Wiki - KEONHACAI COPA

McKinsey & Company

McKinsey & Company
Loại hình
Công ty hợp danh tập đoàn
Ngành nghềTư vấn quản trị
Thành lập1926; 98 năm trước (1926)
Người sáng lậpJames O. McKinsey
Số lượng trụ sở
127 văn phòng[1]
Khu vực hoạt độngKhắp thế giới
Thành viên chủ chốt
Bob Sternfels (Giám đốc Điều hành Toàn cầu)
Doanh thu12.5 tỷ USD (2021)[1][2]
Số nhân viên30.000 (2021)[1]
Websitewww.mckinsey.com

McKinsey & Company là một công ty tư vấn quản trị toàn cầu, chuyên nghiên cứu chiến lược cho các tập đoàn, chính phủ và các tổ chức đa quốc gia. McKinsey là công ty lâu đời, danh giá và lớn nhất trong nhóm "Big Three" (MBB), tức ba công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.[3] McKinsey hiện tư vấn cho hơn hai phần ba số công ty trong danh sách Fortune 1000 (tức nhóm 1000 công ty lớn nhất thế giới).[4]

Được thành lập vào năm 1926 bởi Giáo sư James O. McKinsey tại Đại học Chicago, McKinsey hiện có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ với số lượng nhân viên lên đến 30.000. Công ty hoạt động tại hơn 67 quốc gia và được thống nhất bằng một tập hợp các giá trị mạnh mẽ. Các chuyên gia tư vấn tại đây bao gồm bác sĩ, kỹ sư, nhà thiết kế, nhà khoa học, nhà kinh tế học, công chứcdoanh nhân.[5]

McKinsey có một quy trình tuyển dụng cạnh tranh và gắt gao khắc tiếng,[6][7] và được xem là một trong những nhà tuyển dụng lao động kén chọn nhất thế giới, với tỷ lệ ứng viên trúng tuyển chưa đến 1% mỗi năm.[8][9] McKinsey chủ yếu tuyển dụng từ các trường đại học hàng đầu thế giới[10][11][12] cũng như các ứng viên có học vấn cao và chuyên môn sâu trong nhiều lĩnh vực.[13][14]

Trụ sở của McKinsey tại Trung tâm Thương mại Thế giới số 3quận Manhattan, New York

Hằng năm McKinsey & Company đầu tư hơn 600 triệu USD để phát triển kiến thức và xây dựng năng lực nhằm đẩy mạnh khả năng quản lý. Công ty cũng tiến hành nghiên cứu thị trường và những xu hướng mới nổi trong mọi ngành công nghiệp, những vấn đề cấp bách nhất mà xã hội đang đối mặt và công bố chúng một cách rộng rãi.[5]

Lịch sử hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

McKinsey & Company được thành lập vào năm 1926 với tên gọi James O. McKinsey & Company, người sáng lập chính là James O. McKinsey.[6] Chi nhánh thứ 2 được thành lập tại New York vào năm 1933.[7] Hoạt động chính là đưa ra những tư vấn về việc sử dụng nguyên lý kế toán trong quá trình quản lý.

Năm 1935, James O. McKinsey & Company sáp nhận với Wellington & Company.[8] Tuy nhiên, sau khi James O. McKinsey qua đời vào năm 1937, văn phòng tại New York đã chính thức sở hữu độc quyền tên McKinsey (1947).[15]

Những năm 1940 và 1950, tốc độ phát triển của McKinsey tăng nhanh chóng, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, từ sau năm 1967, thời điểm mà Bower - Giám đốc điều hành từ chức, doanh thu của McKinsey đã đi xuống bởi có sự cạnh tranh từ các tên tuổi mới như Boston Consulting GroupBain & Company. Khi Giám đốc điều hành mới là Ron Daniel được kế nhiệm, ông đã khởi động lại hoạt động kinh doanh của McKinsey, giúp công ty tăng doanh thu trở lại vào năm 1988. Đặc biệt, doanh thu của McKinsey tăng gấp đôi vào những năm sau đó, dưới nhiệm kỳ của Fred Gluck.[15]

