Wiki - KEONHACAI COPA

Neferefre

Neferefre Isi (còn được gọi là Raneferef, Ranefer và tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Cherês, Χέρης) là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông có thể là vị vua thứ tư nhưng cũng có thể là vị vua thứ năm của vương triều thứ Năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Rất có thể, ông chính là người con trai cả của pharaon Neferirkare Kakai với nữ hoàng Khentkaus II, và còn có tên gọi khác là hoàng tử Ranefer trước khi lên ngôi.

Neferefre đã bắt đầu cho xây dựng một kim tự tháp dành cho bản thân mình trong khu nghĩa trang hoàng gia ở Abusir với tên gọi là Netjeribau Raneferef, nó có nghĩa là "Ba của Neferefre thật thiêng liêng". Tuy nhiên, kim tự tháp này đã không bao giờ được xây dựng xong, một dòng chữ khắc của những người thợ cho chúng ta biết rằng công trình này đã bị bỏ dở trong hoặc một thời gian ngắn sau khi kết thúc năm trị vì thứ hai của nhà vua. Cùng với việc chỉ còn sót lại thưa thớt những chứng tích khảo cổ học đương thời thuộc về triều đại của ông, các nhà Ai Cập học đã coi đây là bằng chứng cho thấy rằng Neferefre đã qua đời một cách đột ngột chỉ sau 2 đến 3 năm trị vì. Không những vậy, Neferefre đã được chôn cất trong kim tự tháp của ông, nó đã được hoàn thành một cách vội vã dưới hình dạng của một gò mộ đơn sơ bởi vị vua kế vị thứ hai của ông và có thể còn là em trai của ông, pharaon Nyuserre Ini. Những mảnh xương thuộc về xác ướp của ông đã được phát hiện ở đó và chúng cho thấy rằng ông đã qua đời khi chỉ mới hơn hai mươi tuổi.

Chúng ta chưa biết được nhiều về những sự kiện đã diễn ra dưới triều đại của Neferefre ngoài việc ông đã tiến hành xây dựng nền móng cho khu kim tự tháp của mình và việc cố gắng hoàn thành kim tự tháp của vua cha. Có một bản văn đã ghi chép lại rằng Neferefre đã lên kế hoạch hoặc chỉ vừa mới bắt đầu xây dựng một ngôi đền mặt trời có tên là Hotep-Re, có nghĩa là "thần Ra hài lòng". Sau khi ông qua đời, Neferefre có thể đã được kế vị bởi một vị pharaon ít được biết đến có tên gọi là Shepseskare, mối quan hệ của vị vua này với Neferefre hiện vẫn còn chưa rõ ràng và đang là chủ đề được tranh luận.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn đương thời[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất ít những bằng chứng khảo cổ học thuộc về triều đại của Neferefre còn tồn tại cho đến ngày nay, điều này được các nhà Ai Cập học bao gồm cả Miroslav Verner, nhìn nhận như là bằng chứng cho thấy rằng ông đã có một triều đại rất ngắn.[22] Đặc biệt là cho tới nay, chỉ có duy nhất một dòng chữ khắc có niên đại thuộc về triều đại của ông là được biết đến. Nó đã được các công nhân tham gia xây dựng khu kim tự tháp của ông để lại trên một khối đá góc nằm ở đoạn cuối của hành lang dẫn xuống khu cấu trúc ngầm của kim tự tháp.[23]Dòng chữ khắc này được viết vào ngày thứ tư của mùa Akhet trong năm diễn ra lần kiểm kê gia súc đầu tiên, một sự kiện được tiến hành nhằm thống kê số lượng gia súc trong cả nước để có thể ước lượng được số tiền thuế phải thu. Theo truyền thống thì quá trình kiểm kê như vậy tiến hành theo chu kỳ hai năm một lần dưới thời kỳ Cổ vương quốc[24], mặc dù vậy kết quả từ những cuộc nghiên cứu gần đây đã khiến cho các nhà Ai Cập học nhận định rằng khoảng cách giữa các lần kiểm kê gia súc diễn ra ngắn hơn và chúng diễn ra thường xuyên hơn[25]. Do đó, dòng chữ khắc này có thể đề cập đến năm thứ nhất hoặc năm trị vì thứ hai của Neferefre, và năm trị vì thứ ba của ông.[note 3][26]Ngoài ra, Một số hiện vật có niên đại thuộc về triều đại của Neferefre hoặc thuộc khoảng thời gian ngay sau đó đã được phát hiện trong khu phức hợp tang lễ của ông và ở những địa điểm khác tại Abusir,[note 4]trong đó bao gồm một con dấu bằng đất sét với tên Horus của ông[28].

Một số cuộn giấy cói Abusir, được phát hiện trong ngôi đền của Khentkhaus II và có niên đại nằm trong khoảng từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối triều đại thứ năm, đề cập đến ngôi đền tang lễ và giáo phái tang lễ của Neferefre. Chúng không những là nguồn ghi chép có niên đại gần với triều đại của ông mà còn giúp khẳng định sự tồn tại của khu phức hợp kim tự tháp Neferefre vào thời điểm chúng được phát hiện khi đó nó còn chưa được xác định [29] ngoài ra chúng còn cho ta biết được một cách chi tiết về tổ chức hành chính và tầm quan trọng của giáo phái thờ cúng nhà vua trong xã hội Ai Cập cổ đại[30].

Nguồn lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đồ hình của Neferefre trên bản danh sách vua Abydos

Tên của Neferefre còn xuất hiện trên một số bản danh sách vua của Ai Cập cổ đại, tất cả chúng đều có niên đại thuộc vào thời kỳ Tân vương quốc. Bản danh sách đầu tiên đề cập đến Neferefre đó là bản danh sách vua Abydos, có niên đại thuộc về triều đại của Seti I (1290-1279 TCN), và prenomen của ông có mặt ở vị trí thứ 29, nằm giữa Neferirkare KakaiNyuserre Ini[31]. Trong thời kỳ trị vì tiếp theo của vua Ramses II (1279-1213 TCN), tên của Neferefre xuất hiện trên tấm bảng Saqqara,[32] lần này là nằm sau tên của Shepseskare, vị vua kế vị thứ hai của Neferirkare Kakai. Do một lỗi của người ký lục, tên của Neferefre trong danh sách này được ghi lại là "Khanefere" hoặc "Neferkhare".[33]Tên prenome của Neferefre dường như cũng được ghi lại trên cuộn giấy cói Turin (cột thứ ba, hàng thứ 21), cũng có cùng niên đại với tấm bảng Saqqara, nhưng nó đã bị mất.

