Wiki - KEONHACAI COPA

Maximinus Thrax

Maximinus Thrax
Hoàng đế thứ 27 của Đế quốc La Mã
Tượng bán thân của Maximinus Thrax
Nguyên thủ thứ 27 của La Mã
Trị vìtháng 3 năm 235  – tháng 6 năm 238
Đối thủ giành ngaiGordian III
Tiền nhiệmSeverus Alexander
Kế nhiệmPupienusBalbinus
Thông tin chung
Sinh173
Thrace hoặc Moesia
Mất238 (65 tuổi)
Aquileia, Ý
Phối ngẫuCaecilia Paulina
Hậu duệGaius Julius Verus Maximus
Tên đầy đủ
Gaius Julius Verus Maximinus Augustus
Thân phụKhông rõ, có thể là Micca[1]
Thân mẫuKhông rõ, có thể là Ababa[1]

Maximinus Thrax (tiếng Latinh: Gaius Julius Verus Maximinus Augustus;[2] 173238), còn được gọi là Maximinus I, là Hoàng đế La Mã từ năm 235 đến 238. Maximinus được mô tả bởi một số nguồn tài liệu cổ xưa, dù chẳng còn gì đến nay ngoại trừ bộ Lịch sử La Mã của Herodianus. Maximinus là một trong những vị hoàng đế đầu tiên chưa bao giờ đặt chân đến Roma (sau Macrinus).[3] Ông còn được sử sách gọi là người đầu tiên trong số các hoàng đế quân nhân vào thế kỷ thứ 3; triều đại của ông thường được xem là sự khởi đầu cho cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba. Ông qua đời tại Aquileia trong khi cố gắng trấn áp cuộc nổi dậy của Viện Nguyên lão.

Nắm quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng xu Denarius in hình Maximinus Thrax được đúc ở Roma từ tháng 2 đến tháng 12 năm 236.

Nhiều khả năng Maximinus có gốc là người La Mã gốc Thracia (tin như vậy bởi Herodianus trong tác phẩm của ông).[4] Theo bộ sử nổi tiếng là không đáng tin cậy Historia Augusta, ông sinh ra ở Thrace hay Moesia có cha là người Goth và mẹ là người Alan,[5] một giống dân Iran thuộc nhánh Scythia-Sarmatia; tuy nhiên giả thiết dòng dõi của ông rất khó mà xác thực, như sự hiện diện của người Goth trong khu vực sông Danube là chứng nhận đầu tiên sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba. Sử gia người Anh Ronald Syme, viết rằng "từ 'Gothia' có lẽ đủ để cho sự chỉ trích" các đoạn văn trong bộ Historia Augusta, cảm thấy gánh nặng của bằng chứng từ Herodianus, Syncellus và các nơi khác chỉ cho biết Maximinus được sinh ra ở Moesia.[6] Các tài liệu tham khảo cho tổ tiên "Gothic" của ông có thể có liên quan tới một người gốc Thracia Getae (cả hai người dân thường bị nhầm lẫn bởi các nhà văn về sau, đáng chú ý nhất là Jordanes trong tác phẩm Getica của mình), theo giả thuyết được đưa ra trong các đoạn văn mô tả làm thế nào "ông được một mình Getae yêu quý, hơn nữa, như thể anh là một trong số họ" và làm thế nào ông nói "gần như là người Thracia thuần chủng".[7]

