Wiki - KEONHACAI COPA

Minh Châu, Ba Vì

Minh Châu
Xã Minh Châu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnBa Vì
Trụ sở UBNDKhu 4, thôn Chu Chàng
Địa lý
Tọa độ: 21°12′5″B 105°27′7″Đ / 21,20139°B 105,45194°Đ / 21.20139; 105.45194
MapBản đồ xã Minh Châu
Minh Châu trên bản đồ Hà Nội
Minh Châu
Minh Châu
Vị trí xã Minh Châu trên bản đồ Hà Nội
Minh Châu trên bản đồ Việt Nam
Minh Châu
Minh Châu
Vị trí xã Minh Châu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,63 km2
Dân số (2023)
Tổng cộng6.545 người
Mật độ1175 người/km²
Khác
Mã hành chính09661[1]

Minh Châu là một thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Minh Châu có diện tích 5,63 km²,[2] dân số năm 2023 là 6.545 người,[2] mật độ dân số đạt 1175 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xã được thành lập từ năm 1955, có ba thôn là Chu Chàng, Chu Châu và Liễu Châu.[3] Đến năm 1972, do thường xảy ra ngập lụt, thôn Liễu Châu được tách khỏi xã để sáp nhập với thị trấn Tây Đằng.[4] Diện tích của Minh Châu là 5,63 km².[2]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở bãi giữa sông Hồng, nơi hội tụ ba dòng sông Đà, , Hồng, đây là xã đảo duy nhất của Hà Nội.[4][5][3] Một bên giáp với làng Ðường, thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc); một bên giáp với xã Chu Minh cùng thuộc huyện Ba Vì.[6] Minh Châu cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km.[7] Xã có hai thôn là Chu Châu và Chu Chàng, nơi đặt Ủy ban Nhân dân xã.[8]

Kinh tế và cơ sở hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn tới 85,6%, tiểu thủ công nghiệp cũng như các ngành nghề thương mại, dịch vụ kém phát triển. Các loại nông sản tại đây bao gồm ngô, đậu, bắp cải, chuối, đu đủ.[6] Đàn bò của xã có hơn 4.600 con, trong đó khoảng 2.200 bò sữa sản xuất hơn 20 tấn sữa/ngày, còn lại là bò sinh sản và bò thịt. Xã cũng có hơn 10.000 con lợn, 12.000 gia cầm và 2.500 con chó. Toàn xã có 270 ha đất trồng trọt thì diện tích trồng cỏ voi chiếm 156 ha.[7]

Tổng giá trị sản xuất năm 2023 toàn xã đạt 422 tỷ đồng, đạt 100,1% KH, tăng 10,2% so với năm 2022. Trong đó, nông nghiệp đạt 274,6 tỷ đồng; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 30 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ và các ngành khác đạt 117,4 tỷ đồng.[9] Thu nhập bình quân đầu người của Minh Châu năm 2023 là 64,5 triệu đồng, so với cả Hà Nội là 151 triệu đồng.[7]

Trên địa bàn xã chỉ có một vài cửa hàng tạp hóa, giải khát và duy nhất một quán hàng ăn.[6]

Năm 2000, Minh Châu là xã cuối cùng của tỉnh Hà Tây cũ có điện lưới quốc gia.[10][9] Năm 2005 mới có sóng điện thoại và đến 2015 – 2016 mới phủ sóng Internet theo đường truyền từ Vĩnh Phúc.[2] Phải đến trước Tết Giáp Thìn năm 2024, nước sạch mới được cấp cho nơi này.[7][11] Trước đó, người dân hứng nước mưa để ăn uống, nước giếng khoan dùng trong sinh hoạt.[7]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Do nằm ở bãi bồi giữa sông Hồng, cả xã bị cô lập vào mùa nước lên, việc đi lại phụ thuộc vào thuyền, phà. Vào mùa khô, người dân có thể di chuyển bằng đường bộ sang xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.[7]

Chính quyền đã đề xuất xây cầu nối sang huyện Vĩnh Tường để người dân đi lại thuận tiện, giúp xã phát triển kinh tế – xã hội. Vị trí được đề xuất xây cầu là bãi bồi tiếp giáp Vĩnh Phúc, với khoảng cách hơn 200 m.[4]

Nhân khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê năm 1999, Minh Châu có 5.941 người.[12] Đến năm 2023, dân số có 6.545 khẩu,[2] sống ở 7 khu dân cư với 1.424 hộ.[13] Nhiều người theo Công giáo.[5]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Châu không có trường trung học phổ thông nên hàng ngày khoảng 400 học sinh phải đi phà qua sông Hồng để đến trường ở trung tâm huyện Ba Vì. Xã có khoảng 1.300 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b c d e Mai Lữ (17 tháng 11 năm 2023). “Chuyện ghi ở Minh Châu”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b Hữu Nghị (10 tháng 3 năm 2024). “Sống chậm ở Minh Châu - xã đảo duy nhất Hà Nội”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ a b c Bình Minh (tổng hợp) (2 tháng 3 năm 2024). “Xã đảo duy nhất của Hà Nội ở đâu?”. VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ a b “Bình yên "xã đảo" duy nhất của Hà Nội”. congan.hanoi.gov.vn. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ a b c “Minh Châu, "ốc đảo" giữa lòng Thủ đô”. Báo Nhân Dân. 4 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ a b c d e f g Ngọc Thành - Võ Hải. “Cuộc sống ở xã đảo duy nhất Thủ đô”. VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “Trang thông tin điện tử xã Minh Châu - huyện Ba Vì”. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ a b Ngọc Tú (7 tháng 2 năm 2024). “Niềm vui ngày cận Tết với người dân xã đảo Minh Châu”. Báo Kinh tế đô thị. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Huyền Trang - Nguyễn Hiệp. “Xã Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội): Mong lắm một cây cầu”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Xã đảo duy nhất ở Hà Nội được cấp nước sạch”. Báo điện tử VTV. 8 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  13. ^ Báo Lao động Thủ đô. “Hỗ trợ xã Minh Châu phát triển kinh tế, du lịch”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_Ch%C3%A2u,_Ba_V%C3%AC