Wiki - KEONHACAI COPA

Ngoại Kavkaz

Bản đồ vùng Kavkaz năm 1994 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Ngoại Kavkaz, còn được gọi là Nam Kavkaz, là một khu vực địa lý nằm trên biên giới của Đông ÂuTây Á, trải dài ở phía nam Dãy Kavkaz.[1][2] Ngoại Kavkaz gần tương ứng với các quốc gia Armenia, GruziaAzerbaijan hiện đại, đôi khi được gọi chung là Các nước Kavkaz. Tổng diện tích của các quốc gia này là khoảng 27.740 dặm vuông Anh (71.850 kilômét vuông).[3] Nam Kavkaz và Bắc Kavkaz cùng tạo thành khu vực địa lý Kavkaz rộng lớn hơn phân chia châu Âu và châu Á.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại Kavkaz trải dài tại phần phía nam của Dãy núi Kavkaz và vùng đất thấp của chúng, đứng trên biên giới giữa các lục địa Châu ÂuChâu Á, và kéo dài về phía nam từ phần phía nam của dãy Kavkaz Chính ở phía tây nam Nga đến biên giới Thổ Nhĩ KỳArmenia, và từ Biển Đen ở phía tây đến bờ biển Biển Caspi của Iran ở phía đông. Khu vực này bao gồm phần phía nam của dãy núi Đại Kavkaz, toàn bộ dãy núi Tiểu Kavkaz, vùng đất thấp Colchis, vùng đất thấp Kura-Aras, vùng núi Qaradagh, dãy núi Talysh, vùng đất thấp Lankaran, Javakheti và phần phía đông của cao nguyên Armenia.

Toàn bộ Armenia ngày nay nằm trong Nam Kavkaz; phần lớn GruziaAzerbaijan ngày nay, bao gồm vùng tách rời Nakhchivan, cũng nằm trong khu vực. Một số phần của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong khu vực Nam Kavkaz.[4] Hàng hóa được sản xuất trong khu vực bao gồm dầu mỏ, quặng mangan, trà, trái cây chi cam chanhrượu vang. Đây vẫn là một trong những khu vực căng thẳng về mặt chính trị nhất trong khu vực hậu Liên Xô và có ba khu vực bị tranh chấp nghiêm trọng: Abkhazia, Nagorno-KarabakhNam Ossetia. Từ năm 1878 đến năm 1917, tỉnh Kars do Đế quốc Nga kiểm soát cũng được hợp nhất vào Nam Kavkaz.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, khu vực này được gọi là Nam Kavkaz (tiếng Armenia: Հարավային Կովկաս, chuyển tự Haravayin Kovkas; tiếng Azerbaijan: Cənubi Qafqaz; tiếng Gruzia: სამხრეთ კავკასია, chuyển tự tr; tiếng Nga: Южный Кавказ, chuyển tự Yuzhnyy Kavkaz). Tên cũ của khu vực là Ngoại Kavkaz là bản dịch tiếng Latin của từ tiếng Nga Zakavkazye (Закавказье), nghĩa là "[khu vực] bên kia Kavkaz".[3] Điều này ngụ ý lấy điểm so sánh là Nga và tương tự với các thuật ngữ như TransnistriaTransleithania.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Hy Lạp Herodotus và học giả Hy Lạp Strabo từng nói về các dân tộc bản địa của vùng Kavkaz trong sách của họ. Vào thời Trung cổ, nhiều dân tộc khác nhau định cư tại Kavkaz, bao gồm Scythia, Alan, Armenia, Hun, Khazar, Ả Rập, Turk SeljuqNgười Mông Cổ. Những cuộc xâm lược này ảnh hưởng đến văn hóa của các dân tộc Nam Kavkaz. Song song đó, ảnh hưởng từ Trung Đông làm phổ biến các ngôn ngữ Iran và Hồi giáo tại Kavkaz.[3]

Bản đồ chính trị đương đại của Kavkaz (bao gồm các quốc gia không được công nhận)
Bản đồ hành chính Kavkaz tại Liên Xô, 1957–1991.