Thân thế của ông dù gì đi nữa cũng đến từ một tỉnh lẻ thấp hèn và hay bị Viện Nguyên lão khinh bỉ coi như một kẻ mọi rợ, chứ không phải là một người La Mã thực thụ, bất chấp sắc lệnh của Caracalla là ban bố quyền công dân cho tất cả cư dân được kế thừa quyền tự do của Đế quốc.[8] Bất luận thế nào thì Maximinus cũng tương tự như các vị hoàng đế người La Mã gốc Thracia vào thế kỷ thứ 3 đến thứ 5 (Licinius, Galerius, Aureolus, Leo I, v.v.), đều nắm quyền nhờ vào đường binh nghiệp từ lúc còn là một anh lính quèn của một trong những đạo quân lê dương La Mã đến khi nắm giữ các vị trí cao nhất của quyền bính. Lúc đầu ông gia nhập quân đội dưới thời Septimius Severus,[9] nhưng chẳng được thăng lên vị trí có quyền thế lớn cho đến khi được hoàng đế Alexander Severus trọng dụng.[10] Maximinus là tướng chỉ huy quân đoàn Legio IV Italica, bao gồm các tân binh đến từ Pannonia,[11] đã tức giận trước việc trả công người Alemanni của Alexander và sự lẩn tránh chiến tranh của ông.[12] Quân đội trong đó có quân đoàn Legio XXII Primigenia đã bầu chọn vị tướng nghiêm khắc Maximinus, rồi nổi loạn giết chết thiếu đế Alexander và mẹ mình tại Moguntiacum (nay là Mainz).[13] Đội Cấm vệ quân Praetorian Guard đã tôn ông làm hoàng đế, sự lựa chọn của họ buộc Viện Nguyên lão phải miễn cưỡng phê chuẩn,[8] dù trong lòng họ rất bất mãn khi có một người nông dân lên làm hoàng đế. Con trai của ông Maximus cũng được phong làm Caesar.[8]

Theo nhà sử học người Anh Edward Gibbon:

[Ô]ng ý thức được ý nghĩa và nguồn gốc man rợ của mình, tướng mạo hoang dã và cả sự thiếu hiểu biết về về nghệ thuật và tổ chức đời sống dân sự, tạo nên một sự tương phản rất bất lợi với cách cư xử nhã nhặn của Alexander bất hạnh. Ông nhớ rằng, với mớ tài sản xoàng xĩnh của mình, ông thường chờ đợi trước cửa ra vào của các nhà quý tộc kiêu căng của Roma, và đã bị những tên nô lệ xấc xược của họ từ chối cho vào. Ông cũng nhớ lại tình bạn của một vài người đã ra tay cứu giúp mình thoát khỏi cảnh bần cùng và khiến ông nuôi hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng với những người đã hắt hủi và những kẻ đã chở che là người Thracia, thì đều phạm tội như nhau, vì sự hiểu biết mù mờ về gốc gác của ông. Đối với tội phạm này thì nhiều người đã bị giết chết, bằng cách xử tử một vài ân nhân mà Maximinus đã cho công bố trước bàn dân thiên hạ, khiến ông bị mang tiếng là bạo quân, rồi lịch sử khó mà xóa nhòa đi tính đê tiện và thói vô ơn của ông.[14]

Triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Củng cố quyền hành[sửa | sửa mã nguồn]

Maximinus ghét giới quý tộc và là tàn nhẫn đối với những ai mà ông nghi ngờ có âm mưu chống lại mình.[15] Ông bắt đầu từ việc loại bỏ các cố vấn thân cận của Alexander.[3] Sự ngờ vực của ông bắt nguồn từ hai cuộc mưu phản chống lại Maximinus đã thất bại thảm hại.[16] Lần đầu là trong một chiến dịch quân sự trên sông Rhine, do một nhóm sĩ quan được hỗ trợ bởi những nghị viên có thế lực mưu tính phá hủy một cây cầu bắc qua sông, để dụ Maximinus ở lại và bị mắc kẹt phía bên kia sông.[17] Sau đó họ lên kế hoạch để bầu nghị viên Magnus làm hoàng đế rồi từ đó thâu tóm quyền lực; Tuy nhiên mưu đồ đã bị thủ hạ của hoàng đế phát hiện kịp thời và những kẻ chủ mưu bị đem ra xử tử.[15] Âm mưu thứ hai liên quan đến những cung thủ người Lưỡng Hà còn trung thành với Alexander.[18] Họ dự tính bầu chọn Quartinus nhưng viên chỉ huy Macedo của họ đã thay lòng đổi dạ và thay vào đó đã ra tay sát hại Quartinus, dù vậy cũng không đủ để hoàng đế tha mạng sống cho ông.[15]

