Wiki - KEONHACAI COPA

Mặt phẳng bất biến

Độ nghiêng so với mặt phẳng bất biến của các hành tinh khổng lồ
NămMộc TinhThổ TinhThiên Vương

Tinh

Hải Vương

Tinh

2009[1]0,32°0,93°1,02°0,72°
142400[2]0,48°0,79°1,04°0,55°
168000[3]0,23°1,01°1,12°0,55°

Mặt phẳng bất biến của một hệ hành tinh, còn gọi là mặt phẳng bất biến Laplace, là mặt phẳng đi qua khối tâm của hệ và vuông góc với vectơ tổng mô men động lượng. Trong hệ Mặt Trời, khoảng 98% hiệu ứng này được đóng góp bởi các mô men động lượng quỹ đạo của bốn hành tinh lớn (Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, và Hải Vương Tinh). Mặt phẳng bất biến nghiêng không hơn 0,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Mộc Tinh,[1] và có thể được coi là trung bình trọng số của tất cả các mặt phẳng quỹ đạo và tự quay của các hành tinh.

Mặt phẳng này đôi khi được gọi là "mặt phẳng Laplace/Laplacian" hay "mặt phẳng bất biến Laplace", mặc dù không nên nhầm lẫn với mặt phẳng Laplace của vệ tinh hành tinh, tức là mặt phẳng mà các mặt phẳng quỹ đạo của các vệ tinh tiến động quanh.[4] Cả hai khái niệm này đều xuất phát từ các công trình của (hay được đặt tên theo) nhà thiên văn người Pháp, Pierre Simon Laplace.[5]

Độ nghiêng của quỹ đạo so với mặt phẳng bất biến[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên thểĐộ nghiêng so với
Hoàng đạoXích đạo
của Mặt Trời
Mặt phẳng
bất biến
[1]
Hành tinh
đất đá
Thủy Tinh7,01°3,38°6,34°
Kim Tinh3,39°3,86°2,19°
Trái Đất07,155°1,57°
Hỏa Tinh1,85°5,65°1,67°
Hành tinh
khổng lồ
Mộc Tinh1,31°6,09°0,32°
Thổ Tinh2,49°5,51°0,93°
Thiên Vương Tinh0,77°6,48°1,02°
Hải Vương Tinh1,77°6,43°0,72°
Hành tinh
vi hình
Pluto17,14°11,88°15,55°
Ceres10,59°9,20°
Pallas34,83°34,21°
Vesta5,58°7,13°

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu coi tất cả các thiên thể trong hệ Mặt Trời là các chất điểm hoặc các vật rắn có phân bố khối lượng đối xứng cầu thì "mặt phẳng bất biến" trong hệ quy chiếu quán tính mới hoàn toàn là bất biến do nó được xác định chỉ bởi các quỹ đạo. Tuy nhiên, các thiên thể không phải là hình cầu lý tưởng và có sự trao đổi một phần rất nhỏ mô men động lượng giữa các chuyển động tự quay và chuyển động quỹ đạo. Điều này gây ra một sự thay đổi trong độ lớn của tổng mô men động lượng quỹ đạo và cả hướng của nó (tiến động) bởi vì các trục tự quay không song song với trục của các quỹ đạo. Tuy nhiên, do hiệu ứng này là cực kỳ nhỏ, trong hầu hết mục đích, mặt phẳng được xác định chỉ dựa trên các quỹ đạo có thể được coi là bất biến trong cơ học cổ điển.

Nghịch lý mô men động lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Độ lớn của vectơ mô men động lượng quỹ đạo của một hành tinh là , trong đó là bán kính quỹ đạo của một hành tinh (tính từ khối tâm), là khối lượng của hành tinh, và là vận tốc góc quỹ đạo.

Mộc Tinh đóng góp vào phần lớn mô men động lượng của hệ Mặt Trời, chiếm tới 60,3%. Tiếp đến là Thổ Tinh tới 24,5%, Hải Vương Tinh tới 7,9%, và Thiên Vương Tinh tới 5,3%. Mặt Trời đóng vai trò là đối trọng, nên nó gần hơn với khối tâm khi Mộc Tinh ở một phía và ba hành tinh lớn kia ở phía trực tiếp đối diện; trong khi đó Mặt Trời sẽ di chuyển tới cách khối tâm 2,17 lần bán kính của nó khi tất cả các hành tinh lớn đều thẳng hàng về một phía.

Mô men động lượng quỹ đạo của Mặt Trời và tất cả các hành tinh đất đá, các vệ tinh, và các thiên thể nhỏ; cùng với mô men động lượng tự quay của tất cả các thiên thể trong hệ kể cả Mặt Trời, tổng cộng chỉ chiếm khoảng 2%. Mặc dù hơn 99% khối lượng của hệ tập trung tại Mặt Trời, nó chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong tổng mô men động lượng.

Sự tự quay của riêng Mặt Trời chỉ chiếm 0,3%. Người ta phát hiện ra rằng mô men động lượng của đĩa tiền hành tinh bị sai lệch khi so sánh với các mô hình hiện tại về quá trình hình thành sao. Mặt Trời và các sao khác được các mô hình dự đoán quay nhanh hơn đáng kể so với thực tế.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Heider, K.P. (3 tháng 4 năm 2009). “The Mean Plane (Invariable plane) of the Solar System passing through the barycenter”. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng sáu năm 2013. Truy cập 10 Tháng tư năm 2009. produced usingVitagliano, Aldo. “Solex 10”. Bản gốc (computer program) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ “MeanPlane (invariable plane) for 142400/01/01”. 8 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng sáu năm 2013. Truy cập 10 Tháng tư năm 2009. (produced with Solex 10)
  3. ^ “MeanPlane (invariable plane) for 168000/01/01”. 6 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ 3 Tháng sáu năm 2013. Truy cập 10 Tháng tư năm 2009. (produced with Solex 10)
  4. ^ Tremaine, S.; Touma, J.; Namouni, F. (2009). “Satellite dynamics on the Laplace surface”. The Astronomical Journal. 137 (3): 3706–3717. arXiv:0809.0237. Bibcode:2009AJ....137.3706T. doi:10.1088/0004-6256/137/3/3706. S2CID 18901505.
  5. ^ La Place, Pierre Simon, Marquis de (1829). Mécanique Céleste [Celestial Mechanics]. Bowditch, Nathaniel biên dịch. Boston, MA. volume I, chapter V, especially page 121. English translation published in four volumes, 1829–1839; originally published as Traite de mécanique céleste [Treatise on Celestial Mechanics] in five volumes, 1799–1825.
  6. ^ Ray, Tom. “Losing spin: the angular momentum problem”. Oxford University Press. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_ph%E1%BA%B3ng_b%E1%BA%A5t_bi%E1%BA%BFn