Nằm tại ngoại vi của Iran, NgaThổ Nhĩ Kỳ, khu vực này từng là đấu trường cạnh tranh và bành trướng về chính trị, quân sự, tôn giáo và văn hóa trong nhiều thế kỷ. Trong suốt lịch sử của mình, khu vực này từng nằm dưới quyền kiểm soát của nhiều đế quốc khác nhau, bao gồm Achaemenes, Tân Assyria,[5] Parthia, La Mã, Sasan, Byzantine, Umayyad, Abbas, Mông Cổ, Ottoman, các đế quốc Iran (Safavid, Afsharid, Qajar), và Đế quốc Nga, tất cả đều đưa đến đức tin và văn hóa của họ.[6] Trong suốt lịch sử, hầu hết Nam Kavkaz thường nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của các đế quốc khác nhau có trụ sở tại Iran và là một phần của thế giới Iran.[7] Trong thế kỷ 19, Qajar Iran phải nhượng lại cho Đế quốc Nga khu vực này (cùng với các lãnh thổ của họ tại Dagestan, Bắc Kavkaz) do hai cuộc Chiến tranh Nga-Ba Tư.[8]

Các vương quốc cổ đại trong khu vực bao gồm Colchis, Urartu, Iberia, ArmeniaAlbania, và những vương quốc khác. Các vương quốc này sau đó được sáp nhập vào nhiều đế quốc Iran khác nhau, bao gồm Achaemes, Parthia và Sasan, khi đó Hoả giáo trở thành tôn giáo thống trị trong khu vực. Tuy nhiên, sau khi Cơ đốc giáo trỗi dậy và các vương quốc Kavkaz chuyển sang tôn giáo mới này, Hoả giáo mất đi tính phổ biến và chỉ tồn tại nhờ sức mạnh và ảnh hưởng còn lại của người Ba Tư trong khu vực. Do đó, Nam Kavkaz trở thành khu vực không chỉ hội tụ về quân sự mà còn cả tôn giáo, thường dẫn đến xung đột gay gắt giữa một bên là các đế quốc Ba Tư kế tiếp nhau (và sau này là các đế quốc do người Hồi giáo cai trị) và một bên là Đế quốc La Mã (và sau này là Đế quốc ByzantineĐế quốc Nga) ở phía bên kia.

Triều đại Parthia tại Iran đã thành lập và thiết lập một số nhánh gia tộc cầm quyền cùng tên tại Nam Kavkaz, cụ thể là triều đại Arsaces của Armenia, triều đại Arsaces của Iberia, và triều đại Arsaces của Albania Kavkaz.

Thời Trung cổ và Nga cai trị[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giữa thế kỷ thứ 8, với việc quân đội Umayyad chiếm được Derbent trong Chiến tranh Ả Rập–Khazar, hầu hết Nam Kavkaz trở thành một phần của Caliphate, và Hồi giáo lan rộng khắp khu vực.[9] Sau đó, Vương quốc Gruzia theo Cơ đốc giáo chính thống thống trị hầu hết Nam Kavkaz. Khu vực này sau đó bị chinh phục bởi các thế lực Seljuk, Mông Cổ, Turk, Safavid, Ottoman, Afsharid và Qajar.

Sau hai cuộc chiến tranh vào nửa đầu thế kỷ 19, đó là Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–1813)Chiến tranh Nga–Ba Tư (1826–1828), Đế quốc Nga chinh phục hầu hết Nam Kavkaz (và DagestanBắc Kavkaz) từ triều đại Qajar của Iran, cắt đứt quan hệ lịch sử của khu vực với Iran.[7][10] Theo Hiệp ước Gulistan sau chiến tranh 1804-1813, Iran buộc phải nhượng lại Dagestan, Đông Gruzia và hầu hết Azerbaijan ngày nay cho Nga. Theo Hiệp ước Turkmenchay diễn ra sau chiến tranh 1826-1828, Iran mất toàn bộ Armenia ngày nay, và phần còn lại của Azerbaijan hiện nay. Sau cuộc chiến 1828-1829, Ottoman nhượng Tây Gruzia (ngoại trừ Adjaria, được gọi là sanjak Batum) cho Nga.

Năm 1844, những nơi thuộc Gruzia, Armenia và Azerbaijan ngày nay được kết hợp thành một chính phủ Sa hoàng duy nhất, được gọi là phó vương vào năm 1844 -1881 và 1905–1917. Sau Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ 1877-78, Nga sáp nhập Kars, Ardahan, AgriBatumi từ Ottoman, và thành lập tỉnh Kars tại Nam Kavkaz.

Thời hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên của Quan hệ đối tác phương Đông

Sau khi Đế quốc Nga sụp đổ năm 1918, khu vực Nam Kavkaz được thống nhất thành một thực thể chính trị duy nhất trong hai lần, với tên gọi Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ngoại Kavkaz từ ngày 9 tháng 4 năm 1918 đến ngày 26 tháng 5 năm 1918, và với tư cách là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz từ ngày 12 tháng 3 năm 1922 đến ngày 5 tháng 12 năm 1936.

