Wiki - KEONHACAI COPA

Người Kinh (Trung Quốc)

Người Kinh
京族
Tủ trưng bày áo dài nam và nữ - trang phục truyền thống của người Kinh
Tổng dân số
32.000
Khu vực có số dân đáng kể
Đông Hưng (Quảng Tây)
Ngôn ngữ
Tiếng Việt (chữ viết chính: chữ Nôm, chữ Hán)
tiếng Quảng Đông và một ít tiếng Quan thoại
Tôn giáo
Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Việt

Người Kinh, hay Kinh tộc (chữ Hán: 京族, bính âm: jīngzú, Hán-Việt: Kinh tộc) là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.000 người Kinh tại Trung Quốc. Trước năm 1958, dân tộc này được gọi là người Việt (越族, Việt tộc).[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Người Kinh Trung Quốc đồng nhất về sắc tộc với người Việt tại Việt Nam. Tuy nhiên do sự thay đổi đường biên giới quốc gia, vùng cư trú của họ hiện thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Đông đảo người Kinh sinh sống chủ yếu trên 3 đảo là Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu, nên các đảo được gọi chung là Kinh Đảo, còn được gọi là Kinh tộc Tam Đảo, năm 2000 có khoảng 18.000 người. Ngoài ra vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình - Bạch Long, hiện có khoảng 4.000 người (2000).

Kinh Đảo hiện thuộc thành phố cấp huyện Đông Hưng, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vùng đất Kinh Đảo vốn thuộc Đại Việt, nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Phápnhà Thanh thì sáp nhập vùng Kinh Đảo vào Trung Quốc[2][3].

Văn hóa, ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian trôi qua, nhóm người Kinh này chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa Trung Hoa cận đại, tuy vậy văn hóa truyền thống của người Việt vẫn được duy trì. Họ vẫn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, tạo thành 1 trong 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Người Kinh ở Trung Quốc vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng nói của họ pha trộn nhiều với tiếng Quảng Đông, Quan thoại kèm với nhiều từ của tiếng Việt cổ. Về cơ bản, họ vẫn có thể nói chuyện và thông hiểu với người ViệtViệt Nam. Với chữ viết, vì không bị ảnh hưởng bởi chính sách xóa bỏ chữ Hán và thay bằng chữ Quốc ngữ của chính quyền thuộc địa thực dân Pháp trong giai đoạn Pháp thuộc, họ vẫn sử dụng chữ Hán, đồng thời lưu truyền và dạy chữ Nôm của người Việt. Theo một khảo sát năm 1980, một phần ba lượng người Kinh ở Trung Quốc đã đánh mất tiếng mẹ đẻ và chỉ nói được tiếng Trung, một phần ba khác nói song ngữ là tiếng Kinh và tiếng Trung. Cuộc khảo sát cho thấy xu hướng giảm sút của tiếng Kinh, nhưng từ thập niên 2000 có một sự phục hồi việc sử dụng ngôn ngữ này.[4] Ngoài ra, người Kinh ở Quảng Tây còn tổ chức dạy và học chữ Quốc ngữ để sử dụng hệ chữ này, đồng thời có thể giao lưu qua văn viết với người Việt tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Người Kinh ở Trung Quốc
Khu vựcDân số khu vực (2010)Dân số người Kinh (2010)Tỷ lệ trên tổng số
người Kinh ở Trung Quốc (phần trăm, %)
Tỷ lệ trên dân số
khu vực (phần nghìn, ‰)
TOÀN QUỐC1.332.810.86928.199100,00000,0212
Bắc Kinh19.612.368560,19860,0029
Thiên Tân12.938.693320,11350,0025
Hà Bắc71.854.210770,27310,0011
Sơn Tây35.712.101290,10280,0008
Nội Mông24.706.291250,08870,0010
Liêu Ninh43.746.323150,05320,0003
Cát Lâm27.452.81580,02840,0003
Hắc Long Giang38.313.991220,07800,0006
Thượng Hải23.019.196450,15960,0020
Giang Tô78.660.9412180,77310,0028
Chiết Giang54.426.8911480,52480,0027
An Huy59.500.468920,32630,0015
Phúc Kiến36.894.2172600,92200,0070
Giang Tây44.567.7973011,06740,0068
Sơn Đông95.792.719800,28370,0008
Hà Nam94.029.9391200,42550,0013
Hồ Bắc57.237.727930,32980,0016
Hồ Nam65.700.762860,30500,0013
Quảng Đông104.320.4594841,71640,0046
Quảng Tây46.023.76123.28382,56680,5059
Hải Nam8.671.4851890,67020,0218
Trùng Khánh28.846.170250,08870,0009
Tứ Xuyên80.417.5282640,93620,0033
Quý Châu34.748.5561.1434,05330,0329
Vân Nam45.966.7668783,11360,0191
Tây Tạng3.002.16550,01770,0017
Thiểm Tây37.327.379280,09930,0008
Cam Túc25.575.2631090,38650,0043
Thanh Hải5.626.723100,03550,0018
Ninh Hạ6.301.35050,01770,0008
Tân Cương21.815.815690,24470,0032
Nguồn: Kết quả điều tra dân số Trung Quốc năm 2010.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “京 族”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Trần Đức Thanh Phong, Trần Đức Giang, Đỗ Thông Minh. Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du. Tokyo: Tân Văn, 2005
  3. ^ Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng. Biên giới Việt Trung 1885-2000. Marseille: Dũng Châu, 2005. trang 87-116.
  4. ^ Linda Tsung (23 tháng 10 năm 2014). Language Power and Hierarchy: Multilingual Education in China. Bloomsbury Academic. tr. 188. ISBN 978-1441142351.
  5. ^ “1-6 各地区分性别、民族的人口” [1-6 Dân số theo giới tính và dân tộc]. 中国2010年人口普查资料 [Dữ liệu điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc]. Cục thống kê quốc gia Trung Quốc. Nhà xuất bản Thống kê Trung Quốc.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Kinh_(Trung_Qu%E1%BB%91c)