Wiki - KEONHACAI COPA

Louise Élisabeth xứ Orléans

Louise Élisabeth xứ Orléans
Louise Élisabeth d'Orléans
Họa phẩm bởi Jean Ranc, 1724
Vương hậu nước Tây Ban Nha
Tại vị15 tháng 1 năm 1724 – 31 tháng 8 năm 1724
(229 ngày)
Tiền nhiệmElisabetta Farnese
Kế nhiệmElisabetta Farnese
Thông tin chung
Sinh(1709-12-09)9 tháng 12 năm 1709
Cung điện Versailles, Vương quốc Pháp
Mất16 tháng 6 năm 1742(1742-06-16) (32 tuổi)
Cung điện Luxembourg, Paris, Vương quốc Pháp
An tángNhà thờ Saint-Sulpice, Paris
Phối ngẫu
Luis I của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
(cưới 1721⁠–⁠1724)
Vương tộcNhà Orléans (khi sinh)
Nhà Borbón (kết hôn)
Thân phụPhilippe II xứ Orléans
Thân mẫuFrançoise Marie de Bourbon
Tôn giáoCông giáo La Mã

Louise Élisabeth xứ Orléans (tiếng Pháp: Louise Élisabeth d'Orléans; tiếng Tây Ban Nha: Luisa Isabel de Orleans; 9 tháng 12 năm 1709 – 16 tháng 6 năm 1742) là Vương hậu Tây Ban Nha với tư cách là vợ của Quốc vương Luis I của Tây Ban Nha. Triều đại của hai vợ chồng được coi là một trong những triều đại ngắn nhất trong lịch sử khi chỉ kéo dài trong bảy tháng. Louise Élisabeth là con gái thứ tư sống qua tuổi trưởng thành của Philippe II xứ OrléansFrançoise Marie de Bourbon, người con gái ngoại hôn của Louis XIV của Pháp.

Louise Élisabeth thường không được ưa thích tại triều đình Tây Ban Nha do có nhiều sự cố và bê bối của mình, bao gồm các hành vi khiếm nhã như mặc đồ ngủ khi đi dạo quanh cung điện và khiêu khích người khác bằng cách phô bày những bộ phận nhạy cảm ở nơi công cộng. Tuy nhiên, các chẩn đoán thời hiện đại cho rằng những hành vi này của Louise Élisabeth là do rối loạn nhân cách ranh giới nghiêm trọng gây ra.[1]

Sau khi trở thành góa phụ, Louise Élisabeth trở về Pháp và qua đời tại Cung điện LuxembourgParis. Hai vợ chồng qua đời mà không có con.

Những năm đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Giấy khai sinh của Louise-Élisabeth xứ Orléans, ngày 11 tháng 12 năm 1709 tại Cung điện Versailles

Louise Élisabeth xứ Orléans sinh ra tại Cung điện Versailles, là người con thứ năm và là con gái thứ tư của Philippe II xứ OrléansFrançoise Marie de Bourbon. Mẹ của Louise Élisabeth là Françoise Marie là một trong những người con gái ngoại hôn được hợp pháp hóa bởi Quốc vương Louis XIV của Pháp và tình nhân là Françoise-Athénaïs, Phu nhân xứ Montespan. Là một thành viên của Vương tộc Bourbon, Louise Élisabeth là một princess du sang (Tông nữ Pháp). Trong gia đình, Louise Élisabeth thường được gọi đơn giản là Élisabeth .

Trước khi kết hôn, Louise Élisabeth được biết đến với danh xưng Mademoiselle de Montpensier (Quý cô xứ Montpensier). Élisabeth lớn lên cùng với một anh trai và năm chị em gái trong đó người anh trai Louis rất thân với Élisabeth.[2]

Élisabeth nhận được nền giáo dục không được cao, tương tự như của hai chị gái CharlotteAdélaïde vì không được coi trọng.[3] Giống như người em gái Louise Diane, Élisabeth có một nền giáo dục tôn giáo.[3] Có lẽ trong tương lai, Élisabeth được cho là sẽ kết hôn với một vị vương nước Đức hoặc Ý ít người biết đến.[4]