Neferefre cũng có thể đã được đề cập đến trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm lịch sử của Ai Cập được Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại của vua Ptolemaios II (283-246 TCN). Tuy nhiên, không còn bản sao nào của tác phẩm Aegyptiaca còn tồn tại cho đến ngày nay và chúng ta chỉ biết đến nó thông qua các tác phẩm sau này của Sextus Julius AfricanusEusebius. Africanus thuật lại rằng Aegyptiaca đã đề cập đến sự kế vị của các vị vua "Nefercherês → Sisirês → Cherês" vào thời kỳ giữa của vương triều thứ Năm. Nefercherês, Sisirês và Cherês được cho là tên gọi theo tiếng Hy Lạp của các vị vua tương ứng là Neferirkare, Shepseskare và Neferkhare (tức là Neferefre). Do đó, quá trình phục dựng lại vương triều thứ năm của Manetho đã hoàn toàn trùng hợp với tấm bảng Saqqara [31]. Trong bản tóm tắt tác phẩm Aegyptiaca của Africanus, Cherês được ghi lại là đã trị vì suốt 20 năm[34].

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Cha mẹ và anh em ruột[sửa | sửa mã nguồn]

Neferefre có thể chính là người con trai cả của vị tiên vương Neferirkare Kakai với nữ hoàng Khentkaus II[35][3][5]Điều này được thể hiện rõ thông qua một bức phù điêu trên một phiến đá vôi được phát hiện trong một ngôi nhà tại một ngôi làng nằm gần Abusir[36], bức phù điêu này miêu tả vua Neferirkare và người vợ của ông, Khentkaus, cùng với "người con trai cả của đức vua Ranefer",[note 5][37]. Điều này cho thấy rằng Ranefer là tên gọi của Neferefre khi ông còn là hoàng thái tử, tức là trước khi ông lên ngôi.[38]

Neferirkare và Khentkaus còn có ít nhất một người con trai khác, vị vua tương lai Nyuserre Ini. Ngoài ra, bởi vì mối quan hệ giữa Shepseskare và Neferefre hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, có thể cả hai cũng là anh em ruột của nhau theo như giả thuyết của nhà Ai Cập học Silke Roth [39]mặc dù vậy còn có các giả thuyết khác về vấn đề này như: Miroslav Verner nhìn nhận Shepseskare như là một người con trai của vua Sahure và do đó là chú của Neferefre, trong khi Jaromír Krejčí tin rằng Shepseskare là con trai của Neferefre[40]. Ngoài ra, còn có một người anh em khác[41], có thể trẻ tuổi hơn cả Neferefre lẫn Nyuserre cũng đã được đề xuất[42]: Iryenre, một hoàng tử Iry-pat[note 6]

Hôn phối và con cái[sửa | sửa mã nguồn]

Menkauhor Kaiu có thể là con trai của Neferefre với Khentkaus III

Cho tới tận năm 2014, các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể biết được vị hoàng hậu nào là vợ của vua Neferefre[44][40]. Tuy vậy vào cuối năm này, ngôi mộ mastaba của Khentakawess III đã được các nhà khảo cổ học thuộc viện Ai Cập học của Séc phát hiện tại khu vực Abusir, nó nằm về hướng đông nam kim tự tháp của Neferefre.[45][46][47]Vị trí và niên đại của ngôi mộ cũng như các dòng chữ khắc được tìm thấy tại đây đã giúp củng cố giả thuyết cho rằng Khentkaus III chính là nữ hoàng của Neferefre[48]. Trên thực tế, mặc dù Khentakawess III dường như đã được an táng tại đây khá lâu sau khi triều đại của Neferefre kết thúc, nhưng mastaba của bà lại nằm sát gần với kim tự tháp của ông,[note 7] và bà còn mang tước hiệu "vợ của đức vua", điều đó đủ chứng minh rằng bà là một nữ hoàng.[45]

Ngoài ra, Khentkaus III còn được gọi là "Mẹ của đức Vua" thông qua những dòng chữ khắc trong ngôi mộ của bà, điều này cho thấy rằng con trai của bà đã trở thành pharaon. Bởi vì vị vua kế vị thứ hai của Neferefre là Nyuserre Ini vốn được biết đến là người em trai chứ không phải là con trai của ông và bởi vì nhiều khả năng Khentakawess III đã qua đời dưới triều đại của Nyuserre, theo như những dấu triện bùn cho thấy,[45]do đó hoặc Shepseskare hoặc vị vua kế vị Nyuserre sau này là Menkauhor Kaiu[45]có thể là con trai của Neferefre. Hiện nay đang có một cuộc tranh luận giữa các nhà Ai Cập học liên quan đến hai phương án này, một bên với Verner cho rằng Shepseskare là một người chú của Neferefre và do đó thì Menkauhor Kaiu là con trai của Neferefre còn Krejčí thì lại cho rằng Shepseskare là con trai của Neferefre với Khentakawess III[40]

Triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Kế vị ngai vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Bản vẽ một con dấu hình trụ của Shepseskare

Hiện nay có hai giả thuyết đối nghịch cùng tồn tại trong ngành Ai Cập học liên quan đến các sự kiện kế vị đã diễn ra sau khi vua Neferirkare Kakai, vị vua thứ ba của vương triều thứ năm, qua đời cho đến lễ đăng quang của vua Nyuserre Ini, vị vua thứ sáu của vương triều này. Dựa vào các ghi chép lịch sử mà tiêu biểu nhất đó là bản danh sách vua Saqqara và tác phẩm Aegyptiaca của Manetho, chúng ghi lại rằng Neferefre đã được kế vị bởi Shepseskare,[34]nhiều nhà Ai Cập học như Jürgen von BeckerathHartwig Altenmüller tin vào điều này và cho rằng sự kế vị trong hoàng gia đã diễn ra như sau[50]: Neferirkare Kakai → Shepseskare → Neferefre Isi → Nyuserre Ini[51][5]. Theo bối cảnh này, Neferefre sẽ là cha đẻ của Nyuserre, người sẽ trở thành pharaon sau khi tiên vương đột ngột băng hà.[5][52]

Tuy nhiên, quan điểm này đã không được thừa nhận trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ mới, mà đáng chú ý nhất là bởi Verner,[53][54][55] người chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ tại khu nghĩa trang hoàng gia của vương triều thứ năm ở Abusir kể từ năm 1976. Trước hết là một bức phù điêu được nhắc đến trước đó đã mô tả Neferefre giống như là con trai cả của Neferirkare.[38][56]