Cả hai thực thể Ngoại Kavkaz này đều bị giải thể, nhưng khu vực này vẫn bị ràng buộc về mặt chính trị với nhau trong Liên Xô dưới hình thức ba nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết riêng biệt là Armenia, AzerbaijanGruzia. Cả ba đều giành lại độc lập vào năm 1991 khi Liên Xô tan rã.

Chiến tranh Nga-Gruzia diễn ra vào năm 2008 trên khắp Nam Kavkaz, góp phần gây thêm bất ổn trong khu vực, do sự pha trộn phức tạp giữa các tôn giáo (chủ yếu là Hồi giáo và Chính thống giáo) và các nhóm dân tộc-ngôn ngữ.

Kể từ khi giành được độc lập, ba quốc gia đạt được mức độ thành công khác nhau trong quan hệ với Nga và các nước khác. Tại Gruzia, sau Cách mạng Hoa hồng năm 2004, quốc gia này bắt đầu hội nhập vào xã hội châu Âu rộng lớn hơn khi mở rộng quan hệ với NATO và Liên minh châu Âu. Armenia tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Nga, đồng thời phát triển quan hệ với EU. Azerbaijan ít phụ thuộc hơn vào Nga, hợp tác chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia NATO khác. Cả ba quốc gia Nam Kavkaz đều là thành viên của Hội đồng Châu Âu, Cộng đồng Chính trị Châu Âu và tham gia vào Quan hệ đối tác phương ĐôngHội nghị Nghị viện Euronest.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số lịch sử của Nam Kavkaz
NămArmeniaAzerbaijanGruziaTổng
1897798.853[11]1.806.700[12]1.919.400[13]4.524.953
1908877.322[11]2.014.300[12]
19141.014.255[11]2.278.2452.697.500[14]5.990.000[15]
1916–17993.782[11]2.353.700[12]2.357.800[14]5.705.282
Chiến tranh thế giới thứ nhấtCách mạng Nga
1920–22780.0001.863.0002.677.0005.321.000[15]
1926880.4642.314.5712.666.4945.861.529[16]
19296.273.000[15]
19311.050.633[11]6.775.000[15]
19326.976.000[15]
19337.110.000[15]
19391.282.3383.205.1503.540.0238.027.511[17]
19569.000.000[15]
19591.763.0483.697.7174.044.0459.504.810[18]
19702.491.8735.117.0814.686.35812.295.312[19]
19793.037.2596.026.5154.993.18214.056.956[20]
19893.304.7767.037.8675.400.84115.743.484[21]
1999–20023.213.011[22]7.953.400[12]3.991.300[23]15.157.711
2009–143.018.854[24]8.922.000[12]3.713.804[25]15.654.658

