Wiki - KEONHACAI COPA

Nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu phát triển (tiếng Anh: Development studies) là một nhánh liên ngành của khoa học xã hội. Nghiên cứu phát triển được cung cấp như một bằng thạc sĩ chuyên ngành tại một số trường đại học có uy tín trên thế giới. Nó đã trở nên phổ biến như một môn học từ đầu những năm 1990, và đã được giảng dạy và nghiên cứu rộng rãi nhất ở các nước đang phát triển và các quốc gia từng là mẫu quốc, chẳng hạn như Vương quốc Anh, nơi khởi nguồn của môn học này.[1] Sinh viên ngành nghiên cứu phát triển thường chọn làm việc trong các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các cơ quan truyền thôngbáo chí, các công ty tư vấn phát triển khu vực tư nhân, các cơ quan quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và các trung tâm nghiên cứu.

Các cơ quan chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Trên khắp thế giới, một số cơ quan chuyên môn về nghiên cứu phát triển đã được thành lập:[2]

  • Châu Âu: European Association of Development Research and Training Institutes (Hiệp hội các viện nghiên cứu và đào tạo phát triển châu Âu, EADI)
  • Mỹ Latinh: Consejo Latinoamericano de Ciencias Sociales (CLACSO)
  • Châu Á: Asian Political and International Studies Association (Hiệp hội Nghiên cứu Chính trị và Quốc tế châu Á, APISA)
  • Châu Phi: Council for the Development of Social Science Research in Africa (Hội đồng Phát triển Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở châu Phi, CCODESRIA) và Organization for Social Science Research in Eastern and Southern Africa (Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Xã hội ở Đông và Nam Phi, OSSREA)
  • Thế giới Ả Rập: Arab Institutes and Centers for Economic and Social Development Research (Các Viện và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Xã hội Ả Rập, AICARDES)

Tổ chức bảo trợ chung của các hiệp hội này là Ủy ban Điều phối Liên khu vực của các Hiệp hội Phát triển (ICCDA). Ở Vương quốc Anh và Ireland, Hiệp hội Nghiên cứu Phát triển là một nguồn thông tin chính cho nghiên cứu và học tập về nghiên cứu phát triển. Nhiệm vụ của nó là kết nối và thúc đẩy những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển.

Các ngành nghiên cứu phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Các lĩnh vực phát triển bao gồm:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kothari, U. (ed), A Radical History of Development Studies: Individuals, Institutions and Ideologies – but see The Journal of Peasant Studies 34/1 (2007) for an alternative view.
  2. ^ “About ICCDA”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Breuer, Martin. "Development" (2015). University Bielefeld: Center for InterAmerican Studies.
  • Pradella, Lucia and Marois, Thomas, eds. (2015) Polarizing Development: Alternatives to Neoliberalism and the Crisis. Pluto Press.
  • Sachs, Wolfgang, ed. (1992) The Development Dictionary: A Guide to Knowledge as Power. Zed Books.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n