Wiki - KEONHACAI COPA

Núi Dinh

Núi Dinh
Đỉnh núi
Độ cao504 mét
Vị trí
Vị tríBà Rịa – Vũng Tàu
Dãy núiCụm núi Dinh
Tọa độ10°32′15″B 107°07′45″Đ / 10,5375°B 107,12917°Đ / 10.53750; 107.12917

Núi Dinh hay núi Ông Trịnh, là một ngọn núi lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích khối núi khoảng 30 km2, và độ cao cao nhất tại đỉnh La Bàn[1] là 504 m[2] so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3]

Vị trí và tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Đường lên đỉnh núi.

Núi nằm về phía tây bắc Thành phố Bà Rịa khoảng 2 km, từ Quốc lộ 51 hướng về Tp.HCM rẽ phải khoảng 2,5 km.[4] Núi thuộc địa phận thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa, cụ thể thuộc địa bàn các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châu Pha, phường Phước Hòa (Thị xã Phú Mỹ) và một phần phường Long Hương (Thành phố Bà Rịa).[1]

Có nhiều lý giải tên núi. Có lý giải tên núi đặt theo tên người đàn ông là Nguyễn Văn Dinh để tưởng nhớ công lao khai phá vùng đất này.[1] Lý giải khác là vào thời nhà Nguyễn, chưởng cơ Yên Thành Hầu từ Phú Yên dẫn quân về đây đóng dinh trại, nên núi được gọi là núi Dinh.[5] Lý giải về tên núi Ông Trịnh, theo sách Đại Nam nhất thống chí, ông Trịnh là người ở của bà Vải, một phụ nữ giàu có. Hai người họ có tình ý nhưng không đến được với nhau, có thể do không môn đăng hộ đối. Một thời gian sau dân trong vùng phát hiện xác hai người chết ở hai nơi mà không rõ nguyên nhân. Từ hai nơi đó mọc lên hai ngọn núi cạnh nhau, nên dân trong vùng đặt tên hai ngọn núi theo tên của họ, núi Ông Trịnh và núi Thị Vải.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Suối.

Diện tích núi khoảng 30 km2 chiếm một nửa trong diện tích 60 km2 của cụm núi Dinh.[2] Địa hình núi phức tạp, độ dốc lớn.[4] Có hai con suối lớn là suối Tiên và suối Đá chảy từ đỉnh núi xuống.[4][1] Phân loại rừng của núi là rừng phòng hộ.[4][7] Trước đây rừng núi Dinh là rừng nguyên sinh với đa dạng sinh vật.

  • Thực vật có các cây thân gỗ: sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, sến, gõ đỏ,...[1]
  • Động vật có hổ, nai, voọc, gấu, khỉ, cầy hương, chồn, hoẵng, sóc,...[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1837, nhà Nguyễn lập phủ Phước Tuy. Dưới chân núi Dinh có hai ngôi làng đầu tiên được lập nên là Long Hương và Phước Lễ. Hai làng được phân bổ thuộc tổng An Phú, huyện Phước An.[2] Núi Dinh là nơi khởi lập của hệ phái Phật giáo Liên Tông Tịnh Độ.[2]

Từ năm 1952, núi Dinh là căn cứ địa cách mạng cho quân Giải phóng chống lại Pháp và sau đó là Mỹ.[8] Năm 1975 là địa điểm tập kết quân lớn trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975.[1]

Đường vào chùa Hang Mai.

Vào ngày 16 tháng 1 năm 1995, Bộ Văn hóa công nhận núi Dinh là di tích lịch sử quốc gia.[2]

Ngày 29 tháng 3 năm 2023 xảy ra vụ cháy rừng trên núi, thiêu rụi 15 ha rừng cây chủ yếu là tre và cỏ tạp. Lực lượng cứu hỏa với 250 người và 2 xe cứu hỏa đã được huy động để dập tắt vụ cháy.[9]

Thể thao và du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm nhấn của núi Dinh không chỉ là sự cuốn hút của thiên nhiên, lịch sử mà còn có cả nét cổ kính của không gian phật giáo ở nơi này. Với hơn gần 100 ngôi chùa nằm quanh núi, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Phật Quang, Hang Tổ, Hang Dây Bí, Hang Mai, Bưng Lùng, Chùa Diệu Linh, Hang Dơi… thu hút khách du lịch với vẻ đẹp tiềm ẩn và sự linh thiêng vốn có.[10]

Núi có nhiều hoạt động du lịch đã được tổ chức. Tại núi có 3 ngôi chùa gần đỉnh là chùa Hang, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương, cùng khoảng 100 ngôi chùa quanh núi như chùa Phật Quang, Hang Tổ, Hang Dây Bí, Hang Mai, Bưng Lùng, Diệu Linh, Hang Dơi,...Do đó là khu vực thu hút nhiều tín đồ Phật giáo thường xuyên quy tụ về hành hương.[4] Tổ Đình Linh Sơn Cổ Tự,[2] chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương có lịch sử gần 300 năm.[1][2]

Ngày 17 tháng 9 năm 2023, diễn ra cuộc Chinh phục núi Dinh – tranh Cúp Thanh niên 2023 do Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp Thị xã Phú Mỹ tổ chức. 198 vận động viên từ 40 câu lạc bộ đến từ khắp các tỉnh thành đã về đây tham gia đua xe đạp. Với 3 vòng đua, tổng chiều dài là 18 km.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Linh Đan (ngày 24 tháng 3 năm 2020). “Núi Dinh - Sơn thủy hữu tình”. báo Bà Rịa – Vũng Tàu. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g Nguyễn Văn Quý (ngày 6 tháng 8 năm 2014). “Núi Dinh xứ Mô Xoài”. Bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ “BÀ RỊA - VŨNG TÀU: KHÁM PHÁ DU LỊCH SINH THÁI”. Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ a b c d e Trà Ngân. “Khám phá Núi Dinh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Mai Lý (ngày 10 tháng 1 năm 2021). “Chinh phục núi Dinh”. báo Đắk Lắk. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Nguyễn Duyên Tâm (ngày 11 tháng 3 năm 2020). “Truyền thuyết núi Thị Vải và núi Ông Trịnh”. báo Bà Rịa – Vũng Tàu. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ Check quy hoạch: Bản đồ quy hoạch Bà Rịa – Vũng Tàu, (màu xanh nhạt biểu thị đất rừng phòng hộ)
  8. ^ “Núi Dinh, điểm đến lý tưởng của Vũng Tàu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ. ngày 20 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  9. ^ Thành An (ngày 29 tháng 3 năm 2023). “Huy động 250 nguời khống chế hoàn toàn đám cháy 15ha trên núi Dinh”. báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ “Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. baria-vungtau.gov.vn. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ Hồng Phúc (ngày 17 tháng 9 năm 2023). “Gần 200 vận động viên chinh phục núi Dinh, tranh Cúp Thanh niên 2023”. báo Bà Rịa – Vũng Tàu. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2023.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi_Dinh