Rượu vang[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Kavkaz là một trong những vùng bản địa của loài nho sản xuất rượu vang Vitis vinifera.[26] Một số chuyên gia suy đoán rằng Nam Kavkaz có thể là nơi sản sinh việc sản xuất rượu vang.[27] Các cuộc khai quật khảo cổ và xác định niên đại bằng carbon của hạt nho từ khu vực này có niên đại từ 8000–5000 TCN.[28] Rượu vang được tìm thấy ở Iran có niên đại k. 7400 TCN[26] và k. 5000 TCN,[29] trong khi rượu vang được tìm thấy ở Gruzia có niên đại k. 8000TCN.[30][31][32] Nhà máy rượu sớm nhất, có niên đại từ k. 4000 TCN, được tìm thấy ở Armenia.[26]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Caucasus”. The World Factbook. Library of Congress. tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ Mulvey, Stephen (16 tháng 6 năm 2000). “The Caucasus: Troubled borderland”. News. BBC. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2009. "The Caucasus Mountains form the boundary between West and East, between Europe and Asia..."
  3. ^ a b c Solomon Ilich Bruk. “Transcaucasia”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ Wright, John; Schofield, Richard; Goldenberg, Suzanne (16 tháng 12 năm 2003). Transcaucasian Boundaries (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 72. ISBN 9781135368500.
  5. ^ Albert Kirk Grayson (1972). Assyrian Royal Inscriptions: Volume I. Wiesbaden: Otto Harrassowitz. tr. 108. §716.
  6. ^ German, Tracey (2012). Regional Cooperation in the South Caucasus: Good Neighbours Or Distant Relatives?. Ashgate Publishing Ltd. tr. 44. ISBN 978-1409407218.
  7. ^ a b "Caucasus and Iran" in Encyclopaedia Iranica, Multiple Authors
  8. ^ Dowling, T.C. (2014). Russia at War: From the Mongol Conquest to Afghanistan, Chechnya, and Beyond [2 volumes]. ABC-CLIO. tr. 728–730. ISBN 978-1-59884-948-6.
  9. ^ King, Charles (2008). The Ghost of Freedom: A History of the Caucasus. Oxford University Press. tr. 65. ISBN 978-0199884322.
  10. ^ Allen F. Chew. An Atlas of Russian History: Eleven Centuries of Changing Borders. Yale University Press, 1967. pp 74
  11. ^ a b c d e Korkotyan, Zaven (1932). Խորհրդային Հայաստանի բնակչությունը վերջին հարյուրամյակում (1831-1931) [The population of Soviet Armenia in the last century (1831–1931)] (PDF) (bằng tiếng Armenia). Yerevan: Pethrat. tr. 167. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ a b c d e “Azərbaycanda dеmоqrаfik vəziyyət” (bằng tiếng Azerbaijan). State Statistical Committee of Azerbaijan. 18 tháng 2 năm 2019.
  13. ^ ჯაოშვილი, ვახტანგ. საქართველოს მოსახლეობა XVIII–XX საუკუნეებში./Jaoshvili, Vakhtang. Population of Georgia in the XVIII–XX centuries. Metsniereba, Tbilisi, 1984, pp. 92
  14. ^ a b ჯაოშვილი, ვახტანგ. საქართველოს მოსახლეობა XVIII–XX საუკუნეებში./Jaoshvili, Vakhtang. Population of Georgia in the XVIII–XX centuries. Metsniereba, Tbilisi, 1984, pp. 95
  15. ^ a b c d e f g Pipes, Richard (1959). “Demographic and Ethnographic Changes in Transcaucasia, 1897-1956”. Middle East Journal. Middle East Institute. 13 (1): 48. JSTOR 4323084 – qua JSTOR.
  16. ^ “Приложение. Всесоюзная перепись населения 1926 г. СССР, республики и их основные регионы”. Демоскоп Weekly. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ “Приложение. Всесоюзная перепись населения 1939 года”. Демоскоп Weekly. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ “Приложение. Всесоюзная перепись населения 1959 г.”. Демоскоп Weekly. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ “Приложение. Численность наличного населения городов, поселков городского типа, районов и районных центров СССР по данным переписи на 15 января 1970 года по республикам, краям и областям (кроме РСФСР)”. Демоскоп Weekly. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  20. ^ “Приложение. Всесоюзная перепись населения 1979 г.”. Демоскоп Weekly.
  21. ^ “Приложение. Всесоюзная перепись населения 1989 г.”. Демоскоп Weekly. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2022.
  22. ^ Information from the 2001 Armenian National Census
  23. ^ “Population Dynamics in Georgia – An Overview Based on the 2014 General Population Census Data” (PDF). UNFPA, National Statistics Office of Georgia (Geostat) (bằng tiếng Anh). 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2022.
  24. ^ “The Results of 2011 Population Census of the Republic of Armenia (Figures of the Republic of Armenia), trilingual / Armenian Statistical Service of Republic of Armenia”. armstat.am. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  25. ^ ჯაოშვილი, ვახტანგ. საქართველოს მოსახლეობა XVIII–XX საუკუნეებში./Jaoshvili, Vakhtang. Population of Georgia in the XVIII–XX centuries. Metsniereba, Tbilisi, 1984.
  26. ^ a b c But was it plonk?, Boston Globe
  27. ^ Hugh Johnson Vintage: The Story of Wine pg 15 Simon & Schuster 1989
  28. ^ Johnson pg 17
  29. ^ Ellsworth, Amy (18 tháng 7 năm 2012). “7,000 Year-old Wine Jar”. Penn Museum.
  30. ^ 'World's oldest wine' found in 8,000-year-old jars in Georgia”. BBC. 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2020.
  31. ^ Berkowitz, Mark (1996). “World's Earliest Wine”. Archaeology. Archaeological Institute of America. 49 (5). Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2008.
  32. ^ Spilling, Michael; Wong, Winnie (2008). Cultures of The World: Georgia. tr. 128. ISBN 978-0-7614-3033-9.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Shahinyan, Arsen K. (2022). “The Southern Boundaries of the Southern Caucasus”. Iran and the Caucasus. 26 (4): 418–424. doi:10.1163/1573384X-20220407.

Liên kết ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Các chủ đề châu Á

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngo%E1%BA%A1i_Kavkaz