Wiki - KEONHACAI COPA

Mất điện Ấn Độ 2012

Mất điện tháng 7 năm 2012
Các bang Ấn Độ
  bị tác động trong 2 ngày do mất điện (ngày 30 và 31 tháng 7)
  bị tác động 1 ngày do mất điện (ngày 31 tháng 7)
Thời điểm02:48, 30 tháng 7 năm 2012 (+05:30) (2012-07-30T02:48+05:30)-
20:30, 31 tháng 7 năm 2012 (+05:30) (2012-07-31T20:30+05:30)
Địa điểmmiền bắc Ấn Độ

Hai sự kiện mất điện nghiêm trọng tác động đến miền bắc và miền đông Ấn Độ vào ngày 30 tháng 7 và 31 tháng 7 năm 2012. Ngày 30 tháng 7 năm 2012, mất điện diện rộng tại Ấn Độ tác động đến hơn 300 triệu người và trở thành sự kiện mất điện lớn nhất lịch sử cho đến đương thời theo số lượng người chịu tác động, vượt qua sự kiện mất điện tháng 1 năm 2001 cũng tại Ấn Độ. Sự kiện mất điện diện rộng vào ngày 31 tháng 7 năm 2012 là lớn nhất trong lịch sử, tác động đến trên 620 triệu người, khoảng 9% dân số thế giới,[1][2][3] hay một nửa dân số Ấn Độ, trải rộng khắp 22 bang[4] tại miền bắc, miền đông, và đông bắc Ấn Độ. Một ước tính cho rằng 32 gigawatt công suất phát điện bị thoát tuyến trong khi mất điện.[5] Dịch vụ điện được khôi phục tại các địa điểm chịu tác động từ ngày 31 tháng 7 đến 1 tháng 8 năm 2012.[6][7]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ là quốc gia sản xuất và tiêu thụ điện năng lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc; tuy nhiên cơ sở hạ tầng điện thường được cho là không tin cậy được.[8][9] Mạng lưới phát điện miền bắc từng sập vào năm 2001.[5] Một ước tính cho rằng 27% năng lượng được phát ra bị tiêu hao trong truyền tải hoặc bị trộm,[10] trong khi nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu trung bình là 9%.[10] Quốc gia thường xuyên trải qua mất điện kéo dài đến 10 giờ.[10] Hơn nữa, khoảng 25% cư dân, tức khoảng 300 triệu người, chưa được sử dụng điện năng.[10] Các nỗ lực đáng kể được thực hiện nhằm giảm thất thoát trong truyền tải và phân phối và tăng sản lượng hơn nữa.[11]

Trong mùa hè năm 2012, nóng bức cực độ khiến sử dụng điện năng đạt mức kỷ lục tại New Delhi. Do gió mùa đến muộn, các khu vực tại PunjabHaryana gia tăng lấy điện từ hệ thống để chạy các máy bơm tưới ruộng.[12] Gió mùa đến muộn cũng có nghĩa là các nhà máy thủy điện phát được ít điện hơn so với sản lượng theo thường lệ.[13]

Chuỗi sự kiện[sửa | sửa mã nguồn]

30 tháng 7[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 02:35 IST (21:05 UTC ngày 29 tháng 7), các thiết bị ngắt mạch trên đường dây 400 kV Bina-Gwalior nhảy. Do tuyến này cấp điện cho đoạn truyền tải Agra-Bareilly, các thiết bị ngắt tại nhà máy cũng nhảy, và mất điện nối tầng trên toàn mạng lưới. Toàn bộ các nhà máy điện lớn bị đóng cửa tại các bang chịu tác động, gây thiếu hụt ước tính 32 GW.[5] Các quan chức mô tả vụ mất điện là tệ nhất trong một thập niên".[14]

