Wiki - KEONHACAI COPA

Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi

Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi[1]tên khai sinh của một người Việt Nam sinh năm 1987, trú tại thôn Quảng Đại, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Cái tên này do ông Mai Xuân Cán đặt cho con trai mình nhằm phản ứng lại với chính quyền vì phạt tiền đẻ con quá kế hoạch. Sau khi trở nên nổi tiếng, tên khai sinh trên đã trở thành chủ đề của nhiều câu chuyện hài và tạo ra các cuộc thảo luận xoay quanh việc đặt tên con phù hợp.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1987, ông Mai Xuân Cán – làm nghề lái đò, cán bộ tại thôn Quảng Đại – đã sinh người con trai thứ năm. Đứa con này là kết quả của việc có thai ngoài ý muốn, dù trước đó hai vợ chồng ông đã đi đặt vòng tránh thai. Vì không tuân thủ chính sách kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban nhân dân xã Đại Cường buộc ông phải nộp phạt sáu nghìn năm trăm đồng (sáu nghìn rưởi đồng theo cách gọi địa phương) mới cho đăng ký khai sinh.[2] Bởi số tiền này ở thời đó là quá lớn, không thể kham đủ,[3] vợ chồng ông Cán đã tìm mọi cách xin chủ tịch xã và trưởng công an xã tha không làm tới nhưng bị gây khó dễ.[2] Trong cơn ức chế, ông quyết định lấy tên Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi, đại diện cho số tiền phạt, để đặt cho con trai mình nhằm phản ứng lại với lệnh phạt này. Khi mới biết hành động của ông, bạn bè, người thân và cán bộ ủy ban xã đã đến khuyên can ông từ bỏ việc đặt tên con "kỳ quặc", nhưng ông Cán nhất quyết từ chối. Bởi cái tên không hề phạm vào bất cứ điều nào trong các quy tắc đặt tên, chính quyền địa phương cuối cùng buộc phải chấp nhận Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi làm tên khai sinh cho con trai ông.[1][4]

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp đặt tên khai sinh này lần đầu được báo Tuổi Trẻ đưa tin vào năm 2006.[1] Kể từ đó, Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đã trở thành chủ đề của các truyện hài, châm biếm[5] và là đề tài bàn luận sôi nổi về vấn đề đặt tên phù hợp cho con.[6][7] Ăn theo sự vụ này, cũng tại thôn Quảng Đại đã có một người cha khác đặt tên con mình là Mai Phạt Ba Ngàn Rưởi, với ý nghĩa tượng trưng cho số tiền mà người này phải chịu phạt vì khai sinh con quá muộn so với quy định.[1] Về sau, một số trường hợp đặt tên tương tự đã được nhiều báo chí đưa tin, như cha mẹ đặt tên con là Phan Hết Gas Hết Số, Từ Nay Tôi Xin Thôi, Nguyễn Văn Tặc Răng, v.v.. Các trường hợp này hoặc xuất phát từ những biến cố, cảm xúc nhất thời của cha mẹ lúc đứa trẻ mới ra đời, hoặc bắt nguồn từ quan niệm đặt tên con xấu để dễ nuôi hơn.[6][8]

Khi Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi vào cấp II, do cái tên kỳ lạ của mình, cậu đã phải chịu sự bắt nạt từ các bạn đồng trang lứa và bỏ học mất hai năm. Lúc này, ông Mai Xuân Cán vẫn giữ nguyên tên con và không có ý định đổi. Một phần nguyên do khác là vì ông không biết thực hiện những thủ tục đổi tên phức tạp. Ngược lại, ông còn lấy việc thay tên này để yêu cầu Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi chăm chỉ học hành.[1][2] Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đã trở lại trường sau đó và tiếp tục lên cấp III, rồi tốt nghiệp đại học ngành kỹ sư điện loại giỏi.[4] Ngày 1 tháng 9 năm 2005, khi đã đủ 18 tuổi, Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi được người chị ruột là Mai Thị Nga giúp đổi lại tên hợp pháp thành Mai Hoàng Long.[2][9]

Năm 2016, trong thời gian thảo luận dự thảo mới Luật Hộ tịch, Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi đã được dẫn ra như một trường hợp tiêu biểu cho việc thiếu các quy tắc đặt tên cần thiết, dẫn đến cha mẹ đặt tên con "kỳ dị" và gây khó xử cho những người làm tư pháp tại địa phương.[9] Nhiều ý kiến trước đó cũng kêu gọi nhà nước Việt Nam ban hành một khung pháp luật cụ thể để đặt tên cho con, không phạm vào thuần phong mỹ tục và gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ.[10]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Nguyễn Kỳ Sanh (7 tháng 7 năm 2006). “Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b c d Hữu Trà (9 tháng 7 năm 2006). “Bi hài quanh cái tên "Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi". Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Hoàng Anh (3 tháng 7 năm 2017). “Tên khác người và những chuyện bi hài cười ra nước mắt”. Trí thức & Cuộc sống. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ a b “Họ và tên: Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi”. Người Đưa Tin. 29 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ Xem các nguồn:
  6. ^ a b Khôi Nguyên (13 tháng 9 năm 2019). 'Mai Phạt Sáu Nghìn Rưởi', 'Phan Hết Gas Hết Số', rồi gì nữa?”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ Xem các nguồn:
  8. ^ Xem các nguồn:
  9. ^ a b Cao Trí (25 tháng 11 năm 2014). “Bi, hài chuyện... đặt tên con”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ Hồng Thúy (18 tháng 4 năm 2014). “Câu chuyện rắc rối từ cái tên "Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi". Pháp luật Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2024.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Ph%E1%BA%A1t_S%C3%A1u_Ngh%C3%ACn_R%C6%B0%E1%BB%9Fi