Thứ hai, các cuộc khai quật kim tự tháp của Neferefre đã giúp phát hiện ra xác ướp của ông, thông qua đó chúng ta biết được rằng Neferirkare đã qua đời vào lúc ông mới 18 đến 20 tuổi.[57]. Do đó, vì là người con trai cả của tiên vương, trong độ tuổi từ thiếu niên đến đầu tuổi 20, Neferefre đã có được một vị thế vững chắc để có thể kế vị ngai vàng. Nếu thực sự Shepseskare đã cai trị một thời gian ngắn xen giữa triều đại của Neferefre và cha ông, thì điều này cần phải có một lời giải thích về lý do tại sao và Shepseskare đã làm thế nào để có thể giành được ngai vàng thay vì là Neferefre.[58]

Plan of the necropolis of Abusir showing the alignment of the pyramids of Sahure, Neferirkare Kakai and Neferefre on an axis pointing to Heliopolis. The pyramid attributed to Shepseskare is off this alignment, somewhat to the North.
Bản đồ khu nghĩa trang ở Abusir.[59] Kim tự tháp dang dở được cho là của Shepseskare.[60] Đường vạch đỏ chỉ về hướng Heliopolis.[61]

Thứ ba, thông qua các bằng chứng khảo cổ học đã giúp cho chúng ta biết được rằng Shepseskare nhiều khả năng đã cai trị chỉ trong vài tuần tới vài tháng là cao nhất chứ không phải bảy năm theo như những gì được ghi lại về ông ta trong tác phẩm Aegyptiaca,[50][13] giả thuyết này đã được Nicolas Grimal chứng minh từ tận năm 1988.[62]Thật vậy, Shepseskare là vị vua ít được biết đến nhất của vương triều thứ Năm, chỉ có hai con dấu [63][64] và một vài vết dấu triện với tên của ông ta được biết đến cho tới tận năm 2017,[65][66][67][68]điều này cho thấy rằng triều đại của ông ta rất ngắn ngủi. Hơn nữa kim tự tháp của Shepseskare chỉ là một công trình dang dở, nó đã "bị gián đoạn và tương ứng với quá trình xây dựng trong vài tuần, có lẽ không quá một hoặc hai tháng", điều đó đã giúp củng cố thêm cho giả thuyết này.[69]

Thứ tư, các bằng chứng khảo cổ còn cho thấy rằng triều đại Shepseskare đã tiếp nối triều đại của Neferefre[70]. Một vài vết dấu triện với tên của Shepseskare đã được tìm thấy tại khu vực lâu đời nhất trong ngôi đền tang lễ của Neferefre[71], mà vốn chỉ được xây dựng "sau khi Neferefre đã qua đời". Điều này dường như chỉ ra rằng Shepseskare đã ban tặng nhiều đồ tế lễ cho giáo phái thờ cúng của Neferefre, vị vua chắc chắn là đã cai trị trước ông ta.[72][73] Một dẫn chứng khác nữa đó là việc các kim tự tháp của Sahure, Neferirkare Kakai và Neferefre xếp thẳng hàng với nhau: chúng tạo một đường thẳng hướng về Heliopolis, cũng giống như ba kim tự tháp lớn ở Giza.[61][note 8] Ngược lại, kim tự tháp dang dở của Shepseskare lại không nằm trong trục đường hướng tới Heliopolis, điều này giúp củng cố giả thuyết cho rằng kim tự tháp của Neferefre đã tồn tại từ trước khi kim tự tháp của Shepseskare bắt đầu được xây dựng.[74]Cuối cùng, trong khi Shepseskare được xem như là tiên vương của Neferefre trong bản danh sách vua Saqqara, Verner lại lưu ý rằng "sự khác biệt nhỏ này có thể là do tình hình chính trị hỗn loạn vào thời điểm đó và những tranh chấp quyền lực dưới vương triều này"[73]. Các lập luận của Verner đã thuyết phục được một số nhà Ai Cập học bao gồm Darrell Baker, Erik HornungIorwerth Edwards.[50][13][75]

Độ dài triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Bức tượng vua Neferefre đội vương miện trắng của thượng Ai Cập bằng đá phiến[6] được phát hiện trong phức hợp kim tự tháp của ông ở Abusir, Bảo tàng Ai Cập[76]

Theo như bản tóm tắt của tác phẩm Aegyptiaca, Neferefre được cho là đã có một triều đại kéo dài hơn hai mươi năm[34], tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, con số này được cho là một sự ước lượng quá cao so với độ dài triều đại thực sự của ông, mà vốn dĩ phải ngắn hơn nhiều. Trước khi kết quả từ những cuộc khai quật tại Abusir được công bố đầy đủ, các nhà Ai Cập học đã ủng hộ giả thuyết kế vị truyền thống vốn thừa nhận rằng Neferefre đã cai trị trong khoảng một thập kỷ, điều này là do có quá ít các bằng chứng khảo cổ học có niên đại thuộc về triều đại của ông. Ví dụ, von Beckerath và Winfried Barta đã lần lượt cho rằng ông đã cai trị trong khoảng 11 và 10 năm.[77][78]Quan điểm này ngày nay chỉ còn rất ít người ủng hộ.[33]

Từ kết quả của những cuộc khai quật, Verner đã đưa ra giả thuyết cho rằng triều đại của ông kéo dài không quá hai năm[23]. Kết luận của ông ta có được là nhờ vào các bằng chứng khảo cổ học sau: kim tự tháp dự định của ông nằm trong tình trạng dang dở, và việc thiếu hụt hoàn toàn các ghi chép có thể giúp xác định niên đại cho triều đại của ông. Verner viết về vấn đề này như sau:

Hình dạng ngôi mộ của Neferefra... cũng như số lượng các hiện vật khác được phát hiện rõ ràng cho thấy rằng việc xây dựng lăng mộ của nhà vua đã bị gián đoạn, điều này là do cái chết bất ngờ của nhà vua. Bản kế hoạch của công trình dang dở này về cơ bản đã bị thay đổi và một quyết định đã được đưa ra nhằm chuyển đổi kim tự tháp dang dở kia một cách mau lẹ,(trong đó chỉ mới có tầng thấp nhất chưa được hoàn thiện của phần lõi là đã được xây dựng), thành một "mastaba hình vuông" hoặc chính xác hơn là giống như một gò đất nguyên thủy. Vào thời điểm nhà vua qua đời, vẫn chưa có bất cứ căn phòng chôn cất nào được xây dựng và cũng chưa xây dựng nền móng nào cho ngôi đền tang lễ.[23]

Hơn nữa, còn có hai ghi chép lịch sử phù hợp với giả thuyết về một triều đại ngắn ngủi: dòng chữ khắc của người thợ xây trong kim tự tháp của Neferefre được phát hiện nằm "ở độ cao khoảng 2/3 của phần lõi còn lại tại phế tích này"[23] và nó có thể đề cập đến năm thứ nhất hoặc năm trị vì thứ hai của Neferefre; và cuộn giấy cói Turin vốn ghi lại rằng Neferefre trị vì đủ hai năm.[23]

Kết hợp từ cả các bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử đã dẫn đến một sự đồng thuận rằng triều đại của Neferefre đã kéo dài "không quá hai năm"[23].

