Wiki - KEONHACAI COPA

Nội chiến Brunei

Nội chiến Brunei
Perang Saudara Brunei
Digmaang Sibil sa Brunay

Phần phía đông Sabah được Brunei trao cho Sultan của Sulu để thưởng công cho việc giúp đỡ lực lượng của Sultan Muhyiddin.
Thời gian1660 đến 1673
Địa điểm
Brunei
Sabah (thuộc Brunei)
Kết quả

Muhyiddin giành chiến thắng:

Tham chiến
Quân của Sultan Abdul Hakkul Mubin

Quân của Sultan Muhyiddin

  • Cuộc nổi loạn từ phía đám bộ hạ của Sultan Muhammad Ali (chống lại Abdul Hakkul Mubin)
  • Quân đội Sulu
Chỉ huy và lãnh đạo
Abdul Hakkul Mubin Muhyiddin
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Brunei
Thời kỳ đầu
Đế quốc Brunei
Thế kỷ VII
đến 1888
Nhà Bolkiah
(Thế kỷ XV – hiện tại)
Hồi quốc Sulu
1405
đến 1915
Maynila
1500s
đến 1571
Vương quốc Tondo
1500s
đến 1571
Chiến tranh Castilian 1578
Nội chiến Brunei 1660–1673
Sarawak
Thế kỷ XV
đến 1841
Labuan
Thế kỷ XV
đến 1846
Bắc Borneo
Thế kỷ XV
đến 1865
Sự can thiệp của người Anh 1888–1984
Chiến dịch Đông Ấn thuộc Hà Lan 1942–1945
Chiến dịch Borneo 1945
1945–1946
Cuộc bạo động Brunei 1962

Nội chiến Brunei là một cuộc nội chiến nổ ra ở Brunei từ năm 1660 đến năm 1673.[1][2][3]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian trị vì của Sultan Muhammad Ali (1660-1661), có một bất đồng giữa con trai của Sultan là Pengiran Muda ("Vương tử") Bongsu và Pengiran Muda Alam- con trai của Pengiran Abdul Mubin về kết quả của một trận đá gà mà Pengiran Muda Bungsu thua.[1] Pengiran Muda Alam chế nhạo Vương tử về việc thua cuộc. Vương tử Bongsu nổi cơn thịnh nộ và sát hại Pengiran Muda Alam rồi chạy trốn khỏi hiện trường.[2]

Nội chiến Brunei do một trận đá gà gây nên[1]

Abdul Mubin cùng bộ hạ liền ra tay sát hại Sultan Muhammad Ali nhằm báo thù, Abdul Momin sau đó tự lập mình làm Sultan và chọn hiệu "Sultan Hakkul Abdul Mubin".[1] Ông cố gắng xoa dịu các bộ hạ của Sultan tiền nhiệm bằng việc bổ nhiệm cháu trai của Muhammad Ali là Muhyiddin làm Bendahara ("Tể tướng") mới.[1]

Tuy nhiên, sau một thời gian, những người ủng hộ Muhammad Ali thực hiện trả thù bằng cách thuyết phục Bendahara Muhyiddin đứng lên chống lại Abdul Mubin. Bendahara Muhyddin ban đầu từ chối, song sau đó lại đồng ý. Những người ủng hộ Muhyiddin bắt đầu tạo nhiễu loạn.[1] Sultan Abdul Hakkul Momin sau đó chuyển cung điện của mình đến Pulau Chermin theo lời khuyên của Muhyiddin với ý định chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc.[1] Tuy vậy, sau khi Sultan Abdul Hakkul Mubin rời đi, Muhyiddin tự tuyên bố mình là Sultan. Một trận chiến giữa hai người xảy ra sau đó, cuộc nội chiến Brunei bùng nổ.[1][2][3][4]

Chiến cuộc và kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Nội chiến, Sultan Abdul Hakkul Mubin chạy đến Kinarut, Malaysia ông ở đó trong 10 năm, đẩy lui các cuộc tiến công liên tiếp của Sultan Muhyiddin.[1] Đội quân của Sultan Muhyiddin trở về Brunei sau khi thất bại trong một cuộc tấn công quyết định.[1] Muhyiddin lo ngại rằng nội chiến kéo dài quá lâu và đề nghị Sultan của Sulu cử binh giúp đỡ. Muhyiddin hứa sẽ trao vùng đất phía đông Sabah để báo ơn giúp đỡ của Sulu.[1] Muhyiddin cuối cùng giành được thắng lợi năm 1673, Sultan Abdul Hakkul Mubin bị giết và cuộc nội chiến đến hồi chấm dứt. Đúng như lời hứa, Sultan của Sulu nhận được khu vực phía đông Sabah như một món quà danh dự từ Sultan của Brunei nhằm thưởng công cho sự giúp đỡ của họ trong cuộc nội chiến này.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k “Civil war wrecks chaos in the country”. The Brunei Times. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ a b c History for Brunei Darussalam: Sharing Our Past (Secondary 1). tr. 44–45. ISBN 99917-2-330-7.
  3. ^ a b History for Brunei Darussalm. EPB Pan Pacific. 2008. tr. 44. ISBN 99917-2-545-8.
  4. ^ History for Brunei Darussalam. tr. 108. ISBN 99917-2-545-8.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i_chi%E1%BA%BFn_Brunei