Kể từ năm 1715, cha của Louise Élisabeth, Philippe II xứ Orléans, trở thành người cai trị nước Pháp trên thực tế với tư cách là nhiếp chính cho Louis XV của Pháp. Năm 1718, Chiến tranh của Liên minh Bốn bên nổ ra giữa Pháp và Tây Ban Nha. Do đó để đạt được một thỏa thuận về sự hòa bình giữa hai bên, năm 1720, Quốc vương Felipe V của Tây Ban Nha muốn đạt đã đề xuất một thỏa thuận hôn nhân kép: cô con gái ba tuổi của Felipe V, Infanta Mariana Victoria, sẽ kết hôn với vị Quốc vương Pháp 11 tuổi Louis XV, còn con trai và người thừa kế của Felipe là Luis sẽ kết hôn với một trong những cô con gái của ngài nhiếp chính.[5]

Thân vương phi xứ Asturias[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 11 năm 1721, ở độ tuổi mười một, Louise Élisabeth tiến hành kết hôn theo ủy nhiệm tại Paris.[6] Louise Élisabeth và em gái Philippine Élisabeth sớm rời khỏi Pháp để đến Madrid. Bất chấp sự đón tiếp thiếu tôn trọng từ Vương thất Tây Ban Nha, chủ yếu là từ Elisabetta Farnese, mẹ kế của chồng tương lai, Élisabeth kết hôn với Luis của Tây Ban Nha vào ngày 20 tháng 1 năm 1722 tại Lerma. Khi đến Tây Ban Nha để kết hôn, Éllisabeth mang theo của hồi môn trị giá 4 triệu đồng livres.[7]

Mối quan hệ vốn căng thẳng giữa Élisabeth và em gái Philippine trở nên gay gắt hơn khi Philippine bắt đầu được triều đình Tây Ban Nha chú ý nhờ vẻ đẹp, sự quyến rũ và trí thông minh của mình trong khi Élisabeth chưa bao giờ nhận được sự chú ý như vậy. Em gái của Élisabeth sau đó đã đính hôn với Infante Carlos của Tây Ban Nha, một người thừa kế ngai vàng khác của Tây Ban Nha; nhưng hôn ước giữa hai người không thành, và em gái của Louise Élisabeth sau đó được đưa trở lại Pháp và qua đời vì bệnh đậu mùa ở tuổi 19 tại Paris.

Là vợ của người thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha, Élisabeth nhận được tước vị Thân vương phi xứ Asturias.

Vương hậu Tây Ban Nha[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 1 năm 1724, Felipe V thoái vị vì sự bất ổn về mặt cảm xúc của mình, do đó con trai Luis trở thành Quốc vương Luis I của Tây Ban Nha, Élisabeth theo đó cũng trở thành Vương hậu nước Tây Ban Nha. Tuy nhiên chỉ sau bảy tháng trị vì, Luis I đã qua đời vì bệnh đậu mùa. Vì không có người thừa kế nên Felipe V đã trở thành Quốc vương Tây Ban Nha một lần nữa. Élisabeth ở lại Madrid một thời gian sau cái chết của chồng, nhưng hành vi của ngài Thái hậu[a] trước cái chết đột ngột của chồng đã khiến cho Élisabeth cực kỳ không được lòng triều đình Tây Ban Nha.

Kể từ khi đến triều đình Tây Ban Nha, Louise Élisabeth ngày càng được biết đến với vô số bê bối. Một vài trong những bê bối đó là những hành vi khiếm nhã, nhưng những hành vi của Élisabeth thường có tính thất thường và cực kỳ bốc đồng như ăn mặc hở hang đi lại, ợ hơi và xì hơi ở nơi công cộng, chạy quanh các hành lang của cung điện hoặc nhảy xuống ngựa để trèo lên cây. Các chẩn đoán hiện đại cho rằng nhiều đặc điểm hành vi của Louise Éllisabeth tương thích với chứng rối loạn nhân cách ranh giới ngoài tầm kiểm soát.[1]