Công trình xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Kim tự tháp của Neferefre[sửa | sửa mã nguồn]

Phế tích của kim tự tháp Neferefre ở Abusir

Kim tự tháp[sửa | sửa mã nguồn]

Neferefre đã bắt đầu xây dựng một kim tự tháp cho bản thân ông tại khu nghĩa trang hoàng gia ở Abusir, tại đây cha và ông nội của ông đã xây dựng những kim tự tháp riêng của họ. Người Ai Cập cổ đại biết đến nó với tên gọi Netjeribau Raneferef có nghĩa là "Ba của Neferefre thật thiêng liêng"[note 9][79].

Theo kế hoạch ban đầu, cạnh đáy hình vuông của nó có chiều dài 108 m (354 ft), như vậy kim tự tháp của Neferefre sẽ lớn hơn của UserkafSahure, nhưng nó vẫn nhỏ hơn so với của Neferirkare, cha của ông[80]. Do Neferefre đột ngột qua đời, mới chỉ có phần đế của nó là được xây dựng xong,[9]đạt đến độ cao khoảng 7 m (23 ft).[81]Sau này, Nyuserre đã vội vã hoàn thành công trình bằng cách lấp đầy phần lõi của nó bằng loại đá vôi chất lượng kém cùng với vữa và cát[82]. Bức tường bao quanh bên ngoài của công trình này được ốp một lớp đá vôi màu xám mịn và tạo thành một góc 78° so với mặt đất để khiến nó có hình dáng giống như một mastaba, mặc dù đáy của nó có dạng hình vuông hơn là hình chữ nhật giống như bình thường.[83]Cuối cùng, phần mái của nó được phủ đầy bằng đất sét ép lẫn với loại sỏi của sa mạc ở nơi này, khiến cho vẻ ngoài của nó giống như một gò đất nằm giữa sa mạc,[83]và quả thực nó thường xuyên được người Ai Cập cổ đại gọi tên là "Gò đất".[note 10][81].Công trình này đã từng được dùng làm nơi để khai thác đá kể từ thời Tân vương quốc[85]

Ngôi đền tang lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình xây dựng ngôi đền tang lễ mà vốn là nơi thờ cúng một vị vua đã khuất, thậm chí vẫn chưa được khởi công vào lúc Neferefe qua đời. Trong khoảng thời gian ngắn 70 ngày bắt đầu từ lúc nhà vua qua đời cho tới khi ông được chôn cất,[86]vị vua kế vị Neferefre - có thể là Shepseskare[50]- đã cho xây dựng một nhà nguyện nhỏ bằng đá vôi. Nhà nguyện nhỏ này đã được hoàn thiện dưới triều đại của vua Nyuserre[87]. Vị Pharaon này còn cho xây dựng một ngôi đền tang lễ lớn hơn cho người anh trai của mình, ngôi đền này chạy dọc theo toàn bộ chiều dài 65 m (213 ft) của một cạnh kim tự tháp nhưng nó chỉ được xây dựng bằng bùn và gỗ.

Lối vào của ngôi đền này bao gồm một sân cột nhỏ được trang hoàng bằng hai cột trụ đá và 24 cột trụ gỗ.[87]Phía sau là một đại sảnh với cột đỡ trần được cho là đầu tiên của Ai Cập cổ đại, phần mái của nó được chống đỡ bằng những cây cột gỗ với hình dáng giống như những bông hoa sen mọc lên trên nền đá vôi.[75]Đại sảnh này dường như được lấy cảm hứng từ những cung điện hoàng gia vào thời kỳ đó[88][89]. Ở bên trong cấu trúc này có đặt một bức tượng lớn bằng gỗ của nhà vua cùng với những bức tượng tù binh chiến tranh[87]. Những nơi được dùng để thực hiện các nghi lễ hiến tế nằm ở phía bắc của đại sảnh này. Trong các căn phòng này, một số bức tượng của Neferefre đã được phát hiện, bao gồm sáu đầu tượng của nhà vua, điều này khiến cho Neferefre là vị vua có nhiều bức tượng còn tồn tại tới ngày nay nhất trong số các vị vua của vương triều thứ Năm.[75]Phía đông của đại sảnh chính là "thánh địa của dao" giữ vai trò là nơi thực hiện việc hiến tế trong các nghi lễ. Hai căn phòng hẹp nằm ở hai bên của bệ thờ trung tâm ngay phía trước cánh cửa giả bên trong đại sảnh chính có thể đã từng chứa các con thuyền mặt trời dài 30 m (98 ft)[75] giống như của vua Khufu.[86]

Một nơi cất giữ quan trọng các cuộn giấy cói hành chính, tương đương với những cuộn giấy cói Abusir được tìm thấy trong các ngôi đền của Neferirkare và Khentkaus II,[90]đã được phát hiện ở khu vực nhà kho thuộc ngôi đền tang lễ của Neferere trong một cuộc khai quật được khoa Ai Cập học thuộc trường đại học Prague tiến hành vào năm 1982.[62]Sự hiện diện của nơi lưu trữ này là do những hoàn cảnh lịch sử khác thường trong giai đoạn trung kỳ của vương triều thứ 5.[90]Bởi vì cả Neferirkare và Neferefre đều sớm băng hà trước khi các phức hợp kim tự tháp của họ có thể được xây dựng xong, do vậy vua Nyuserre đã cho thay đổi thiết kế ban đầu của chúng, đổi hướng con đường đắp dẫn tới kim tự tháp Neferirkare sang kim tự tháp của ông ta. Điều này khiến cho khu phức hợp tang lễ của Neferefre và Neferirkare đã trở nên hơi tách biệt ở cao nguyên Abusir, và vì thế các vị tư tế phải sống ngay bên cạnh những ngôi đền này và trong những khu nhà tạm,[91]và họ lưu trữ những ghi chép hành chính ngay tại nơi này[90]. Ngược lại, những ghi chép của các ngôi đền khác được lưu giữ trong thị trấn kim tự tháp nằm ngay gần với kim tự tháp của Sahure hoặc Nyuserre, nơi mà có nguồn nước ngầm chảy qua và điều đó có nghĩa là tất cả các cuộn giấy cói kia đã mất đi từ ​​lâu.[92]

