Wiki - KEONHACAI COPA

Negros Oriental

Negros Oriental
—  Tỉnh  —

Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Negros Oriental
Ấn chương
Vị trí Negros Oriental tại Philippines
Vị trí Negros Oriental tại Philippines
Negros Oriental trên bản đồ Thế giới
Negros Oriental
Negros Oriental
Tọa độ: 9°45′B 123°00′Đ / 9,75°B 123°Đ / 9.750; 123.000
Quốc gia Philippines
VùngTrung Visayas (Vùng VII)
Thành lập10/3/1917
Thủ phủDumaguete
Chính quyền
 • KiểuTỉnh của Philippines
Diện tích
 • Tổng cộng5,385,5 km2 (2,079,4 mi2)
Thứ hạng diện tíchThứ 18
Dân số (2007)
 • Tổng cộng1,231,904
 • Thứ hạngThứ 18
 • Thứ hạng mật độThứ 33
Hành chính
 • Independent cities0
 • Component cities5
 • Municipalities20
 • Barangays557
 • DistrictsLone district of Biliran
Múi giờPHT (UTC+8)
ZIP Code6200–6224 sửa dữ liệu
Mã điện thoại35 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166PH-NER sửa dữ liệu
Ngôn ngữTiếng Cebuano (chủ yếu), Tiếng Anh, Tiếng Tagalog

Negros Oriental là một tỉnh của Philippines thuộc vùng Trung Visayas. Tỉnh nằm trên nửa phía đông nam của đảo Negros, phần còn lại của đảo là tỉnh Negró Occidental. Tỉnh cũng bao gồm vcả hòn đảo Apo, nơi lặn biển có tiếng không chỉ trong nước mà còn cả với du khách nước ngoài. Negros Oriental đối diện với Cebu ở phía đông Eo biển Tañon và tỉnh đảo Siquijor ở phía đông nam. Ngôn ngữ chủ yếu trong tỉnh là tiếng Cebuano, đa số dân chúng theo đạo Công giáo La Mã. Dumaguete là tỉnh lị đồng thời cũng là thành phố đông dân nhất.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Negros là hòn đảo lớn thứ 4 tại Philippines, được cho là từng nối liền với đảo Mindanao nhưng sau đó đã tách riêng ra khi mực nước biển dân lên[1]. Những người định cư đầu tiên trên đảo là những người có nước da sẫm màu thuộc nhóm Negritos cũng như người Hoangười Mã Lai [2]. Họ gọi hòn đảo là "Buglas" được tin rằng có nghĩa là "đường tắt"

Nhà thám hiểm người viễn chinh Tây Ban Nha Miguel Lopez de Legaspi đến đảo lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1565. Legaspi hạ neo ở đảo Bohol và cử trinh sát đến đảo. Vì có một luồng gió mạnh trên eo biển Tañon giữa Cebu và Negros, họ dời đi và vài ngày sau đó đổ bộ lên phần phía tây của hòn đảo. Họ gặp những người bản địa có nước da sẫm và đã đặt tên cho đảo là "Negros" (người da đen).

Vào ngày 17/12/1971, Siquijor tách khỏi Negros Oriental và hoàn toàn trở thành một tỉnh riêng.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa nhà Chính quyền tỉnh ở Dumanguete

Đảo nằm trên hòn đảo Negros và chia tách khỏi tỉnh láng giếng ở phía tây bởi một dãy các ngọn núi lởm chởm. Không giống như Negros Occidental, tỉnh thuộc về vùng Trung Luzon. Địa hình tỉnh đa phần là thấp, phần cực nam cua ritnhr có ngon núi Cuernos de Negros (Những cái sừng của Negros) là một núi lửa cao 1864 mét, ở cực bắc tỉnh có ngọn núi lửa Canlaon cao tới 2465 mét.

Negros có khí hậu nhiệt đới. Vì có dãy núi chạy từ bắc tới nam, tỉnh có 2 điều kiện khí hậu[3]. Phần phía đông có lượng mưa lớn với một mùa khô ngắn kéo dài không quá ba tháng, phần phía tây có mùa mưa và mùa khô khá rõ ràng. Vì có dãy núi, tỉnh được bảo vệ khỏi các cơn bão lốc từ phía tây nam. Tuy nhiên phần phía bắc của tỉnh nằm trên đường đi của các cơn bão từ phía đông.

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Negros Oriental có dân số năm 2000 là 1.126.061 người, là tỉnh đông dân thứ 20 trong nước, 34,5% dân số tập trung tại 6 thành phố hợp thành của tỉnh. Mật độ dân số của tỉnh là 208 người/km², thấp hơn trung bình cả nước là 276 người/km², tốc độ tăng dân số là 2,11% cao hơn rung bình cả nước là 1,92%[4].

Tiếng Cebuano là ngôn ngữ chính trong tỉnh và được 95% dân số sử dụng, còn lại sử dụng tiếng Hiligaynon, là thứ tiếng mẹ đẻ ở tỉnh song sinh ở phía tây. Tiềng Filipinotiếng Anh thường cũng được hiểu và là ngôn ngữ hành chính, giáo dục. Cư dân trong chủ yếu theo Công giáo La Mã, ngoài ra còn có một số giáo phái Tin Lành cũng hoạt động trong tỉnh.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Với nguồn đất đại phì nhiêu và rộng lớn, ngành kinh tế chính trong tỉnh là nông nghiệp. Các cây trông chủ đạo là mìa đường, ngô, dừa và lúa gạo. Ơr khu vực ven biển, thủy sản là nguồn thu nhập chính của người dân. Ngoài ra, người dân còn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đốn gỗ. Có một số nguồn khoáng sản như vàng, bạc và đồng. Negros Oriental cũng nổi lên như là một trung tâm công nghệ ở khu vực Miền Trung Philippines và là một trung tâm du lịch của cả Visayas.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ Negros Oriental

Negros Oriental được chia thành 19 đô thị tự trị và 6 thành phố và được chia tiếp thành 557 barangay:

Thành phốDân sốDiện tích (km²)Pop. density (per km²)
Bayawan110,250699.08145.0
Canlaon50,208170.93273.3
Dumaguete116,39233.623041.8
Tanjay78,539276.05254.2
Bais74,702
Đô thị tự trịDân sốDiện tích (km²)Mật độ (trên km²)
Amlan19,227111.85171.9
Ayungon40,744265.10153.7
Bacong23,21940.30576.2
Basay21,366162.00131.9
Bindoy34,773173.70200.2
Dauin21,077114.10184.7
Guihulngan83,448388.56214.8
Jimalalud26,756139.50191.8
La Libertad35,122139.60251.6
Mabinay70,548319.44201.8
Manjuyod37,863264.60143.1
Pamplona32,790202.20162.2
San Jose15,66554.46287.6
Santa Catalina72,629523.10128.5
Siaton67,943335.90191.3
Sibulan47,162163.00230.2
Tayasan30,477154.20197.6
Valencia24,365147.49165.2
Vallehermoso33,914101.25335.0
Zamboanguita23,33885.86271.8

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lịch sử Negros
  2. ^ Lịch sử Negros Oriental
  3. ^ Agribiz Oriental – Climate
  4. ^ “Negros Oriental economic indicators”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Negros_Oriental