Wiki - KEONHACAI COPA

Ngày tưởng niệm của Người lao động

Ru-băng ngày tưởng niệm
Bích chương ngày tưởng niệm năm 2010 với hình và câu nói của lãnh tụ công đoàn Mỹ Mary Harris Jones: "Cầu nguyện cho người chết và chiến đấu hết sức cho người còn sống"
Tưởng niệm người lao động tử vong tại Manchester, Anh

Ngày tưởng niệm của Người lao động (tiếng Anh: Workers’ Memorial Day), hoặc Ngày tưởng niệm Công nhân Quốc tế (International Workers' Memorial Day), Lễ Truy niệm Quốc tế (International Commemoration Day), là một ngày tưởng nhớ quốc tế dành cho người làm công ăn lương, những người lao động đã bị giết, bị tàn phế hoặc bị thương, bị bệnh vì liên quan đến công việc làm. Ngày kỷ niệm này diễn ra hàng năm vào ngày 28 tháng 4 tại nhiều quốc gia.[1]

Năm 1970, Liên đoàn Lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations AFL-CIO) tuyên bố ngày 28 tháng 4 là Ngày tưởng niệm của Người lao động (tiếng Anh: Workers’ Memorial Day). Năm 1996, Liên đoàn Quốc tế của các Công đoàn độc lập (International Confederation of Free Trade Unions - ICFTU) mà sau này là Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế (International Trade Union Confederation ITUC) đã tiếp nhận ngày tưởng niệm này và khuyến cáo các tổ chức thành viên cùng kỷ niệm.

Năm 2001 Tổ chức Lao động Quốc tế, cơ quan đặc biệt của Liên Hợp Quốc cũng đã công nhận ngày này, nhưng dưới tên "Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc" (World Day for Safety and Health at Work) nhằm tập trung về an toàn lao động và nâng cao nhận thức về tầm mức và hậu quả của tai nạn lao động cũng như bệnh liên quan đến nghề nghiệp; để đặt việc bảo hộ lao độngy tế (ATVSLĐ) vào chương trình nghị sự quốc tế và quốc gia; để cung cấp hỗ trợ cho các nỗ lực quốc gia nhằm cải thiện các hệ thống quốc gia về an toàn lao động và các chương trình phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế có liên quan.[2]

Khẩu hiệu thường được dùng trong ngày tưởng niệm là "Tưởng nhớ người đã chết và đấu tranh cho người còn sống" (Remember the dead – Fight for the living).[1]

Ý nghĩa và mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày tưởng niệm của Người lao động được tạo dựng với ý nghĩa tranh thủ sự chú ý công cộng tới những cái chết, những trường hợp bị thương và bệnh tật liên quan đến công việc làm, cũng như nhắc nhở việc tránh những tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, để thúc đẩy chiến dịch của các công đoàn và các cách tiếp cận trong việc đấu tranh để cải thiện sức khỏe và an toàn lao độngbảo hộ lao động. Khẩu hiệu được dùng trong ngày tưởng niệm: "Tưởng nhớ người đã chết và đấu tranh cho người còn sống" (Remember the dead – Fight for the living).[1] Mặc dù ngày 28 tháng 4 chủ yếu là một ngày tưởng nhớ và đoàn kết quốc tế, trong ngày này hành động cụ thể đã được khởi xướng và thực hiện để cải thiện an toàn lao động hoặc kết nối với các chiến dịch tương ứng tiếp tục trong suốt cả năm trên toàn thế giới.