Xác ướp của Neferefre[sửa | sửa mã nguồn]

Những đoạn vải liệm xác ướp và mảnh vỡ cartonnage,[93]cũng như các mảnh vỡ rải rác của một bộ hài cốt đã được phát hiện ở phía đông căn phòng chôn cất chính của kim tự tháp. Những gì còn lại của di hài này là một bàn tay trái, một xương đòn trái vẫn còn da, các mảnh da có thể từ phần trán, phần mi mắt trên cùng chân trái và một vài mảnh xương.[94]Thi hài này lại nằm lẫn giữa những mảnh vỡ của một chiếc quách bằng đá granit màu đỏ [93] cùng với những đồ tang lễ còn sót lại của nhà vua,[note 11]điều này giúp gợi ý rằng chúng thực sự có thể thuộc về Neferefre [15]. Hơn nữa, thông qua các nghiên cứu tiếp theo đó về những kỹ thuật ướp xác được sử dụng trên xác ướp này, cho thấy rằng chúng có niên đại tương ứng với thời kỳ Cổ vương quốc đã giúp củng cố cho giả thuyết trên.[15]Thi hài của nhà vua có thể đã được làm khô bằng natron và sau đó được phết một lớp nhựa mỏng, trước khi được quấn bằng một lớp vải lanh trắng. Không có dấu hiệu cho thấy não đã bị loại bỏ.[15] Bằng chứng cuối cùng giúp xác định danh tính xác ướp đó là thông qua xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, với khoảng niên đại là vào giai đoạn 2628-2393 TCN, gần tương xứng với niên đại theo ước tính của vương triều thứ 5.[95]Do đó, Neferefre cùng với Djedkare Isesi, là một trong số rất ít các vị Pharaon thuộc thời kỳ cổ vương quốc đã được nhận dạng thông qua xác ướp của họ một cách chắc chắn[57].

Một nghiên cứu trên thi hài của Neferefre cho thấy rằng nhà vua đã không tham gia vào các công việc nặng nhọc[15], ông qua đời ở độ tuổi khoảng 20, từ 20 đến 23 tuổi và ông có thể cao từ 167 cm (66 inch) đến 169 cm (67 in)[96]

Ngôi đền mặt trời Hotep-Re[sửa | sửa mã nguồn]

mastaba của Ti, nơi duy nhất chứng thực về ngôi đền Hotep-Re

Tiếp bước truyền thống trước đó được thiết lập bởi Userkaf, vị vua sáng lập nên vương triều thứ năm, Neferefre đã lên kế hoạch hoặc xây dựng một ngôi đền cho thần mặt trời Ra. Nó được người Ai Cập cổ đại gọi là Hotep-Re[note 12]có nghĩa là "thần Ra hài lòng"[5] hoặc "bàn hiến tế của thần Ra",[97] vị trí của ngôi đền này vẫn chưa được xác định, nhưng có thể nó nằm gần khu vực kim tự tháp của Neferefre ở Abusir[5]. Nó chỉ được biết đến[98][99]thông qua những dòng chữ khắc được phát hiện trong mastaba của Ti ở Bắc Saqqara,[100][101]tại đây nó được nhắc đến bốn lần [98]Ti từng giữ chức vụ là một quan chức hành chính trong các kim tự tháp và đền mặt trời của vua Sahure, Neferirkare và Nyuserre.[101][102]

Bởi vì triều đại của Neferefre quá ngắn ngủi, cùng với việc không còn bằng chứng nào khác về Hotep-Re vượt ra ngoài mastaba của Ti cũng như việc không có bất cứ vị tư tế nào khác phục vụ trong ngôi đền này, Verner cho rằng ngôi đền này có thể chưa bao giờ được xây dựng xong và do đó không bao giờ thực hiện chức năng như vậy. Thay vào đó, nó có thể đã được hợp nhất hoặc các vật liệu của nó được tái sử dụng cho Shesepibre, ngôi đền mặt trời được xây dựng bởi người em trai của Neferefre, Nyuserre[103].

Kim tự tháp của Neferirkare Kakai[sửa | sửa mã nguồn]

Kim tự tháp của Neferirkare ở Abusir

Ngay khi vừa lên ngôi, Neferefre đã phải đối mặt với việc hoàn thành kim tự tháp của vua cha, với chiều dài mỗi cạnh đáy của nó là 105 m (344 ft) và chiều cao là 72 m (236 ft), đây là kim tự tháp lớn nhất được xây dựng dưới vương triều thứ 5.[104]Mặc dù quá trình xây dựng vẫn đang diễn ra một cách tốt đẹp vào thời điểm Neferirkare qua đời, kim tự tháp này đã không có lớp vỏ đá vôi che phủ bên ngoài và ngôi đền tang lễ đi kèm vẫn đang được xây dựng. Neferefre sau đó đã bắt đầu bao phủ bề mặt ngoài của kim tự tháp bằng đá vôi và cho xây dựng nền móng của một ngôi đền bằng đá ở mặt phía đông của kim tự tháp. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị cắt ngắn do ông qua đời một cách đột ngột ngay sau đó và trách nhiệm hoàn thiện công trình này được đặt lên vai của Nyuserre, vị vua này đã từ bỏ việc che phủ bề mặt ngoài của kim tự tháp và tập trung xây dựng ngôi đền tang lễ bằng gạch và gỗ[105].

