Wiki - KEONHACAI COPA

Ngữ hệ Andaman Lớn

Ngữ hệ Andaman Lớn
Sắc tộcNgười Andaman Lớn
Phân bố
địa lý
Quần đảo Andaman
Ngôn ngữ con:
ISO 639-3:gac (Great Andamanese, Mixed)
Glottolog:grea1241[1]
{{{mapalt}}}
Bản đồ ngôn ngữ-dân tộc của quần đảo Andaman thời tiền thuộc địa. Những ngôn ngữ mang tiền tố thuộc hệ Andaman Lớn.

Ngữ hệ Andaman Lớn là một ngữ hệ gần tuyệt chủng, được nói bởi người Andaman Lớn sống ở quần đảo Andaman (Ấn Độ).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối thế kỷ XVIII, khi người Anh đặt chân đến quần đảo Andaman, ước tính có khoảng 5.000 người Andaman sống trên Andaman Lớn và những đảo lân cận, bao gồm 10 bộ tộc với ngôn ngữ riêng biệt nhưng có quan hệ gần với nhau. Từ thập niên 1860, sự thiết lập thuộc địa hình sự lâu dài và sự xuất hiện của người nhập cư và lao động sau đó (chủ yếu từ tiểu lục địa Ấn Độ) đã làm giảm số người Andaman Lớn một cách cực kỳ nghiêm trọng, xuống 19 cá nhân vào năm 1961.[2]

Từ đó, số người đã gia tăng phần nào, đạt 52 người năm 2010.[3] Tuy nhiên, đến năm 1994 bảy trong mười bộ tộc đã tuyệt diệt,[4] và sự phân biệt giữa ba tộc còn lại (Jeru, BoCari) về cơ bản là không còn[5] do sự kết hôn liên tộc và sự tái định cư đến đảo Strait nhỏ hơn. Một số người cũng kết hôn với người Karen từ Myanmar hay người Ấn Độ từ đại lục. Tiếng Hindi nay đóng vai trò ngôn ngữ chính, và là ngôn ngữ duy nhất với một nửa số họ.[6][7] Người cuối cùng nói tiếng Bo mất năm 2010 ở tuổi 85.[3]

Khoảng một nửa người Andaman Lớn nói một dạng ngôn ngữ mới (một loại ngôn ngữ hỗn hợp hay koine) mang đặc điểm của hệ Andaman Lớn, chủ yếu dựa trên Aka-Jeru.[8] Một số học giả gọi thứ tiếng này là "tiếng Andaman Lớn đương đại",[9][10] nhưng nó thường được gọi đơn giản là "Jero" hay "tiếng Andaman Lớn".

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ hệ Andaman Lớn gồm những ngôn ngữ chắp dính, với hệ thống tiền tố và hậu tố phức tạp.[9][11] Chúng có một hệ thống lớp danh từ dựa trên bộ phận cơ thể, mà trong đó mọi danh từ và tính từ đi cùng với tiền tố bộ phận mà nó được gán cho (dựa trên cơ sở hình dáng hay chức năng).[10] Do vậy, *aka- ở đầu tên các ngôn ngữ là tiền tố cho các vật thể liên quan đến lưỡi.[11] Những ví dụ dưới đây là cách tạo danh từ việc thêm tiền tố vào tính từ yop, "dẻo, mềm" trong tiếng Bea:[11]

  • Gối hay bọt biểnot-yop, tiền tố liên quan đến đầu hay tim.
  • Gậy chốngôto-yop, tiền tố chỉ những thứ dài.
  • Bút chìaka-yop, tiền tố liên quan đến lưỡi (từ việc bút chì nhọn).
  • Cây gãy đổ là ar-yop, tiền tố chỉ chân hay những thứ thẳng đứng.

Tương tự, từ tính từ beryli-nga "tốt" ta có:

  • un-bēri-ŋa "thông minh" (tay-tốt).
  • ig-bēri-ŋa "mắt tinh" (mắt-tốt).
  • aka-bēri-ŋa "giỏi ngoại ngữ" (lưỡi-tốt).
  • ot-bēri-ŋa "đạo đức" (đầu/tim-tốt)

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ tại quần đảo Andaman thuộc hai ngữ hệ, Andaman Lớn và Önge, cùng một ngôn ngữ chưa được ghi nhận, tiếng Sentinel. Sự tương đồng ngữ hệ Andaman Lớn và Önge chủ yếu là ở đặc điểm hình thái, còn lượng từ vựng chung thì ít ỏi. Do vậy, cả những nhà nghiên cứu lâu năm như Joseph Greenberg cũng không cho rằng hai hệ này có cùng nguồn gốc.[12]

Các ngôn ngữ Andaman Lớn là:[13]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Great Andamanese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Jayanta Sarkar (1990), The Jarawa, Anthropological Survey of India, ISBN 81-7046-080-8, ... The Great Andamanese population was large till 1858 when it started declining... In 1901, their number was reduced to only 600 and in 1961 to a mere 19...
  3. ^ a b (2011) Lives Remembered. The Daily Telegraph, London, ngày 10 tháng 2 năm 2010. Truy cập on 2010-02-22. Also [https://web.archive.org/web/20100213125406/http://www.telegraph.co.uk/news/obituaries/7207731/Lives-Remembered.html on web.archive.org
  4. ^ A. N. Sharma (2003), Tribal Development in the Andaman Islands, page 75. Sarup & Sons, New Delhi.
  5. ^ Radcliffe-Brown, A. R. (1922). The Andaman Islanders: A study in social anthropology. Cambridge: Cambridge University Press.
  6. ^ “Anosh Malekar, "The case for a linguisitic survey," Infochange Media, ngày 1 tháng 8 năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Abbi, Anvita, Bidisha Som and Alok Das. 2007. "Where Have All The Speakers Gone? A Sociolinguistic Study of the Great Andamanese." Indian Linguistics, 68.3-4: 325-343.
  8. ^ Abbi, Anvita (2008). "Is Great Andamanese genealogically and typologically distinct from Onge and Jarawa?" Language Sciences, doi:10.1016/j.langsci.2008.02.002
  9. ^ a b Abbi, Anvita (2006). Endangered Languages of the Andaman Islands. Germany: Lincom GmbH.
  10. ^ a b “Burenhult, Niclas (1996). "Deep linguistic prehistory with particular reference to Andamanese." Working Papers 45, 5-24. Lund University: Department of Linguistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  11. ^ a b c Temple, Richard C. (1902). A Grammar of the Andamanese Languages, being Chapter IV of Part I of the Census Report on the Andaman and Nicobar Islands. Superintendent's Printing Press: Port Blair.
  12. ^ Greenberg, Joseph (1971). "The Indo-Pacific hypothesis." Current trends in linguistics vol. 8, ed. by Thomas A. Sebeok, 807.71. The Hague: Mouton.
  13. ^ Manoharan, S. (1983). "Subgrouping Andamanese group of languages." International Journal of Dravidian Linguistics XII(1): 82-95.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF_h%E1%BB%87_Andaman_L%E1%BB%9Bn