Hiện nay, Ngày tưởng niệm của Người lao động được tổ chức khắp thế giới. Chẳng hạn như các chiến dịch giáo dục về nhận thức tại nơi làm việc, các sự kiện công cộng bao gồm các bài phát biểu, các dịch vụ tôn giáo đa tín ngưỡng, đặt vòng hoa và trồng cây tưởng niệm, thả bóng bay, đặt những đôi giày trống, phút im lặng truy niệm...., cũng như xây dựng các đài tưởng niệm, tổ chức các cuộc mít-tinh, biểu tình, và cả những hành động đơn lẻ tại nơi làm việc như các cuộc đình công. Theo Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế ITUC khoảng 14 triệu người đã tham gia trong năm 2009 tại hơn 100 quốc gia với trên 10.000 sự kiện và hoạt động.[3]

Nguồn gốc và thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1970, Liên đoàn Lao động và Hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations AFL-CIO) tuyên bố ngày 28 tháng 4 là Ngày tưởng niệm của Người lao động (tiếng Anh: Workers’ Memorial Day) để vinh danh hàng trăm ngàn người chết và bị thương trong khi làm việc mỗi năm. Sau khi đạo luật về Y tế và An toàn Lao động của Quốc hội Hoa Kỳ (Occupational Safety and Health Act) được ban hành vào năm 1970, Cục Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Administration) được thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1971, ngày mà đạo luật trên có hiệu lực.[4]

Năm 1984, công đoàn Canadian Union of Public Employees (Liên hiệp các công chức và nhân viên làm việc công người Canada) đã khởi xướng ngày này tại Canada. Trong năm kế tiếp, Tổng Liên đoàn Lao động Canada (Canadian Labour Congress) đã tiếp nhận và tuyên bố ngày 28 tháng 4 là ngày tưởng niệm hàng năm. Ngày 28 tháng 4 được chọn vì là ngày kỷ niệm của Đạo Luật Bồi Thường Lao động (Workers Compensation Act) năm 1914 và một cơ quan về bảo hộ an toàn lao động được thiết lập tại Canada. Năm 1991, Quốc hội Canada đã thông qua một đạo luật công nhận ngày 28 tháng 4 chính thức là ngày tưởng niệm người lao động, Ngày tưởng niệm Quốc gia (National Day of Mourning), tương đương ngày Quốc tang.[1][5] Vào ngày này, quốc kỳ Canada được treo cờ rủ trên tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang, kể cả tại Quốc hội.

Đài tưởng niệm Người lao động tại Aberdeen, Scotland với hàng chữ: "Được ủy quyền bởi Hội đồng giao dịch thương mại Aberdeen, di tích này đã được thực hiện nhờ đến sự hỗ trợ tài chính từ các công đoàn và phong trào lao động. Nó là dành riêng cho những người bị mất cuộc sống của họ trong ngành công nghiệp. MCMXCVIII" (1998)

Những năm đầu tiên, ngày tưởng niệm chỉ giới hạn trong khu vực Bắc Mỹ, nhưng cuối cùng đã lan tỏa toàn thế giới. Năm 1989, ngày này được pháp luật chính thức công nhận tại Hoa Kỳ. Kể từ năm 1989, các tổ chức công đoàn tại châu Á và châu Phi cũng tổ chức những sự kiện và hành động vào ngày 28 tháng 4. Năm 1992, tổ chức Hazards Campaign mang ngày này qua Vương quốc Liên hiệp Anh và đặt ra khẩu hiệu "Tưởng nhớ người đã chết và đấu tranh cho người còn sống" (Remember the dead – Fight for the living), từ đó nhiều công đoàn tại Vương quốc Liên hiệp Anh đã tiếp nhận ngày này. Tổng liên đoàn Trades Union Congress đã tiếp nhận ngày này vào lịch hoạt động của mình năm 1999; và kể từ năm 2000, nhiều cơ sở y tế và bảo hộ lao động tại Anh đã vận động cho ngày này.[1][5] Năm 1996, Liên đoàn Quốc tế của các Công đoàn độc lập (International Confederation of Free Trade Unions - ICFTU) mà sau này là Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế (International Trade Union Confederation ITUC, khối liên kết gồm các nghiệp đoàn lao động ở 156 quốc gia trên thế giới) đã tiếp nhận ngày tưởng niệm này và tạo một chủ đề cho mỗi năm, chẳng hạn như vận động cho một lệnh cấm toàn cầu về amiăng.[6] Năm 2001 Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đã công nhận ngày này, nhưng dưới tên "Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc", và công bố vào năm 2002 rằng 28 tháng 4 là một ngày chính thức trong lịch của Liên Hợp Quốc.[2][3]