Một ngày sau khi sập, Bộ trưởng Điện năng Sushilkumar Shinde phát biểu rằng nguyên nhân chính xác của sự kiện mất điện còn chưa rõ, song vào thời điểm mất điện, sử dụng điện năng là "trên mức bình thường". Ông suy đoán rằng một số bang đã nỗ lực kéo thêm điện hơn được phép do tiêu thụ cao hơn. Người phát ngôn của Công ty Mạng lưới điện Ấn Độ (PGCIL) và Trung tâm Truyền tải khu vực miền Bắc (NRLDC) nói rằng Uttar Pradesh, PunjabHaryana là các bang chịu trách nhiệm cho việc kéo điện vượt định mức. Chủ tịch của PGCIL cũng nói rằng dịch vụ điện năng được khôi phục "trong một thời gian kỷ lục".[5]

Trên 300 triệu người, tức là khoảng 25% dân số Ấn Độ không có điện để sử dụng. Các tuyến đường sắt và một số cảng hàng không bị đóng cửa cho đến 08:00.[15] Cảng hàng không nhộn nhịp nhất tại Nam Á là Delhi tiếp tục vận hành do chuyển sang sử dụng điện dự trữ trong vòng 15 giây.[16][17] Sự kiện mất điện gây "lộn xộn" vào giờ cao điểm sáng thứ hai, khi các tàu hỏa chở khách đóng cửa và đèn tín hiệu giao thông không hoạt động.[5] Các đoàn tàu ngừng chạy trong ba đến năm tiếng.[15] Một số bệnh viện báo cáo các gián đoạn trong dịch vụ y tế,[5] trong khi những nơi khác dựa vào máy phát điện dự phòng.[14] Các nhà máy xử lý nước bị đóng cửa trong vài tiếng,[15] và hàng triệu người không thể lấy nước từ các giếng sử dụng bơm điện.[12]

Văn phòng Liên hiệp Công-Thương Ấn Độ (ASSOCHAM) phát biểu rằng sự kiện mất điện "gây tác động nghiêm trọng" cho các doanh nghiệp, khiến nhiều cơ sở không thể hoạt động.[18] Các nhà máy lọc dầu tại Panipat, MathuraBathinda tiếp tục hoạt động vì chúng có nhà máy điện riêng và không phụ thuộc vào lưới điện.[5]

Mất 15 giờ để khôi phục 80% dịch vụ.[16]

31 tháng 7[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống lại mất điện vào lúc 13:02 IST (07:32 UTC), do một sự cố rơle gần Taj Mahal.[19] Kết quả là các nhà máy điện khắp các khu vực chịu tác động tại Ấn Độ lại hoạt động ngoại tuyến. NTPC Ltd. ngưng 38% công suất phát điện của mình.[20] Trên 600 triệu người, tại 22 trong số 28 bang của Ấn Độ không có điện năng để sử dụng.[4]

Trên 300 đoàn tàu hỏa chở khách liên thành phố và ngoại ô bị đóng cửa do sự kiện mất điện.[21][22] Khu vực chịu tác động tệ nhất do mạng lưới điện bị sập là khu vực đường sắt Northern, North Central, East Central, và East Coast, cùng bộ phận của Eastern, South Eastern và West Central. Đường sắt đô thị Delhi đình chỉ dịch vụ trên cả sáu tuyến, và phải sơ tán các hành khách khỏi các đoàn tàu dừng giữa hành trình với trợ giúp của Cơ quan xử lý thảm họa Delhi.[20]

Khoảng 200 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất tại miền đông Ấn Độ do các thang máy không hoạt động, song giới chức sau đó cho biết rằng họ đều được cứu thoát.[23]

Không theo thường lệ, Cơ quan xử lý thảm họa quốc gia (NDMA) được ủy quyền điều tra sự cố mất điện do nó đe dọa đến các cơ sở hạ tầng căn bản như đường sắt, đường sắt đô thị, thang máy trong các tòa nhà cao tầng, và di chuyển của phương tiện giao thông.[24][25]

Các bang sau chịu tác động do mạng lưới điện bị sập:[26]

Các khu vực sau không chịu tác động trực tiếp từ sự cố mất điện:[27]

  • Narora, RenukootSimbhaoli tại Uttar Pradesh
  • Một số bộ phận của Delhi như Badarpur
  • Các khu vực được cung cấp bởi nhà máy nhiệt điện Sterlite và Ib (hầu hết miền tây Odisha)
  • Hầu hết khu vực đô thị Kolkata (hệ thống CESC)