Từ năm 1994, đầu tiên trong lịch sử, Giám đốc điều hành của McKinsey không phải là một người Mỹ, khi Rajat Gupta đảm nhận chức vụ này, quy mô của công ty đã được mở rộng lên nhiều lần trong nhiệm kỳ của ông. Số lượng nhân viên tăng từ 2 900 lên 7 700 nhân viên, từ 58 đến 84 chi nhánh. Bên cạnh đó, thị trường quốc tế cũng được mở rộng hơn tại Ma Cao, Bắc Kinh, Băng Cốc.[10]

Từ năm 2001, McKinsey tập trung và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như công cộng và xã hội, quản lý tri thức giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Năm 2003, McKinsey thành lập trụ sở châu Á - Thái Bình Dương tại Thượng Hải (Trung Quốc). Từ đó, doanh thu của công ty ở ngoài Hoa Kỳ chiếm hơn 60%. Năm 2008, McKinsey thành lập Văn phòng SSO liên quan đến các mảng về sức khỏe cộng đồng, hoạt động từ thiện và phát triển kinh tế tạo cơ hội.[15]

Hoạt động kinh doanh chính[sửa | sửa mã nguồn]

Văn phòng của McKinsey tại Bucharest, Romania

Hoạt động kinh doanh chính của McKinsey & Company là cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý và chiến lược cho các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức tổ chức như cung cấp lời khuyên về việc mua bán và sáp nhập, phát triển kế hoạch tái cấu trúc lực lượng bán hàng, tạo ra một chiến lược kinh doanh mới hay đưa ra lời khuyên về thu hẹp quy mô,...

McKinsey & Company nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận trước khi đưa ra các tư vấn về quản lý và chiến lược kinh doanh. Các chuyên gia tư vấn của McKinsey & Company thiết kế và thực hiện các nghiên cứu để đánh giá các quyết định quản lý bằng cách sử dụng dữ liệu và các cuộc phỏng vấn, khảo sát để kiểm tra các giả thuyết.

Các mảng tư vấn của McKinsey & Company trải rộng, không giới hạn ngành và chức năng. Một số ngành và chức năng mà McKinsey & Company tư vấn[16]:

Ngành[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm nổi bật trong tư vấn chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyển đổi[sửa | sửa mã nguồn]

McKinsey & Company giúp các doanh nghiệp, tổ chức cải thiện tỷ lệ thành công cho các chương trình chuyển đổi quy mô lớn.[16]

Kỹ thuật số[sửa | sửa mã nguồn]

McKinsey & Company giúp các doanh nghiệp, tổ chức trong việc ứng dụng công nghệ đúng chỗ để tạo ra giá trị cao nhất.[16]

Tăng tốc[sửa | sửa mã nguồn]

McKinsey & Company giúp xây dựng năng lực cho nhân sự của doanh nghiệp, tổ chức để tăng tốc và duy trì sự thay đổi.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “McKinsey & Company”. FT. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ Chin, Eric. “The MBS Trio In Management Consulting”. beatoncapital.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ Szczerba, Marta (5 tháng 3 năm 2014). “The Big Three: meet the world's top consulting firms” (72). The Gateway. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “McKinsey & Company Report”. OAA (bằng tiếng Anh). 17 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b “Tổng quan về Mckinsey & Company”. Mckinsey & Company. Truy cập 29 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ a b Kiechel, Walter. “Lords of Strategy: The Secret Intellectual History of the New Corporate World. Page 97”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b Elizabeth, Haas Edersheim. “McKinsey's Marvin Bower: Vision, Leadership, and the Creation of Management”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ a b Larry E. Greiner, Thomas Olson, Flemming Poulfelt. “The Contemporary Consultant: Casebook for Teaching”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ “How Selective are Bain, BCG and McKinsey Through the Application Process”. CaseCoach (bằng tiếng Anh). 5 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ a b “Inside McKinsey”. Bloomberg. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Nugent, Thomas (16 tháng 2 năm 2021). “Bain, BCG, McKinsey Announce 2021 MBA Hiring Plans”. mba.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ “The top MBA programs for getting a job at McKinsey, Bain and BCG”. 28 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ “How Goldman Sachs and McKinsey keep a steady flow of Ivy League recruits”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ “MAKING IT AT MCKINSEY: Your guide to getting hired, promoted, and paid at consulting giant McKinsey & Company”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ a b c “McKinsey & Company - Wiki”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ a b c d “Trang chủ McKinsey & Company” (bằng tiếng Anh). McKinsey & Company. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/McKinsey_%26_Company