Thờ cúng[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như các vị pharaon khác của thời kỳ Cổ vương quốc, đã có một giáo phái thờ cúng được thiết lập nên dành cho Neferefre sau khi ông qua đời. Một số thông tin về sự thờ cúng này đã được tìm thấy trong các cuộn giấy cói Abusir của vương triều thứ Năm. Chúng ta biết rằng có một lễ hội được tổ chức hàng năm kéo dài mười ngày đã được tổ chức để tôn vinh vị vua đã khuất, và có ít nhất một lần, họ đã hiến tế 130 con bò đực tại căn phòng hiến tế trong ngôi đền tang lễ của ông[30]. Con số to lớn này đã chứng tỏ tầm quan trọng của các giáo phái thờ cúng hoàng gia trong xã hội Ai Cập cổ đại. Những người bảo trợ chính cho các buổi lễ hiến tế này là các vị tư tế của giáo phái này, họ sẽ được thừa hưởng những lễ vật này sau khi trải qua những nghi lễ bắt buộc[30]. Điều này cũng cho thấy một lãng phí lớn đối với các tài nguyên nông nghiệp và do đó các nhà Ai Cập học như Verner và Zemina nhìn nhận rằng chúng có thể đã góp phần dẫn đến sự suy tàn của thời kỳ Cổ vương quốc[30].

Giáo phái thờ cúng Neferefre dường như đã kết thúc vào giai đoạn cuối thời kỳ Cổ vương quốc hoặc trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất[106].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Proposed dates for Neferefre's reign: 2475–2474 BC,[3][4][5][6] 2460–2455 BC,[7] 2460–2453 BC,[8] 2448–2445 BC,[9][10] 2456–2445 BC,[11] 2431–2420 BC,[12] 2404 BC,[13] 2399 BC.[14] Finally, the radiocarbon dating of a skin fragment from the mummy of Neferefre has yielded the dates 2628–2393 BC.[15]
  2. ^ Uncertain translation, might be a diminutive.[16][20]
  3. ^ The inscription reads rnpt sp tpy, 3bd 4 3ḫt.[23]
  4. ^ For exemple, the mastaba of princess Hedjetnebu, a daughter of Djedkare Isesi, yielded clay seals of Neferefre.[27]
  5. ^ The transliteration of the inscription is [s3-nswt] smsw Rˁ-nfr.[35]
  6. ^ Often translated as "Hereditary prince" or "Hereditary noble" and more precisely "Concerned with the nobility", this title denotes a highly exalted position.[43]
  7. ^ Miroslav Bárta, the head of the team of archeologists who made the discovery states that "The unearthed tomb is a part of a small cemetery to the south east of the pyramid complex of King Neferefre which led the team to think that Queen Khentkaus could be the wife of Neferefre hence she was buried close to his funerary complex".[49]
  8. ^ Heliopolis housed the main temple of Ra, which was the most important religious center in the country at the time.[61] The temple was visible from both Abusir and Giza[58] and was probably located where the lines from the Abusir and Giza necropolises intersected.[61]
  9. ^ Ancient Egyptian transliteration of the name of the pyramid, Nṯr.j-b3w-Rˁ-nfr f.
  10. ^ The original Ancient Egyptian term iat used to describe the monument in the Abusir papyri, has also been translated by "hill" and might be connected with the myth of the primeval hill.[81][84]
  11. ^ That is fragments from four alabaster canopic jars and pieces from three calcite cases.[93]
  12. ^ Transliteration from the Ancient Egyptian Ḥtp-Rˁ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Verner 1985b, tr. 272–273, pl. XLV–XLVIII.
  2. ^ Hornung 2012, tr. 484.
  3. ^ a b Verner 2001b, tr. 589.
  4. ^ Hawass & Senussi 2008, tr. 10.
  5. ^ a b c d e f Altenmüller 2001, tr. 599.
  6. ^ a b El-Shahawy & Atiya 2005, tr. 61–62.
  7. ^ Schneider 1996, tr. 261–262.
  8. ^ Clayton 1994, tr. 60.
  9. ^ a b Malek 2000a, tr. 100.
  10. ^ Rice 1999, tr. 141.
  11. ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
  12. ^ von Beckerath 1999, tr. 285.
  13. ^ a b c Hornung 2012, tr. 491.
  14. ^ Strudwick 1985, tr. 3.
  15. ^ a b c d e Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 558.
  16. ^ a b c d e f Leprohon 2013, tr. 39.
  17. ^ Clayton 1994, tr. 61.
  18. ^ a b Verner 1985a, tr. 284.
  19. ^ Verner 1985a, tr. 282–283.
  20. ^ Scheele-Schweitzer 2007, tr. 91–94.
  21. ^ Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 558 & 560.
  22. ^ Verner 2001a, tr. 401.
  23. ^ a b c d e f g Verner 2001a, tr. 400.
  24. ^ Kanawati 2001, tr. 1–2.
  25. ^ Verner 2001a, tr. 414.
  26. ^ Verner 1999a, tr. 76, fig. 6.
  27. ^ Verner, Callender & Strouhal 2002, tr. 91 & 95.
  28. ^ Verner, Callender & Strouhal 2002, tr. 91.
  29. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 135 & 166.
  30. ^ a b c d Verner & Zemina 1994, tr. 152.
  31. ^ a b Verner 2000, tr. 581.
  32. ^ Mariette 1864, tr. 4, pl. 17.
  33. ^ a b Baker 2008, tr. 251.
  34. ^ a b c Waddell 1971, tr. 51.
  35. ^ a b Verner 1985a, tr. 282.
  36. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 135.
  37. ^ Posener-Kriéger 1976, vol. II, p. 530.
  38. ^ a b Verner 1985a, tr. 281–284.
  39. ^ Roth 2001, tr. 106.
  40. ^ a b c Krejčí, Arias Kytnarová & Odler 2015, tr. 40.
  41. ^ Schmitz 1976, tr. 29.
  42. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 171.
  43. ^ Strudwick 2005, tr. 27.
  44. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 64–69.
  45. ^ a b c d Discovery of the tomb of Khentkaus III 2015, Charles University website.
  46. ^ Krejčí, Arias Kytnarová & Odler 2015, tr. 28–42.
  47. ^ The Express Tribune 2015.
  48. ^ Krejčí, Arias Kytnarová & Odler 2015, tr. 34.
  49. ^ Luxor Times 2015.
  50. ^ a b c d Baker 2008, tr. 427–428.
  51. ^ von Beckerath 1999, tr. 58–59.
  52. ^ von Beckerath 1999, tr. 56–59.
  53. ^ Verner 2000.
  54. ^ Verner 2001a.
  55. ^ Verner 2001b.
  56. ^ Baud 1999a, tr. 208.
  57. ^ a b Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 559.
  58. ^ a b Verner 2001a, tr. 397.
  59. ^ Verner 2000, tr. 602.
  60. ^ Lehner 2008, tr. 142.
  61. ^ a b c d Verner 2000, tr. 586.
  62. ^ a b Grimal 1992, tr. 77.
  63. ^ Daressy 1915, tr. 94.
  64. ^ Verner 2000, tr. 583.
  65. ^ Verner 2001a, tr. 396.
  66. ^ Verner 2000, tr. 582.
  67. ^ Verner 2000, tr. 584–585 & fig. 1 p. 599.
  68. ^ Kaplony 1981, A. Text pp. 289–294 and B. Tafeln, 8lf.
  69. ^ Verner 2001a, tr. 399.
  70. ^ Verner 2000, tr. 585.
  71. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 85.
  72. ^ Verner 2003, tr. 58.
  73. ^ a b Verner 2002, tr. 310.
  74. ^ Verner 2000, tr. 587.
  75. ^ a b c d Edwards 1999, tr. 98.
  76. ^ Verner 1985b, tr. 274–275, pl. XLIX–LI.
  77. ^ von Beckerath 1997, tr. 155.
  78. ^ Barta 1981, tr. 23.
  79. ^ Grimal 1992, tr. 116.
  80. ^ Grimal 1992, tr. 117.
  81. ^ a b c Lehner 2008, tr. 146–148.
  82. ^ Lehner 1999, tr. 784.
  83. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 138.
  84. ^ Verner 1999b, tr. 331.
  85. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 139.
  86. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 140.
  87. ^ a b c Lehner 2008, tr. 148.
  88. ^ Verner 2010, tr. 91.
  89. ^ Verner & Bárta 2006, tr. 146–152.
  90. ^ a b c Verner & Zemina 1994, tr. 169.
  91. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 79 & 170.
  92. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 79 & 169.
  93. ^ a b c Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 552.
  94. ^ Baker 2008, tr. 250.
  95. ^ Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 558–559.
  96. ^ Strouhal & Vyhnánek 2000, tr. 555.
  97. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 110.
  98. ^ a b Verner 1987, tr. 294.
  99. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 111.
  100. ^ Épron và đồng nghiệp 1939–1966, vol. I pl. 37 & 44, vol. II pl. 183.
  101. ^ a b Verner 1987, tr. 293.
  102. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 53.
  103. ^ Verner 1987, tr. 296.
  104. ^ Grimal 1992, tr. 116–119, Table 3.
  105. ^ Lehner 2015, tr. 293.
  106. ^ Malek 2000b, tr. 245.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