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày xảy ra sự cố, Bộ trưởng Điện lự Sushilkumar Shinde lệnh cho một ban hội thẩm gồm ba thành viên điều tra nguyên nhân mất điện và báo cáo trong vòng 15 ngày.[28] Phản ứng trước chỉ trích, ông nhận xét rằng Ấn Độ không phải nơi duy nhất từng trải qua mất điện trên quy mô lớn, nõ cũng từng xảy ra tại Hoa Kỳ và Brasil; trong vài năm trước.[13]

The Washington Post mô tả mất điện làm gia tăng sự cấp thiết cho dự án của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trị giá 400 tỷ USD nhằm đại tu mạng lưới điện lực Ấn Độ. Kế hoạch của ông kêu gọi phát thêm 76 GW vào năm 2017,[16] một phần là từ năng lượng hạt nhân.

Tổng thư ký của Liên đoàn các phòng công thương Ấn Độ Rajiv Kumar (FICCI) nói rằng, "Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sập mạng lưới điện là khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Hiện có nhu cầu cấp bách trong việc cải tạo lĩnh vực điện năng và mang lại các cải thiện về hạ tầng nhằm đáp ứng các thách thức mới của nền kinh tế đang tăng trưởng."[29]

Ngày 1 tháng 8 năm 2012, tân Bộ trưởng Điện lực Veerappa Moily nói rằng, "Điều đầu tiên là phải ổn định mạng lưới..chúng ta tìm ra một chiến lược phù hợp." Ông từ chối khiển trách các bang cụ thể, nói rằng, "Tôi không muốn bắt đầu bằng trò đổ lỗi."[30]

Team Anna gồm những người ủng hộ nhá hoạt động chống tham nhũng Anna Hazare, cáo buộc rằng sự cố sập mạng lưới điện là một âm mưu nhằm đàn áp với mục tiêu là Sharad Pawar.[31][32]

Một số nguồn tin kỹ thuật và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đề xuất rằng mất điện diện rộng có thể ngăn ngừa được bằng hệ thống tích phân gồm các lưới điện nhỏ và phát điện phân phối nối liền mạch với mạng lưới chính thông qua một kỹ thuật mạng lưới điện thông minh cao cấp, trong đó tự động phát hiện lỗi, cô lập, tự khắc phục.[33][34][35][36]

Điều tra[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban điều tra gồm ba thành viên là S. C. Srivastava, A. Velayutham và A. S. Bakshi công bố báo cáo của mình vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. Họ kết luận rằng bốn yếu tố chịu trách nhiệm cho hai ngày mất điện:[37]

  • Các hành lang truyền tải điện liên khu vực yếu kém do nhiều chỗ đang bị cắt điện (theo kế hoạch và bắt buộc);
  • Tải cao trên tuyến 400 kV Bina–Gwalior–Agra;
  • Phản ứng không thỏa đáng từ các trung tâm điều độ hệ thống điện cấp bang (SLDCs) khi chỉ thị các trung tâm điều độ hệ thống điện cấp khu vực (RLDCs);
  • Tổn thất đường dây 400 kV Bina–Gwalior do hệ thống bảo vệ của nó vận hành không đúng.