Hiện nay, ngày tưởng niệm của Người lao động đã được công nhận ở nhiều quốc gia như một ngày lễ quốc gia, chẳng hạn như tại Vương quốc Liên hiệp Anh, Argentina, Bỉ, Bermuda, Bồ Đào Nha, Brazil, Canada, Cộng hòa Dominican, Luxembourg, Panama, Peru, Tây Ban Nha, Thái Lan, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), ÚcHoa Kỳ. Công đoàn tại các quốc gia khác như Bénin, Phần Lan, Malta, Nepal, New Zealand, Romania, Singapore, Cộng hòa Séc và Hungary đang vận động một sự công nhận của chính phủ.[1][5]

Tình hình thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế báo cáo năm 2015:

  • Mỗi năm có hơn 2,02 triệu người chết từ hậu quả của một tai nạn tại nơi làm việc hoặc do các bệnh liên quan đến công việc; 321.000 người chết mỗi năm do tai nạn lao động;
  • Ước tính mỗi năm có khoảng 317 triệu tai nạn lao động (không gây tử vong) và khoảng 160 triệu người bị các bệnh liên quan đến công việc;
  • Khoảng 440.000 người lao động hàng năm bị giết vì các chất độc hại, chỉ riêng amiăng đã chịu trách nhiệm cho khoảng 100.000 trường hợp tử vong;
  • Điều này có nghĩa là: Trên toàn thế giới cứ mỗi 15 giây lại có một công nhân tử vong vì tai nạn lao động hoặc bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp, 6.000 công nhân chết trong một ngày cho thấy có nhiều người chết vì làm việc hơn là bởi chiến tranh; và cứ 15 giây, 151 người lao động bị tai nạn lao động.[7]