Bảo vệ biên giới[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi Maximinus kế thừa ngôi vị đã mở đầu cho thời kỳ loạn lạc liên miên gọi là cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba (còn gọi là giai đoạn "Hỗn loạn Quân sự" hoặc "Cuộc khủng hoảng của Đế quốc La Mã"), tên thường gọi cho những đổ nát và gần sụp đổ của Đế chế La Mã từ năm 235 đến 284 do ba cuộc khủng hoảng xảy ra cùng lúc: ngoại tộc xâm lược, nội chiến trong nước và sự sụp đổ về kinh tế.[10]

Chiến dịch đầu tiên Maximinus là chống lại người Alamanni, mà hoàng đế đã đánh bại dù người La Mã cũng chịu tổn thất nặng nề trong một đầm lầy ở vùng Agri Decumates.[19] Sau chiến thắng, Maximinus nhận danh hiệu Germanicus Maximus,[8] còn đưa con trai mình là Maximus giữ chức CaesarPrinceps Iuventutis, và phong thần người vợ quá cố Paulina.[3] Maximinus có thể đã phát động một chiến dịch thứ hai tiến sâu vào đất Germania, đánh bại một bộ tộc German vượt sông Weser trong trận Harzhorn.[20][21] Củng cố tuyến biên giới German, ít nhất là trong một thời gian, Maximinus sau đó cho hạ trại đóng quân trú đông tại SirmiumPannonia,[8] và dùng căn cứ này để tiếp tế cho cuộc chiến với người DaciaSarmatia trong mùa đông năm 235-236.[3]

Cha con Gordianus I và II[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 238, trên địa bàn tỉnh châu Phi, các quan chức trông coi ngân khố đã bòn rút qua những phán quyết sai lầm trong một triều đình tham nhũng từ một số chủ đất địa phương đã kích động một cuộc nổi loạn quy mô trên địa bàn tỉnh.[22] Các địa chủ tự vũ trang cho hầu cận và nông nô của họ rồi tiến vào Thysdrus (nay là El Djem), ám sát các viên chức vi phạm cùng đám vệ binh thân tín[23] rồi tuyên bố vị thống đốc tỉnh cao tuổi, Marcus Antonius Gordianus Sempronianus (Gordianus I) và con là Gordianus II làm đồng hoàng đế.[24] Viện Nguyên lão ở Roma đã bị dao động và quyết định theo về phía cha con nhà Gordianus bằng cách ban cho họ danh hiệu Augustus, đồng thời kêu gọi các tỉnh cùng lên tiếng ủng hộ họ.[25] Thế nhưng khi Maximinus hay tin ấy, lúc đó đang trú đông ở Sirmium đã ngay lập tức tập hợp quân đội của mình và tiến về Roma, dưới sự dẫn đầu của quân đoàn lê dương Pannonia.[3]

Trong khi đó, ở châu Phi, cuộc nổi dậy đã không thuận buồm xuôi gió. Tỉnh châu Phi phía tây giáp tỉnh Numidia, mà thống đốc là Capellianus, vốn không mấy thiện cảm với nhà Gordianus nên đã khởi binh chống lại và chỉ kiểm soát được các đơn vị lính lê dương (III Augusta) trong khu vực.[26] Ông hành quân về Carthage và dễ dàng áp đảo lực lượng dân quân địa phương bảo vệ thành phố.[22] Gordianus II cố sức chống trả nhưng bị tử trận ngay sau đó, và khi biết được tin này thì Gordianus I cũng lấy dây treo cổ tự sát.[27] Cuộc nổi dậy của họ hoàn toàn thất bại.

