Wiki - KEONHACAI COPA

Malta (đảo)

Malta
Bản đồ đảo Malta
Đảo Malta (lục đậm) cùng phần còn lại của Malta
Đảo Malta (lục đậm) cùng phần còn lại của Malta
Địa lý
Vị tríphía nam Sicilia, Địa Trung Hải
Tọa độ35°53′B 14°27′Đ / 35,883°B 14,45°Đ / 35.883; 14.450
Quần đảoQuần đảo Malta
Diện tích246 km2 (95 mi2)
Đường bờ biển197 km (122,4 mi)
Độ cao tương đối lớn nhất253 m (830 ft)
Đỉnh cao nhấtTa' Dmejrek
Hành chính
Malta
Thành phố lớn nhấtBirkirkara (22.319 dân)
Nhân khẩu học
Dân số409,259 (tính đến March 2013)
Mật độ1.664 /km2 (4.310 /sq mi)
Dân tộcNgười Malta

Đảo Malta là đảo lớn nhất trong số ba hòn đảo lớn tạo nên quần đảo Malta. Nó có thể được gọi là Valletta để phân biệt với toàn Malta. Malta nằm ở giữa Địa Trung Hải, ngay phía nam của Italia và phía bắc của Libya. Đảo dài 27 kilômét (17 mi) và rộng 14,5 kilômét (9 mi), với tổng diện tích 246 kilômét vuông (95 dặm vuông Anh). Thủ phủ là Valletta, và thành phố lớn nhất là Birkirkara. Hòn đảo được tạo nên từ nhiều thị trấn nhỏ, mà cùng nhau tạo nên "khu đại đô thị" với dân số là 409.259. Cảnh quan đảo này có điểm đặc trưng là những ngọn đồi thấp với ruộng bậc thang.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ħaġar Qim

Con người đã cư ngụ trên đảo từ năm 5200 TCN, họ là những thợ săn hoặc nông dân thời đồ đá, đến từ Sicilia. Những điểm dân cư thời đại đồ đá mới đã được phát hiện tại cả những vùng trống trãi và hang động, như Għar Dalam.[1] Khoảng 3500 TCN, một nền vắn hóa với những thợ xây đền cự thạch xuất hiện. Họ đã xây dựng những ngôi đền cự thạch vào loại cổ nhất thế giới, nằm ở Ħaġar QimMnajdra.[2] Sau năm 2500 TCN, Malta ít dân đi dần, nhưng rồi lại trở thành nơi cư ngụ của các cư dân thời đại đồ đồng, cư ngụ tại nơi như Borġ in-Nadur. Họ đã xây những pháo đài đầu tiên của Malta.[3]

Malta từng được cai trị bởi người Phoenicia, người Carthaginia, người La Mã, người Byzantine và người Ả Rập trước khi nó bị đánh chiếm bởi Bá quốc Sicilia năm 1091. Hòn đảo từ đó trở thành một phần của Vương quốc Sicilia trước khi được trao cho Dòng Toàn quyền Thánh Gioan cùng với GozoTripoli năm 1530. Năm 1565, Dòng Toàn quyền và người Malta chống lại cuộc xâm lược lớn của đế quốc Ottoman, mà sau đó được gọi là cuộc Đại Vây hãm Malta. Dòng Toàn quyền cai trị Malta trong hơn 250 năm và xây nên nhiều công trình kiến trúc, gồm cả thủ đô Valletta. Năm 1798, Pháp, dưới sự chỉ huy của Napoléon chiếm Malta và cai trị trong khoảng thời gian 1798-1800. Pháp bị đánh bật khỏi đây sau khi người Malta nổi dậy chống lại họ. Năm 1800, người Anh quản lý toàn Malta và nơi này trở thành một xứ bảo hộ thuộc Anh, và rồi thành một thuộc địa vài năm sau đó. Người Anh thống trị trong khoảng 150 năm, và Malta chính thức độc lập năm 1964. Mười năm sau, Nhà nước Malta trở thành Cộng hòa Malta. Malta tham gia Liên minh châu Âu năm 2004 và tiếp nhận đồng Euro bốn năm sau đó.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Robin Skeates (2010). An Archaeology of the Senses: Prehistoric Malta. Oxford University Press. tr. 124–132. ISBN 978-0-19-921660-4.
  2. ^ “Archaeology and prehistory”. Aberystwyth, The University of Wales. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ “Borg in-Nadur”. Tourist Link. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ “Cyprus and Malta set to join eurozone in 2008”. Euractiv. ngày 18 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Malta_(%C4%91%E1%BA%A3o)