Tại từng quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tại Đức, năm 2009 có khoảng 975.000 tai nạn lao động, trong số đó có 622 trường hợp tử vong; 2803 người tử vong từ những hậu quả của bệnh liên quan đến nghề nghiệp, trong số đó 49,1 % là liên quan đến amiăng.[8]
  • Tại Áo, năm 2013 có 123.827 tai nạn lao động, trong số đó có 168 trường hợp tử vong; 13.905 tai nạn trên đường đến nơi làm việc (41 tử vong) và 1.569 bệnh liên quan đến nghề nghiệp (115 tử vong)[9]
  • Tại Thụy Sĩ, năm 2008 có 268.000 tai nạn lao động[10]
  • Tại Hoa Kỳ, có khoảng 155 triệu người lao động.[11]
Trong năm 2012, 4.628 công nhân đã bị chết vì liên quan đến công việc, trung bình 12 người chết mỗi ngày.[12]
Ước tính có khoảng 53.000 ca tử vong do bệnh liên quan đến nghề nghiệp xảy ra trong năm 2007.[13] Không có hệ thống toàn diện để kiểm toán riêng số người chết do bệnh nghề nghiệp.
Trong năm 2012, các nơi thuê mướn lao động báo cáo gần 3 triệu người bị thương không gây tử vong và bệnh tật cho người lao động trong ngành công nghiệp tư nhân và 793.000 cho nhân viên chính quyền tiểu bang và địa phương.[14] Khoảng 2,8 triệu người bị thương liên quan đến công việc được điều trị tại các khoa cấp cứu, kết quả là 140.000 ca nhập viện vào năm 2012.[15]
Gánh nặng kinh tế của tai nạn lao động và bệnh tật được ước tính khoảng $ 250.000.000.000 (250 tỷ USD) trong năm 2007. Ước tính này bao gồm chi phí y tế, tổn thất năng suất, và các chi phí xã hội của việc liên quan đến tử vong, thương tích, và bệnh tật.[15]
  • Tại Việt Nam, theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động làm 6.887 người bị nạn, trong đó có 627 người tử vong và 1506 người bị thương nặng.[16]. Trong năm 2014 có 6.709 vụ tai nạn lao động làm 6.941 người bị nạn, trong số đó 630 người tử vong và 1544 người bị thương nặng.[17]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Bản lưu trữ tại Wayback Machine ngày 28/4/2006 (GMHC là thành viên của Hazards Campaign, chiến dịch của Tổng liên đoàn Trades Union Congress)
  2. ^ a b Programme on Safety and Health at Work and the Environment (SafeWork) - International Labour Organization.
  3. ^ a b International Workers’ Memorial Day
  4. ^ “OSHA History” (PDF). Department of Labor (Bộ Lao động Hoa Kỳ). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ a b c Workers' Memorial Day Lưu trữ 2015-05-20 tại Wayback MachineWorkers' Memorial Day 2015 Lưu trữ 2015-07-10 tại Wayback Machine tại trang Tổng liên đoàn Trades Union Congress
  6. ^ “Union Workplaces - Safer Workplaces” (PDF). Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế (International Trade Union Confederation). 28. tháng 4 năm 2006. Truy cập 27 tháng 4 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  7. ^ Trades Union Congress, 'Hazards at Work. Organising for Safe and Healthy Workplaces' (ISBN 1-85006-754-6); cũng như: ILO, 'Facts on Safety at Work', Tháng 4 năm 2005, xem tại [1] và tóm lược tại [2] Lưu trữ 2015-09-13 tại Wayback Machine
  8. ^ Zahl der Arbeitsunfälle in Deutschland auf historischem Tief. Báo Hamburger Abendblatt, 23.02.2011
  9. ^ “Arbeitsunfälle (tai nạn lao động)” (bằng tiếng Đức). Bundesanstalt Statistik Österreich (Cục Thống kê Áo). ngày 21 tháng 7 năm 2014. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ “Das sind die gefährlichsten Hobbys der Schweizer”. tagesanzeiger.ch/. Truy cập 30 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ National Institute for Occupational Safety and Health, National Institute for Occupational Safety and Health (Viện Quốc gia về an toàn lao động và sức khỏe) thuộc Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)), ngày 26 tháng 7 năm 2013, truy cập ngày 30/4/2015
  12. ^ Bureau of Labor Statistics. National Census of Fatal Occupational Injuries in 2012 preliminary results: Table 2. Washington, DC: US Department of Labor (Bộ Lao động Hoa Kỳ), Bureau of Labor Statistics (Văn phòng thống kê Lao động); 2013. Có thể xem tại [3]. Trích dẫn tại Workers’ Memorial Day, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)
  13. ^ Leigh JP. Economic burden of occupational injury and illness in the United States. Millbank Q 2011; 89:728–72. Trích dẫn tại Workers’ Memorial Day, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)
  14. ^ Bureau of Labor Statistics (Văn phòng thống kê Lao động trực thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ. Economic news release: workplace injury and illness summary. Washington, DC: US Department of Labor, Bureau of Labor Statistics; 2012. Có thể xem tại: [4]
  15. ^ a b Workers’ Memorial Day, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ), ngày 22 tháng 4 năm 2014
  16. ^ Tình hình tai nạn lao động năm 2013 Lưu trữ 2015-02-07 tại Wayback Machine, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam, ngày 3 tháng 3 năm 2014
  17. ^ Tình hình tai nạn lao động năm 2014 Lưu trữ 2015-05-18 tại Wayback Machine, Viện nghiên cứu KHKT Bảo Hộ Lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_t%C6%B0%E1%BB%9Fng_ni%E1%BB%87m_c%E1%BB%A7a_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_lao_%C4%91%E1%BB%99ng