Wiki - KEONHACAI COPA

Người đẹp Tây Đô

Người đẹp Tây Đô
Áp phích phim
Thể loạiTình cảm
Dã sử
Định dạngPhim truyền hình
Đạo diễnNSƯT Lê Cung Bắc
Chỉ đạo nghệ thuậtTrầm Hương
Diễn viênViệt Trinh
NSƯT Kim Xuân
Hồng Ánh
Lê Công Tuấn Anh
Chi Bảo
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập đã phát tại Việt Nam(Danh sách chi tiết)
Sản xuất
Thời lượng55 - 60 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtHãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV9 VTV3 HanoiTV
Phát sóng20 tháng 6 năm 1996 - 5 tháng 7 năm 1996

Người đẹp Tây Đô là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do NSƯT Lê Cung Bắc làm đạo diễn.[1][2] Phim lấy nguyên mẫu từ Lâm Thị Phấn - một nữ chiến sĩ tình báo, con gái của một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học Cần Thơ thời Pháp thuộc.[3] Phim được phát sóng lần đầu vào ngày 20 tháng 6 năm 1996 - 5 tháng 7 năm 1996 trên kênh HTV9.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Bạch Cúc, chị cả của một đàn em, học giỏi, thuộc loại hoa hậu (được mọi người xứng danh là "Người đẹp Tây Đô"), với tài năng xuất chúng lẫn vẻ đẹp trời ban, những tưởng Bạch Cúc sẽ có được một cuộc sống giàu sang và được hưởng vinh quang phú quý, thế nhưng cô phải trải qua nỗi bất hạnh đầu đời con gái: bị gả về nhà địa chủ, làm vợ một anh chàng thuộc loại công tử Bạc Liêu. Tại nhà chồng, Bạch Cúc bị biến thành món hàng cho chàng công tử nhiều tiền, quen sống hưởng thụ kiểu thực dân. Sau cùng, vì đã bị chịu quá nhiều bạo hành từ chồng và nhà chồng, cô đã đứng về phía những người bị áp bức, bước chân theo đoàn quân khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Bạch Cúc trở thành nữ chiến sĩ tình báo, và được đưa về hoạt động ở Cần Thơ. Nhân dịp thực dân Pháp rải truyền đơn kêu gọi những người trong vùng kháng chiến hồi cư, nhờ tài khéo léo và sắc đẹp của mình, Bạch Cúc đã thành ngôi sao sáng trong giới thượng lưu Cần Thơ, giao du với tất cả giới cầm quyền thực dân Pháp tại đây. Trong suốt 8 năm liền (1946 – 1954) Bạch Cúc trở thành đối tượng săn đuổi của các sĩ quan Pháp – Việt, trong quân đội và tình báo Pháp - Những tình nhân, đối thủ đều lần lượt bị đo ván trong các cuộc đấu tranh về sau này.[4][5]

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Và một số diễn viên khác...

Các kênh trình chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

  • HTV9 — 20 tháng 6 tháng 1996 - 5 tháng 7 năm 1996
  • VTV3 — 31 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 8 năm 1996[8]
  • HanoiTV — 6 tháng 9 năm 2000 - 13 tháng 9 năm 2000[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Giáp Nguyễn (15 tháng 6 năm 2021). “Nhà văn Trầm Hương nhớ đạo diễn Lê Cung Bắc của 'Người đẹp Tây Đô'. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Hà Thu (13 tháng 6 năm 2021). 'Người đẹp Tây Đô' - phim để đời của Lê Cung Bắc”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Trầm Hương (14 tháng 2 năm 2021). “Chén rượu ngày hội ngộ”. Người lao động. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ 'Bông hồng' trong lòng địch: Người đẹp Tây Đô”. Phụ nữ Việt Nam. 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Khải Anh (8 tháng 5 năm 2013). "Người đẹp Tây Đô" chuẩn bị trở lại”. Eva.vn. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Phong Kiều (13 tháng 6 năm 2021). 'Người đẹp Tây Đô' - dấu ấn sự nghiệp Việt Trinh, Hồng Ánh”. Ngôi Sao. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ P.C Tùng (13 tháng 6 năm 2021). 'Người đẹp Tây Đô' Hồng Ánh chia sẻ tâm nguyện cuối đời của đạo diễn Lê Cung Bắc”. Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ VTV3 1996 - Trích đoạn phim "Người đẹp Tây Đô", truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023
  9. ^ HanoiTV - Tomorrow on TV and 90FM (11 September 2000) (incomplete), truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91%E1%BA%B9p_T%C3%A2y_%C4%90%C3%B4