Wiki - KEONHACAI COPA

Nút thích của Facebook

Biểu tượng nút "Thích" (Like) trên Facebook

Nút thích của Facebook là một tính năng trên mạng xã hội Facebook. Tính năng này được kích hoạt lần đầu vào ngày 9 tháng 2 năm 2009.[1] Nút thích cho phép người sử dụng dễ dàng tương tác với các dòng trạng thái, bình luận, ảnh, video, liên kết hay chia sẻ của bạn bè cũng như các mục quảng cáo khác. Khi người dùng ấn "thích", nội dung ấy sẽ xuất hiện trên trang chủ của bạn bè người dùng đó. Chức năng này cũng đồng thời thống kê số người đã "thích", kèm theo một danh sách cụ thể. Nút thích được áp dụng thêm cho các bình luận vào tháng 6 năm 2010.[2]

Những nút biểu cảm mới của Facebook

Cũng trong một khoảng thời gian dài, Facebook thăm dò ý kiến người dùng về việc liệu có nên đưa thêm nút "không thích" vào nữa hay không. Kết quả, tới ngày 24 tháng 2 năm 2016, mạng xã hội này chính thức ra mắt trên phạm vi toàn cầu một bộ "bày tỏ cảm xúc" (gọi là Reactions) bên cạnh nút thích quen thuộc. Giờ đây, người sử dụng có thể thể hiện những thái độ khác nhau bằng bộ cảm xúc này, đó là: "Yêu thích", "Haha" (tiếng cười), "Wow" (ngạc nhiên), "Buồn" và "Phẫn nộ". Tháng 5 năm 2017, bộ Reactions cũng được triển khai cho phần bình luận.[3][4]

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Tương tác ảo[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượt thích trên Facebook đóng vai trò là thước đo sự quan tâm hoặc mức độ phổ biến trong của thương hiệu, mặc dù cũng đã có báo cáo về thổi phồng tầm quan trọng của lượt thích.[5] Do ảnh hưởng của phương tiện truyền thông trong việc định hình danh tiếng,[6] có những trang web chuyên bán"like" từ các tài khoản giả mạo.[7] Điều này đã gây ra nhiều vấn đề cho các công ty quảng cáo trên Facebook.[8] Thỏa thuận điều khoản dịch vụ của Facebook quy định rằng người dùng chỉ được phép có một trang cá nhân,[9] và Facebook có một cuộc chiến đang diễn ra để chống lại các tài khoản giả mạo.[10][11]

Một báo cáo ước tính vào tháng 5 năm 2015 cho biết số lượng tài khoản giả mạo là 170 triệu.[12] Trong khi nghiên cứu của Symantec vào tháng 9 năm 2011 cho thấy 15% trong số 3,5 triệu bài đăng được thực hiện bởi lượt tương tác ảo.[13]

Tự do ngôn luận[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2009, cảnh sát trưởng B.J. Roberts đã sa thải một số nhân viên đã "thích" trang Facebook của đối thủ trong cuộc bầu cử cảnh sát trưởng. Một số nhân viên đã chống trả tại tòa án, với lập luận rằng một "like" nên được bảo vệ bởi Hiến pháp Hoa Kỳ về tự do ngôn luận.[14][15][16][17]

Giảm phạm vi tiếp cận cho các trang công ty[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2014, Social@Ogilvy, một bộ phận của công ty quảng cáo Ogilvy & Mather, đã xuất bản một trích[18][19][20][21][22].nó có tiêu đề "Facebook Zero: Xem xét sau sự sụp đổ của tiếp cận".

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kincaid, Jason (ngày 9 tháng 2 năm 2009). “Facebook Activates "Like" Button; FriendFeed Tires Of Sincere Flattery”. TechCrunch. AOL. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Albanesius, Chloe (ngày 17 tháng 6 năm 2010). “Facebook Adds Ability to 'Like' Comments”. PC Magazine. Ziff Davis. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Garun, Natt (ngày 3 tháng 5 năm 2017). “Facebook reactions have now infiltrated comments”. The Verge. Vox Media. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ Cohen, David (ngày 3 tháng 5 năm 2017). “Facebook Just Extended Reactions to Comments”. Adweek. Beringer Capital. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ DeMers, Jayson (20 tháng 10 năm 2014). “Quality Over Quantity: The Overblown Importance Of Likes And Followers”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  6. ^ “The 30 Most Influential People on the Internet”. Time. 5 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ Edwards, Jim (11 tháng 2 năm 2014). “Facebook Advertisers Complain Of A Wave Of Fake Likes Rendering Their Pages Useless”. Business Insider. Axel Springer SE. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ Edwards, Jim (11 tháng 2 năm 2014). “Facebook Advertisers Complain Of A Wave Of Fake Likes Rendering Their Pages Useless”. Business Insider. Axel Springer SE. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ “Statement of Rights and Responsibilities”. Facebook. 30 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ Edwards, Jim (5 tháng 3 năm 2013). “Facebook Targets 76 Million Fake Users In War On Bogus Accounts”. Business Insider. Axel Springer SE. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  11. ^ “Facebook wages war on dummy accounts in an effort to curb fake news”. The Next Web. 14 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  12. ^ Parsons, James (22 tháng 5 năm 2015). “Facebook's War Continues Against Fake Profiles and Bots”. HuffPost. AOL. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  13. ^ Protalinski, Emil (5 tháng 9 năm 2011). “Symantec finds 15% of Facebook videos are likejacking attacks”. ZDNet. CBS Interactive. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  14. ^ Jouvenal, Justin (8 tháng 8 năm 2012). “A Facebook court battle: Is 'liking' something protected free speech?”. The Washington Post. Nash Holdings LLC. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  15. ^ Gross, Doug (13 tháng 8 năm 2012). “Virginia deputy fights his firing over a Facebook 'like'. CNN. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ Fung, Brian (18 tháng 9 năm 2013). “Your Facebook 'Like' is constitutionally protected speech”. The Washington Post. Nash Holdings LLC. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  17. ^ Stempel, Jonathan (18 tháng 9 năm 2013). “Facebook 'like' deserves free speech protection: U.S. court”. Reuters. Thomson Reuters. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
  18. ^ Oremus, Will (24 tháng 3 năm 2014). “Facebook's Like Affair With Brands Is Over”. Slate. The Slate Group. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  19. ^ Kapko, Matt (4 tháng 4 năm 2014). “Facebook's Declining Organic Reach a 'Real Nightmare' for Marketers”. CIO. International Data Group. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  20. ^ Delo, Cotton (6 tháng 3 năm 2014). “Brands' Organic Facebook Reach Has Crashed Since October: Study”. Advertising Age. Crain Communications. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  21. ^ Spence, Ewan (6 tháng 3 năm 2014). “The Approaching Demise Of Organic Reach In Facebook”. Forbes. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  22. ^ Tso, Richard L. (14 tháng 4 năm 2014). “Why Facebook's Move to End Organic Search Isn't Surprising”. Wired. Condé Nast. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt_th%C3%ADch_c%E1%BB%A7a_Facebook