Pupienus, Balbinus và Gordianus III[sửa | sửa mã nguồn]

Khi cuộc nổi dậy của châu Phi thất bại, Viện Nguyên lão thấy mình đang trong tình trạng nguy hiểm lớn.[28] Từng thể hiện sự ủng hộ cho nhà Gordianus vì họ chẳng còn mong đợi sự khoan hồng nào từ phía Maximinus khi ông gần đến Roma. Trong lúc khó khăn này, họ quyết tâm thách thức Maximinus và bầu hai nghị viên trong số họ là PupienusBalbinus làm đồng hoàng đế.[3] Khi đám đông dân chúng La Mã nghe nói rằng Viện Nguyên lão đã chọn hai người từ tầng lớp quý tộc Patricianus mà nhân dân vốn chẳng có thiện cảm gì mấy, nên họ đã phản đối dữ dội và chào đón đoàn diễu hành bằng một loạt gậy gộc và gạch đá.[29] Một phe phái ở Roma đã tích cực vận động Viện Nguyên lão bầu chọn đứa cháu ngoại của Gordianus là Gordianus III làm hoàng đế, khiến cho tình trạng bạo động trên đường phố ngày càng nghiêm trọng. Cả hai vị đồng hoàng đế không còn sự lựa chọn nào khác nhưng để thỏa hiệp phe phái đối lập và xoa dịu sự bất mãn của dân chúng kinh thành, họ quyết định phong cậu bé làm Caesar với sự chấp thuận của Viện Nguyên lão.[30]

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Maximinus mau chóng hành quân về Roma để ổn định tình hình tại kinh thành,[31] nhưng cửa ngõ quan trọng là thành Aquileia lại đóng cửa từ chối quy hàng ông. Quân đội của ông bắt đầu trở nên bất mãn trong cuộc vây hãm thành phố bất ngờ, khiến họ phải chịu đựng nạn đói và bệnh tật trong thời gian đó.[15] Vào tháng 4 năm 238, binh sĩ của binh đoàn lê dương II Parthica trong quân doanh đã ám sát ông và con trai cùng các vị triều thần của mình.[28] Đầu của họ bị chặt ra rồi để trên những cái cọc và để cho kỵ binh mang đến Roma.[3] Pupienus và Balbinus sau đó được Viện nguyên lão chỉ định làm đồng hoàng đế.

Chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Maximinus thường trả lương gấp đôi cho binh sĩ nên họ rất mực trung thành với ông;[9] nhưng cùng với chiến tranh hầu như diễn ra liên miên thì hành động này lại cần phải gia tăng các loại thuế cao hơn. Những viên chức thu thuế bắt đầu sử dụng đến phương pháp bạo lực và tịch thu bất hợp pháp, khiến cho tầng lớp quan lại ngày càng chán ghét và oán thán chế độ.[3] Maximinus cũng làm đảo lộn chính sách khoan hồng của Alexander đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo,[32] những người được ông xem là kẻ thù không thực lòng ủng hộ nhà nước và có thể trở thành mầm mống gây họa cho đế chế. Nên đã ra lệnh bắt bớ các tín đồ Thiên Chúa giáo một cách tàn nhẫn,[33] trong số đó có giám mục thành Roma Pontianus cũng như người kế nhiệm ông Anterus được cho là đã tử vì đạo.[34] Mà theo bộ sử Historia Augusta kể lại:

"Việc người La Mã chịu được tính man rợ của ông không còn lâu — theo cách làm của ông là tung ra đám mật thám và khuyến khích tố cáo lẫn nhau, bịa ra hành vi phạm tội sai trái, giết người vô tội, lên án tất cả những ai đã ra xét xử, biến người giàu nhất thành nghèo đói nhất và không bao giờ kiếm tiền ở bất cứ nơi nào để cứu giúp sự phá sản của một số khác, khiến nhiều tướng lĩnh và quan chức chấp chính bị xử tử vì không có tội, chở một số người khác trong chiếc xe ngựa không có thức ăn và đồ uống, và giữ những người khác trong phòng giam bị bỏ bê một thời gian ngắn mà không có gì để ông có thể chứng minh tính hiệu quả của sự tàn bạo — và, không thể chịu đựng những điều này lâu hơn, họ đứng lên chống lại ông trong cuộc nổi dậy."[35]

