàng hậu. Con trai Thái Định Đế là A Tốc Cát Bát, được Đảo Thích Sa đưa lên kế vị, tuy nhiên thế lực của con trai ông nhanh chóng bị đánh bại bởi Nguyên Văn Tông ba tháng sau, trong cuộc chiến tranh giữa hai kinh đô.

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Thân phụ: Cam Ma Lạt, con trai Thái tử Chân Kim. Sau truy phong Nguyên Hiển Tông.

Thân mẫu: Phổ Nhan Khiếp Lý Mê Thất, Hoằng Cát Lạt thị. Sau truy phong Tuyên Ý hoàng hậu.

Phối ngẫu:

1. Đại Hoàng hậu (còn gọi là Hoàng chính hậu):

2. Thứ Hoàng hậu:

Con cái:

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyên sử》, thanh tu, tục tư trị thông giám sở dịch。
  2. ^ B. Shirėndėv, Sh Luvsanvandan, A. Luvsandėndėv. Olon Ulsyn Mongolch Ėrdėmtniĭ III Ikh Khural, tr. 347.
  3. ^ a b Herbert Franke, Denis Twitchett, John King Fairbank. Lịch sử Trung Quốc của Cambridge: chế độ đối ngoại và các vùng biên giới, 907–1368, tr. 535.
  4. ^ Kao Weng Te argued that he was born in 1276. But Yesün Temür is said to have been born in residence of the prince of Chin, Gammala who was appointed only in 1292. Moreover, Yesün Temür Khan referred Khayisan (b. 1281) and Ayurbarwada (b. 1286) as elder brothers.
  5. ^ Henry Hoyle Howorth. History of the Mongols: From the 9th to the 19th Century: Part 1 - the Mongols proper and the Kalmuks, tr. 302.
  6. ^ Henry Hoyle Howorth. History of the Mongols: From the 9th to the 19th Century (new edition). Cosimo, Inc. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  7. ^ 《Nguyên sử》Bản kỷ 29, Thái Định Đế 1
  8. ^ Yu Chi. Tao yuan hsue ku lu, tr. 12a.
  9. ^ 《Nguyên sử》, quyển 29, tr. 641–648.
  10. ^ Shih-Shan Henry Tsai. Hạnh phúc vĩnh viễn, tr. 153.
  11. ^ Tu-Meng wu erh shih chi, 157. tr. 26a.
  12. ^ C.P.Atwood. Bách khoa toàn thư về Mông Cổ và Đế chế Mông Cổ, tr. 430.
  13. ^ Thomas T. Allsen. Cuộc săn của hoàng gia trong lịch sử Á - Âu, tr. 256.
  14. ^ Henry Hoyle Howorth. History of the Mongols: From the 9th to the 19th Century, tr. 303.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_Th%C3%A1i_%C4%90%E1%BB%8Bnh_%C4%90%E1%BA%BF