Ủy ban cũng đưa ra một số đề nghị nhằm ngăn chặn tiếp tục sự cố mất điện, bao gồm một cuộc kiểm tra các hệ thống bảo vệ.[37]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Helen Pidd (ngày 31 tháng 7 năm 2012). “India blackouts leave 700 million without power”. The Guardian. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Hriday Sarma and Ruby Russell (ngày 31 tháng 7 năm 2012). “620 million without power in India after 3 power grids fail”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “India's Mass Power Failure Worst Ever in World History”. Outlook. Press Trust of India. ngày 1 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ a b “Power crisis now trips 22 states, 600 million people hit”. Deccan Herald. 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ a b c d e f g Sujay Mehuddia and Smriti Rak Ramachandaran (ngày 30 tháng 7 năm 2012). “Worst outage cripples north India”. The Hindu. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “Power grids fail: Power restoration complete in Delhi & northeast, 50% in eastern region”. The Economic Times. ngày 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Gardiner Harris and Vikas Bajaj (ngày 1 tháng 8 năm 2012). “As Power Is Restored in India, the 'Blame Game' Over Blackouts Heats Up”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  8. ^ “How businesses pay for India's unreliable power system”. SME Mentor. Associated Press. ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “Indian Businesses Weather Blackouts, but at a Cost”. ABC News. Associated Press. ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  10. ^ a b c d Rajesh Kumar Singh and Rakteem Katakey (ngày 1 tháng 8 năm 2012). “Worst India Outage Highlights 60 Years Of Missed Targets”. Bloomberg. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  11. ^ Express News Service (ngày 26 tháng 7 năm 2013). “Address power transmission and distribution losses”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ a b “Power grid failure: FAQs”. Hindustan Times. ngày 31 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ a b “Power grid failure makes 370M swelter in dark as India struggles to meet its vast energy needs”. The Washington Post. Associated Press. 30 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ a b Sruthi Gottipatti and Niharika Mandhana (ngày 30 tháng 7 năm 2012). “Power Restored to Most of north India”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ a b c “Power cut causes major disruption in northern India”. BBC News. ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ a b c Kartikay Mehrotra and Andrew MacAskill (31 tháng 7 năm 2012). “Singh's $400 Billion Power Plan Gains Urgency as Grid Collapses”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ Rajesh Kumar Singh and Rakteem Katakey (3 tháng 8 năm 2012). “Ambani, Tata 'Islands' Shrug Off Grid Collapse: Corporate India”. Bloomberg. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  18. ^ “When the lights went out”. Hindustan Times. ngày 31 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  19. ^ Gardiner Harris and Heather Timmons (31 tháng 7 năm 2012). “Half of India Crippled by Second Day of Power Failures”. The New York Times. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  20. ^ a b Kartikay Mehrotra and Rakteem Katakey (31 tháng 7 năm 2012). “India Blacks Out From New Delhi to Kolkata as Grid Fails Again”. Bloomberg. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  21. ^ Saurabh Chaturvedi and Santanu Choudhury (31 tháng 7 năm 2012). “India's Power Grid Collapses Again”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  22. ^ “Multiple grid collapses hit train services again”. First Post. Press Trust of India. 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  23. ^ “Hundreds of millions without power in India”. BBC News. 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  24. ^ Vishwa Moham (31 tháng 7 năm 2012). “Blackout expands NDMA's scope”. The Times of India. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  25. ^ “Power supply partially restored; Modi attacks PM”. First Post. 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.
  26. ^ “India faces worst blackout as grids collapse hits 20 states, 60 crore people”. IBN. 31 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  27. ^ “Preliminary report on grid disturbance in NEW grid on 31st July 2012” (PDF). National Load Dispatch Centre. 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  28. ^ “Greedy states send power grid crashing”. Hindustan Times. 30 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  29. ^ Simon Denyer and Rama Lakshmi (31 tháng 7 năm 2012). “India blackout, on second day, leaves 600 million without power”. The Washington Post. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  30. ^ “Don't want to start with blame game: Veerappa Moily”. IBN. 1 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.
  31. ^ “Team Anna calls grid failure a conspiracy, targets Pawar”. IBN. 30 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  32. ^ “Team Anna sees conspiracy in northern power grid collapse”. The Economic Times. Press Trust of India. 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  33. ^ “Power crisis and grid collapse: Is it time to think different, small and local?”. SME Mentor. 3 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.
  34. ^ Kevin Bullis (31 tháng 7 năm 2012). “How Power Outages in India May One Day Be Avoided”. technologyreview.com. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  35. ^ “The smart grid vision for India's power sector” (PDF). USAID India. tháng 3 năm 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  36. ^ “Enabling integrated network of microgrids and distributed power connected to the grid via Smart Grid technology with [self-healing]”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  37. ^ a b “Report of the Enquiry Committee on Grid Disturbance in Northern Region on 30th July 2012 and in Northern, Eastern & North-Eastern Region on 31st July 2012” (PDF). http://www.powermin.nic.in. ngày 16 tháng 8 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A5t_%C4%91i%E1%BB%87n_%E1%BA%A4n_%C4%90%E1%BB%99_2012