Tướng mạo[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nguồn sử liệu cổ đại từ bộ sử nổi tiếng là không đáng tin cậy Historia Augusta đến các tác phẩm của Herodianus, đều nói về Maximinus như một người đàn ông có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với những người đương thời.[36][37] Hơn nữa ông còn được mô tả trong hình ảnh cổ xưa như một người có cái trán, mũi và hàm nhô lên; triệu chứng của một hình thức phát triển quá mức. Ngón tay cái của ông được cho là quá lớn khó mà đeo cái vòng tay của vợ mình như một chiếc nhẫn. Trong khi kích cỡ chính xác của Maximinus có thể sẽ không bao giờ được biết đến, dù gì đi nữa thì ông vẫn là một người đàn ông có vóc dáng cao to thời xưa.

Theo Historia Augusta, "vóc dáng của ông như vậy, nên theo lời Cordus kể lại thì ông cao đến tám phút, sáu inch [khoảng 2.5 m]".[38] Tuy nhiên điều này là một trong nhiều "câu chuyện cao to' có trong Historia Augusta, và ngay lập tức bị các học giả nghi ngờ do đã lấy trích dẫn của 'Cordus', một trong số các căn cứ hư cấu cho việc trích dẫn tác phẩm.[39] Mặc dù không đi sâu vào các phần được cho là chi tiết của Historia Augusta, nhà sử học Herodianus, sống cùng thời Maximinus, đã nhắc đến ông như một người đàn ông có vóc dang to cao, lưu ý rằng: "Ông ấy dù gì đi nữa cũng là một người đàn ông có ngoại hình đáng sợ như vậy và vóc dáng khổng lồ mà không gì sánh bằng được với bất kỳ lực sĩ Hy Lạp được huấn luyện tốt nhất và hoặc những chiến binh tinh nhuệ của man tộc."[40]

Một số nhà sử học giải thích những câu chuyện về chiều cao bất thường của Maximinus (cũng như các thông tin khác về tướng mạo của ông, kiểu như tập luyện quá mức và có sức mạnh như siêu nhân) như các hình mẫu có tính đại chúng mà chẳng gì hơn là cố tình biến ông thành một hiện thân cách điệu của tên cướp man rợ[41] hoặc nhấn mạnh sự ngưỡng mộ và lo ngại rằng hình ảnh của người lính sẽ khơi dậy trong dân chúng.[42] Bức chân dung phù hợp của Maximinus là như một người đàn ông có trán, mũi và hàm nhô lên, khiến một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ông có thể đã bị mắc bệnh to cực khiến cơ thể phát triển quá mức.[43]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Historia Augusta, Life of Maximinus, 1:6
  2. ^ Trong tiếng Latinh cổ, cái tên của Maximinus có thể được viết là GAIVS IVLIVS VERVS MAXIMINVS AVGVSTVS.
  3. ^ a b c d e f g h Meckler, Maximinus Thrax
  4. ^ Herodian, 7:1:1-2
  5. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 1:5
  6. ^ Syme, pp. 182, 185–6
  7. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 2:5
  8. ^ a b c d e Southern, pg. 64
  9. ^ a b Potter, pg. 168
  10. ^ a b Canduci, pg. 61
  11. ^ Herodian, 8:6:1
  12. ^ Southern, pg. 63
  13. ^ Potter, pg. 167
  14. ^ Gibbon, The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, Vol. I, Ch. 7
  15. ^ a b c d Canduci, pg. 62
  16. ^ Potter, pg. 169
  17. ^ Herodian, 7:1:5-6
  18. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 11:1
  19. ^ Herodian, 7:2:7
  20. ^ Historia Augusta, The Two Maximini. 12:1-4
  21. ^ Herodian, 7:2:3
  22. ^ a b Canduci, pg. 63
  23. ^ Herodian, 7:4:6
  24. ^ Southern, pg. 66
  25. ^ Zonaras, 12:16
  26. ^ Potter, pg. 170
  27. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 19:2
  28. ^ a b Southern, pg. 67
  29. ^ Herodian, 7:10:5
  30. ^ Canduci, pg. 66
  31. ^ Zosimus, 1:12
  32. ^ Zonaras, 16:1
  33. ^ Orosius, Historiarum Adversum Paganos Libri VII, 7:19
  34. ^ Loomis, Louise R. (trans.) Liber Pontificalis, Book I, Columbia University Press (1916), pg. 23
  35. ^ [1]
  36. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 2:2
  37. ^ Herodian, 7:1:2
  38. ^ Historia Augusta, Life of Maximinus, 6:8
  39. ^ Syme, pp. 1-16
  40. ^ Herodian, 7:1:12
  41. ^ Thomas Grünewald, transl. by John Drinkwater. Bandits in the Roman Empire:, Myth and Reality, Routledge, 2004, p. 84. ISBN 0-415-32744-X
  42. ^ Jean-Michel Carrié in Andrea Giardina (ed.), transl. by Lydia G. Cochrane. The Romans, University of Chicago Press, 1993, p. 116-117. ISBN 0-226-29050-6
  43. ^ Klawans, Harold L. The Medicine of History from Paracelsus to Freud, Raven Press, 1982, New York, 3–15