AFP (ngày 4 tháng 1 năm 2015). “Tomb of previously unknown pharaonic queen found in Egypt”. The Express Tribune. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
Altenmüller, Hartwig (2001). “Old Kingdom: Fifth Dynasty”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 597–601. ISBN 978-0-19-510234-5.
Baker, Darrell (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. Stacey International. ISBN 978-1-905299-37-9.
Barta, Winfried (1981). “Die Chronologie der 1. bis 5. Dynastie nach den Angaben des rekonstruierten Annalensteins”. Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde (bằng tiếng Đức). De Gruyter. 108 (1): 11–23.
Baud, Michel (1999a). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 1 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/1 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Baud, Michel (1999b). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 2 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/2 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Clayton, Peter (1994). Chronicle of the Pharaohs. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
“Czech expedition discovers the tomb of an ancient Egyptian unknown queen”. Charles University website. ngày 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
Daressy, Georges Émile Jules (1915). “Cylindre en bronze de l'ancien empire”. Annales du Service des Antiquités de l'Égypte (bằng tiếng Pháp). 15.
Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 978-0-500-05128-3.
Edwards, Iorwerth Eiddon Stephen (1999). “Abusir”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 97–99. ISBN 978-0-203-98283-9.
El-Shahawy, Abeer; Atiya, Farid (2005). The Egyptian Museum in Cairo: a walk through the alleys of ancient Egypt. Cairo: Farid Atiya Press. ISBN 978-9-77-172183-3.
Épron, Lucienne; Daumas, François; Goyon, Georges; Wild, Henri (1939–1966). Le Tombeau de Ti. Dessins et aquarelles de Lucienne Épron, François Daumas, Georges Goyon, Henri Wild. t. 65 1–3. Le Caire: Mémoires publiés par les membres de l'Institut Français d'Archéologie Orientale du Caire. OCLC 504839326.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Oxford: Blackwell publishing. ISBN 978-0-631-19396-8.
Hawass, Zahi; Senussi, Ashraf (2008). Old Kingdom Pottery from Giza. American University in Cairo Press. ISBN 978-977-305-986-6.
Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
Kanawati, Naguib (2001). “Nikauisesi, A Reconsideration of the Old Kingdom System of Dating” (PDF). The Rundle Foundation for Egyptian Archaeology, Newsletter. 75.
Kaplony, Peter (1981). Die Rollsiegel des Alten Reiches. Katalog der Rollsiegel II. Allgemeiner Teil mit Studien zum Köningtum des Alten Reichs II. Katalog der Rollsiegel A. Text B. Tafeln (bằng tiếng Đức). Bruxelles: Fondation Egyptologique Reine Élisabeth. ISBN 978-0-583-00301-8.
Krejčí, Jaromír; Arias Kytnarová, Katarína; Odler, Martin (2015). “Archaeological excavation of the mastaba of Queen Khentkaus III (Tomb AC 30)” (PDF). Prague Egyptological Studies. Czech Institute of Archaeology. XV: 28–42.
Lehner, Mark (1999). “pyramids (Old Kingdom), construction of”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 778–786. ISBN 978-0-203-98283-9.
Lehner, Mark (2008). The Complete Pyramids. New York: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-28547-3.
Lehner, Mark (2015). “Shareholders: the Menkaure valley temple occupation in context”. Trong Der Manuelian, Peter; Schneider, Thomas (biên tập). Towards a new history for the Egyptian Old Kingdom: perspectives on the pyramid age. Harvard Egyptological studies. 1. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-30189-4.
Leprohon, Ronald J. (2013). The great name: ancient Egyptian royal titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-736-2.
Malek, Jaromir (2000a). “The Old Kingdom (c.2160–2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
Malek, Jaromir (2000b). “Old Kingdom rulers as "local saints" in the Memphite area during the Old Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000. Prag: Academy of Sciences of the Czech Republic – Oriental Institute. tr. 241–258. ISBN 80-85425-39-4.
Mariette, Auguste (1864). “La table de Saqqarah”. Revue archéologique (bằng tiếng Pháp). Paris: Didier. 10: 168–186. OCLC 458108639.
Morales, Antonio J. (2006). “Traces of official and popular veneration to Nyuserra Iny at Abusir. Late Fifth Dynasty to the Middle Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005, Proceedings of the Conference held in Prague (June 27–ngày 5 tháng 7 năm 2005). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 311–341. ISBN 978-80-7308-116-4.
Posener-Kriéger, Paule (1976). Archives du temple funéraire de Néferirkarê-Kakaï (Les papyrus d'Abousir). Bibliothèque d'étude, t. 65/1–2 (bằng tiếng Pháp). Le Caire: Institut français d'archéologie orientale du Caire. OCLC 4515577.
Rice, Michael (1999). Who is who in Ancient Egypt. Routledge London & New York. ISBN 978-0-203-44328-6.
Roth, Silke (2001). Die Königsmütter des Alten Ägypten von der Frühzeit bis zum Ende der 12. Dynastie. Ägypten und Altes Testament (bằng tiếng Đức). 46. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 978-3-447-04368-7.
