Wiki - KEONHACAI COPA

Mangan(III) perchlorat

Mangan(III) perchlorat
Danh pháp IUPACManganese(3+) triperchlorate
Tên khácMangan triperchlorat
Manganic perchlorat
Mangan(III) chlorat(VII)
Mangan trichlorat(VII)
Manganic chlorat(VII)
Số CAS[1]
Nhận dạng
Số CAS13498-03-8
ChemSpider24774013
Thuộc tính
Công thức phân tửMn(ClO4)3
Khối lượng mol353,2889 g/mol
Bề ngoàidung dịch màu nâu[2][ghi chú 1]
Khối lượng riêngkhông có số liệu
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantan trong dung môi hữu cơ
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn oxy hóa
Các hợp chất liên quan
Cation khácMangan(II) perchlorat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Mangan(III) perchlorat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Mn(ClO4)3. Hợp chất này chỉ được biết đến dưới dạng dung dịch màu nâu.[2][ghi chú 1]

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tiên, dung dịch mangan(II) perchlorat được điều chế bằng phản ứng của MnSO4Ba(OH)2 trong HClO4 dư. Sau đó, thêm dung dịch KMnO4 (đã được acid hóa) vào dung dịch trên để tạo ra lượng Mn(II) dư gấp 20–30 lần. Khi đó, dung dịch màu nâu của Mn(ClO4)3 được tạo ra. Phương trình ion rút gọn cho cả quá trình trên được viết gọn như sau:[2][ghi chú 1][ghi chú 2]

4Mn2+ + MnO4 + 8H+ → 5Mn3+ + 4H2O

Dung dịch Mn(ClO4)3 cũng có thể điều chế bằng phương pháp điện phân trong môi trường nitơ. Một nghiên cứu quang phổ chỉ ra cả ion hexaaquo Mn(H2O)63+ và hydroxypentaaquo Mn(H2O)5OH3+ đều tồn tại trong dung dịch.[3]

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Mangan(III) perchlorat chỉ được biết đến dưới dạng dung dịch màu nâu.

Theo phương pháp điều chế đầu tiên, dung dịch Mn(ClO4)3 loãng (nồng độ khoảng 10⁻³ M) trong môi trường acid 4 M ổn định trong một ngày, ngay cả khi pha loãng nồng độ ion H⁺ xuống 1,5 M. Tuy nhiên, khi đun nóng nhẹ dung dịch đến 50 ℃ trong 90 phút, kết tủa mangan(IV) oxide sẽ được tạo ra. Ở nhiệt độ thường, dung dịch này được coi là ổn định.[4][ghi chú 3]

Phức hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Mn(ClO4)3 chỉ được biết đến dưới dạng dung dịch; do đó, các phức hợp thường được nghiên cứu chi tiết hơn. Một vài phức hợp của mangan(III) perchlorat với các phối tử hữu cơ dưới dạng MnL6(ClO4)3, trong đó L = dimethylsulfoxide, dimethylformamide[5], pyridin-N-oxide, antipyridin[6][ghi chú 4]ure đã được biết đến. Phức hợp ure có màu tím đậm, D = 1,788 g/cm³ (đo) và 1,8 g/cm³ (tính toán).[7]

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Mangan(III) perchlorat chỉ được sử dụng dưới dạng chất trung gian để điều chế các hợp chất hữu cơ khác, chẳng hạn Mn(C12H4N4)2·3CH3CN.[8]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là nguyên văn gốc cho các nguồn tham khảo tương ứng và một số thông tin bổ sung, trong đó […] là phần nội dung không cần thiết. Nếu cách ký hiệu này đứng ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng, tức là trước (hoặc sau) đó vẫn còn nội dung.

  1. ^ a b c Trang 68: Перхлорат Mn(II) был приготовлен смешиванием стехиометрических количеств химически чистых MnSO4 и Ba(OH)2 в избытке HClO4. К полученому раствору Mn(ClO4)3 добавляли подкисленный раствор KMnO4 с таким расчетом, чтобы обеспечить 20—30-кратный избыток Mn(III). При этом образуется коричневый раствор Mn(ClO4)3.
  2. ^ Trang 68: Трехвалентный марганец готовили по методу Россейнского [1], используя реакцию 4Mn2+ + MnO4 + 8H+ → 5Mn3+ + 4H2O.
  3. ^ Trang 1182: Thus, manganese(III) perchlorate solutions of concentration not exceeding about 10⁻³ M were prepared by addition of acid permanganate solution to sufficient acidified manganese(II) to leave finally a 25-fold excess of the latter ion in ~ 4M-acid. These solutions were usually stable for days, even when subsequently diluted so that the hydrogen-ion concentration became about 1.5 M. However, when the solutions were warmed at 50°, after for 90 minutes an appreciable amount of manganese dioxide precipitated. Even at room temperature the manganese(III) solutions are, in fact, metastable.
  4. ^ Trang 49: […] and pyridine N-oxide and antipyrine complexes of manganese(III) perchlorate of the composition [MnL6](ClO4)3 are prepared and their structures assigned.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kirk-Othmer (30 tháng 1 năm 2006). Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology, Volume 18 (bằng tiếng Anh). Wiley. tr. 280. ISBN 978-0-471-48505-6.
  2. ^ a b c Radiokhimii︠a︡ (bằng tiếng Nga). Izd-vo Akademii nauk SSSR. 1973. tr. 68.
  3. ^ Kemmitt, R. D. W.; Peacock, R. D. (26 tháng 1 năm 2016). The Chemistry of Manganese, Technetium and Rhenium: Pergamon Texts in Inorganic Chemistry (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 836. ISBN 978-1-4831-8762-4.
  4. ^ Journal of the Chemical Society (bằng tiếng Anh). Chemical Society. 1963. tr. 1182.
  5. ^ Prabhakaran, C. P.; Patel, C. C. (1 tháng 5 năm 1968). “Dimethyl sulphoxide and dimethyl formamide complexes of Mn(III) perchlorate”. Journal of Inorganic and Nuclear Chemistry (bằng tiếng Anh). 30 (3): 867–869. doi:10.1016/0022-1902(68)80448-8. ISSN 0022-1902.
  6. ^ Bangalore, Indian Institute of Science (1967). Annual Report of the Council (bằng tiếng Anh). tr. 49.
  7. ^ Mn Manganese: Coordination Compounds 5 (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. 29 tháng 6 năm 2013. tr. 140. ISBN 978-3-662-08175-4.
  8. ^ Boucher, L. J.; Kotowski, Mirjana; Koeber, Karl; Tille, Dieter (11 tháng 11 năm 2013). Mn Manganese: Coordination Compounds 7 (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 18. ISBN 978-3-662-07506-7.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mangan(III)_perchlorat