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn chính[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn phụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Southern, Pat. The Roman Empire from Severus to Constantine, Routledge, 2001
  • Syme, Ronald, Emperors and Biography, Oxford University Press, 1971
  • Potter, David Stone, The Roman Empire at Bay, AD 180-395, Routledge, 2004
  • Meckler, Michael L., Maximinus Thrax (235-238 A.D.), De Imperatoribus Romanis Lưu trữ 2019-06-09 tại Wayback Machine (1997)
  • Canduci, Alexander (2010), Triumph & Tragedy: The Rise and Fall of Rome's Immortal Emperors, Pier 9, ISBN 978-1-74196-598-8
  • Gibbon. Edward Decline & Fall of the Roman Empire (1888)

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • A. Bellezza: Massimino il Trace, Geneva 1964.
  • H. Börm: Die Herrschaft des Kaisers Maximinus Thrax und das Sechskaiserjahr 238. Der Beginn der Reichskrise?, in: Gymnasium 115, 2008.
  • J. Burian: Maximinus Thrax. Sein Bild bei Herodian und in der Historia Augusta, in: Philologus 132, 1988.
  • L. de Blois: The onset of crisis in the first half of the third century A.D., in: K.-P. Johne et al. (eds.), Deleto paene imperio Romano, Stuttgart 2006.
  • K. Dietz: Senatus contra principem. Untersuchungen zur senatorischen Opposition gegen Kaiser Maximinus Thrax, Munich 1980.
  • F. Kolb: Der Aufstand der Provinz Africa Proconsularis im Jahr 238 n. Chr.: die wirtschaftlichen und sozialen Hintergründe, in: Historia 26, 1977.
  • A. Lippold: Kommentar zur Vita Maximini Dua der Historia Augusta, Bonn 1991.
  • X. Loriot: Les premières années de la grande crise du IIIe siècle: De l'avènement de Maximin le Thrace (235) à la mort de Gordien III (244), in: ANRW II/2, 1975.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]


Tước hiệu
Tiền nhiệm
Alexander Severus
Hoàng đế La Mã
235–238
Phục vụ bên cạnh: Gordianus I, Gordianus II, PupienusBalbinus (cùng năm 238)
Kế nhiệm
PupienusBalbinus
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Gnaeus Claudius Severus,
Titus Claudius Quintianus
Quan chấp chính của Đế quốc La Mã
236
với Marcus Pupienus Africanus Maximus
Kế nhiệm
Lucius Marius Perpetuus,
Lucius Mummius Felix Cornelianus
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Maximinus_Thrax