Wiki - KEONHACAI COPA

Nấm học

Nấm học là một nhánh của sinh học với đối tượng nghiên cứu là nấm, bao gồm đặc tính di truyền họchóa sinh của nấm, phân loại khoa học và công dụng của nấm đối với đời sống của con người. Từ môn nấm học còn nảy sinh ra môn bệnh học thực vật chuyên nghiên cứu về bệnh trên cây cối. Hai ngành này có quan hệ mật thiết với nhau do phần lớn tác nhân gây bệnh trên "cây" là nấm.

Trước đây nấm học được xem là một nhánh của thực vật học, bởi vì mặc dù nấm tiến hóa gần với động vật hơn là với thực vật nhưng hiểu biết này chỉ mới được công nhận vài thập kỷ về trước. Những nhà nấm học tiên phong là Elias Magnus Fries, Christian Hendrik Persoon, Anton de BaryLewis David von Schweinitz.

Nấm đóng vai trò cơ bản đối với sự sống trên Trái Đất trong vai trò cộng sinh với các sinh vật khác, chẳng hạn dưới dạng nấm căn, địa y hay cộng sinh với côn trùng. Một số loài nấm sản sinh axit hữu cơ (axit citric, axit oxalic, axit gluconic,...), vitamin (như vitamin nhóm B), kích thích tố (gibberellin, auxin, cytokinin), một số enzym,...[1] Nhiều loài nấm có khả năng phá vỡ các phân tử sinh học hữu cơ phức tạp như lignin hay các chất gây ô nhiễm như dầu mỏ, chất lạ sinh họchydrocarbon thơm đa vòng. Do có khả năng phân hủy các phân tử này mà nấm đóng vai trò quan trọng trong chu trình cacbon toàn cầu. Một số loài nấm sản sinh chất kháng sinh và các chất chuyển hóa thứ cấp khác.

Nhiều loài nấm sản sinh độc tố, chẳng hạn nấm Aspergilus flavusAspergillus fumigatus phát triển trên ngũ cốc trong điều kiện thuận lợi sinh ra độc tố aflatoxin.[1] Một số loài nấm - và các sinh vật thường được xem thuộc giới nấm như thủy khuẩn (oomycetes) và nấm nhầy myxomycete - là nguyên nhân gây bệnh trên động vật (như histoplasmosis) cũng như thực vật (bệnh trên cây dunấm đạo ôn). Ngành nghiên cứu về nấm gây bệnh được gọi là nấm học y khoa (medical mycology).[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Có lẽ con người đã bắt đầu thu hái nấm từ thời tiền sử để làm thức ăn. Nấm lần đầu tiên được nhắc tới trong công trình của Euripides (480-406 TCN). Triết gia Hi Lạp là Theophrastos xứ Eressos (371-288 TCN) có lẽ là người đầu tiên cố tìm cách hệ thống hóa cây cối; nấm được xem là cây bị thiếu một số bộ phận. Về sau Gaius Plinius Secundus (23–79) có viết về nấm cục trong cuốn từ điển bách khoa Naturalis historia (Lịch sử tự nhiên) của ông.

Vào thời Trung cổ, có rất ít bước tiến trong hiểu biết về nấm. Thay vào đó, sự phát minh ra máy in đã tiếp tay cho một số tác giả phổ biến các quan niệm mê tín và sai lầm về nấm do các tác giả cổ điển trước đó đề ra.[3]

Lịch sử môn nấm học bắt đầu khi Pier Antonio Micheli xuất bản cuốn sách Nova plantarum genera tại Firenze vào năm 1737.[4] Công trình mang tầm ảnh hưởng sâu sắc này đã đặt nền tảng cho việc phân loại một cách có hệ thống các loài cỏ, rêu và nấm. Tuy nhiên, theo Ekriksson Gunnan (1978) thì người có công nghiên cứu sâu về nấm thực ra là Elias Magnus Fries (1794 - 1874).[5]

Nấm trong y học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nhiều thế kỷ, một số loài nấm đã được ghi nhận dùng trong các bài thuốc dân gian ở Trung Quốc, Nhật BảnNga.[6] Mặc dù việc sử dụng nấm trong y học dân gian chủ yếu tập trung ở lục địa châu Á (Đông Á) nhưng người dân những vùng khác như Trung Đông, Ba LanBelarus cũng dùng nấm để chữa bệnh.[7][8] Một số loài nấm - đặc biệt là nấm lỗ như nấm linh chi - được cho là có khả năng mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.

Hiện thời, các nghiên cứu về nấm dùng trong y học tập trung vào tác dụng giảm đường huyết, chống ung thư, chống mầm bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nấm sò có chứa chất lovastatin tự nhiên có khả năng hạ cholesterol.[9] Có loại nấm mang khả năng sản sinh một lượng lớn vitamin D nếu tiếp xúc với tia tử ngoại[10] và có loại còn có tiềm năng trở thành nguồn paclitaxel (chất trị ung thư) trong tương lai.[11] Tính đến nay, Penicillin, lovastatin, ciclosporin, griseofulvin, cephalosporin, ergometrinestatins là các dược phẩm nổi tiếng nhất được phân lập từ nấm.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nguyễn Văn Bá, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Thành (2005), tr. 12
  2. ^ San-Blas G; Calderone RA (biên tập) (2008). Pathogenic Fungi. Caister Academic Press. ISBN 978-1-904455-32-5 .Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Ainsworth, tr. 13.
  4. ^ Ainsworth, tr. 4.
  5. ^ Nguyễn Văn Bá, Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Thành (2005), tr. 3
  6. ^ Smith JE, Rowan NJ, Sullivan R (tháng 5 năm 2002). mush/med mush.html “Medicinal Mushrooms: Their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Cancer Research UK. tr. 5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  7. ^ Sarfaraz Khan Marwat, Mir Ajab Khan, Muhammad Aslam Khan, Mushtaq Ahmad, Muhammad Zafar, Fazal-ur-Rehman and Shazia Sultana (2009). “Vegetables mentioned in the Holy Qura'n and Ahadith and their ethnomedicinal studies in Dera Ismail Khan, N.W.F.P., Pakistan”. Pakistan Journal of Nutrition. 8 (5): 530–538.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Sahih Muslim, Book 23, Chapter 27, Hadiths
  8. ^ Shashkina MIa, Shashkin PN, Sergeev AV (tháng 10 năm 2006). “[Chemical and medicobiological properties of Chaga (review)]”. Farmatsevtychnyĭ zhurnal. 40 (10). doi:10.1007/s11094-006-0194-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Gunde-Cimerman N, Cimerman A. (1995). “Pleurotus fruiting bodies contain the inhibitor of 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A reductase-lovastatin”. Exp Mycol. 19 (1): 1–6. doi:10.1006/emyc.1995.1001. ISSN 0147-5975. PMID 7614366.
  10. ^ Bowerman, Susan (ngày 31 tháng 3 năm 2008). “If mushrooms see the light”. The Los Angeles Times.
  11. ^ Ji, Y; Bi; Yan; Zhu (2006), “Taxol-producing fungi: a new approach to industrial production of taxol” (Free full text), Sheng wu gong cheng xue bao = Chinese journal of biotechnology, 22 (1): 1–6, ISSN 1000-3061, PMID 16572833

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m_h%E1%BB%8Dc