Scheele-Schweitzer, Katrin (2007). “Zu den Königsnamen der 5. und 6. Dynastie”. Göttinger Miszellen (bằng tiếng Đức). Göttingen: Universität der Göttingen, Seminar für Agyptologie und Koptologie. 215: 91–94. ISSN 0344-385X.
Schmitz, Bettina (1976). Untersuchungen zum Titel s3-njśwt "Königssohn". Habelts Dissertationsdrucke: Reihe Ägyptologie (bằng tiếng Đức). 2. Bonn: Habelt. ISBN 978-3-7749-1370-7.
Schneider, Thomas (1996). Lexikon der Pharaonen (bằng tiếng Đức). München: Deutscher Taschenbuch-Verlag. ISBN 978-3-42-303365-7.
Strouhal, Eugen; Vyhnánek, Luboš (2000). “The remains of king Neferefra found in his pyramid at Abusir”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000. Prag: Academy of Sciences of the Czech Republic – Oriental Institute. tr. 551–560. ISBN 80-85425-39-4.
Strudwick, Nigel (1985). The Administration of Egypt in the Old Kingdom: The Highest Titles and Their Holders (PDF). Studies in Egyptology. London; Boston: Kegan Paul International. ISBN 978-0-7103-0107-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Strudwick, Nigel C. (2005). Texts from the Pyramid Age. Writings from the Ancient World (book 16). Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-680-8.
Verner, Miroslav (1980). “Die Königsmutter Chentkaus von Abusir und einige Bemerkungen zur Geschichte der 5. Dynastie”. Studien zur Altägyptischen Kultur (bằng tiếng Đức). 8: 243–268.
Verner, Miroslav (1985a). “Un roi de la Ve dynastie. Rêneferef ou Rênefer ?”. Bulletin de l'Institut Français d'Archéologie Orientale (bằng tiếng Pháp). 85: 281–284.
Verner, Miroslav (1985b). “Les sculptures de Rêneferef découvertes à Abousir” (bằng tiếng Pháp). 85: 267–280. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Verner, Miroslav (1987). “Remarques sur le temple solaire ḤTP-Rˁ et la date du mastaba de Ti”. Bulletin de l'Institut Français d'Archéologie Orientale (bằng tiếng Pháp). 87: 293–297.
Verner, Miroslav; Zemina, Milan (1994). Forgotten pharaohs, lost pyramids: Abusir (PDF). Praha: Academia Škodaexport. ISBN 978-80-200-0022-4. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Verner, Miroslav; Posener-Kriéger, Paule; Jánosi, Peter (1995). Abusir III: the pyramid complex of Khentkaus. Excavations of the Czech Institute of Egyptology. Praha: Universitas Carolina Pragensis: Academia. ISBN 978-80-200-0535-9.
Verner, Miroslav (1999a). “Excavations at Abusir Preliminary Report 1997/8”. Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde. 126: 70–77.
Verner, Miroslav (1999b). The Pyramids: The Mystery, Culture, and Science of Egypt's Great Monuments. Grove/Atlantic. ISBN 978-0-80-219863-1.
Verner, Miroslav (2000). “Who was Shepseskara, and when did he reign?”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000 (PDF). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 581–602. ISBN 978-80-85425-39-0. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Verner, Miroslav (2001a). “Archaeological Remarks on the 4th and 5th Dynasty Chronology” (PDF). Archiv Orientální. 69 (3): 363–418. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Verner, Miroslav (2001b). “Old Kingdom: An Overview”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 585–591. ISBN 978-0-19-510234-5.
Verner, Miroslav; Callender, Vivienne; Strouhal, Evžen (2002). Abusir VI: Djedkare's family cemetery (PDF). Excavations of the Czech Institute of Egyptology. Prague: Czech Institute of Egyptology, Faculty of Arts, Charles University. ISBN 978-80-86277-22-6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Verner, Miroslav (2002). The Pyramids: The Mystery, Culture, and Science of Egypt's Great Monuments. Grove Press. ISBN 978-0-8021-3935-1.
Verner, Miroslav (2003). Abusir: The Realm of Osiris. The American University in Cairo Press. ISBN 978-977-424-723-1.
Verner, Miroslav; Bárta, Miroslav (2006). Abusir IX: the pyramid complex of Raneferef. The archaeology. Excavations of the Czech Institute of Egyptology. Prague: Czech Institute of Egyptology. ISBN 978-8-02-001357-6.
Verner, Miroslav (2010). “Several considerations concerning the Old Kingdom royal palace (ˁḥ)” (PDF). Anthropologie, International Journal of Human Diversity and Evolution. XLVIII (2): 91–96.
Verner, Miroslav (2014). Sons of the Sun. Rise and decline of the Fifth Dynasty. Prague: Charles University in Prague, Faculty of Arts. ISBN 978-80-7308-541-4.
von Beckerath, Jürgen (1997). Burkard, Günter; Kessler, Dieter (biên tập). Die Zeitbestimmung der Ägyptischen Geschichte von der Vorzeit bis 332 v. Chr (bằng tiếng Đức). 46. Münchner Ägyptologische Studien. ISBN 978-3805323109.
von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
Waddell, William Gillan (1971). Manetho. Loeb classical library, 350. Cambridge, Massachusetts; London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102.
“4500 years old tomb of unknown Ancient Egyptian Queen discovered”. Luxor Times. ngày 4 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
Tiền nhiệm
Neferirkare Kakai
Pharaoh của Ai Cập
Vương triều thứ Năm
Kế nhiệm
Shepseskare
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Neferefre