Louise Élisabeth còn xuất hiện ở nơi công cộng một cách bẩn thỉu và hôi hám, từ chối mặc đồ lót, và sẽ cố gắng khiêu khích các cận thần bằng cách để lộ những bộ phận nhạy cảm. Élisabeth cũng từ chối chạm vào thức ăn trên bàn của mình nhưng sau đó sẽ trốn đi và ngấu nghiến bất cứ thứ gì mà bản thân có thể chạm tay vào, cho dù nó có thể ăn được hay không. Những hành vi đó dường như trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Tại một thời điểm, Élisabeth thường lau cửa sổ và sàn cung điện bằng quần áo của mình, khiến các cận thần của mình phải kinh ngạc khi đột ngột cởi bỏ trang phục để lau cửa sổ trong phòng bằng chiếc váy của mình. Chồng của Élisabeth, Quốc vương Luis I, đã viết thư cho cha mình rằng:

Luis I sau đó đã giam vợ mình vào một tu viện. Louise Élisabeth đã khóc và viết thư gửi cho chồng những lá thư cầu xin sự tha thứ. Sau đó, Luis cảm thấy có lỗi với vợ và thả Louise ra. Khi Luis lâm bệnh nặng, chính Vương hậu Louise Élisabeth đã cố gắng hết sức để chăm sóc cho chồng khiến cho bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, có lẽ vì sự thị phi và những hành vi kỳ quặc của Élisabeth sau cái chết của Luis, cha chồng của Thái hậu là Felipe V đã tìm cách tiêu hủy cuộc hôn nhân của Élisabeth và Luis. Kết quả là Louise Élisabeth mất đi khoản trợ cấp dành cho Thái hậu Tây Ban Nha và buộc phải quay trở lại Pháp, nơi người cháu họ Louis XV từ chối cho phép Élisabeth cư trú tại Versailles.

Thời kỳ góa phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cái chết của chồng, Louise Élisabeth trở về Pháp theo yêu cầu của mẹ, Bà Công tước xứ Orléans. Élisabeth buộc phải sống thầm lặng ở Paris, cách xa Triều đình của người cháu họ Louis XV của Pháp. Với tư cách là Thái hậu Tây Ban Nha, Louise Élisabeth sẽ nhận được khoản trợ cấp hàng năm là 600.000 đồng livres từ nhà nước; tuy nhiên, Tây Ban Nha sẽ không trả tiền trợ cấp vì cuộc hôn nhân giữa Louise Élisabeth và Luis I của Tây Ban Nha đã bị tuyên bố là vô hiệu lực.[6] Khi về Pháp, Louise Élisabeth chính thức được biết đến với tước hiệu Thái hậu của Tây Ban Nha. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa Louise Élisabeth với người chị gái Charlotte Aglaé, Công tước phu nhân xứ Modena khi đoàn xe ngựa của Bà Công tước phải để đoàn xe của Louise Élisabeth vượt qua trước vì Vương hậu[b] có địa vị cao hơn Công tước phu nhân.[8]

Louise Élisabeth đến Paris một cách thầm lặng và sống tại Lâu đài Vincennes và Cung điện Luxembourg,[4] nơi đã từng được cha của Louise trao cho chị gái của Louise Élisabeth. Élisabeth qua đời ở đó vào ngày 16 tháng 6 năm 1742 và được chôn cất tại nhà thờ Église Saint-Sulpice ở Paris, gần Cung điện Luxembourg, nơi người anh cùng cha khác mẹ của Élisabeth là Louis Charles làm giám mục.

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ở các quốc gia châu Âu, góa phụ của một Quốc vương được gọi là Dowager Queen, hoặc Queen Dowager một cách hiển nhiên và được dịch là Thái hậu khi dịch sang Tiếng Việt.
  2. ^ Về cơ bản ở bên Vương thất châu Âu, Thái hậu vẫn là một Vương hậu chỉ khác là ở trong tình trạng góa bụa. Trong khi ở văn hóa Á Đông, Thái hậu là một tước hiệu cao trọng và có lễ tấn tôn thì ở phương Tây, Thái hậu là một danh xưng hiển nhiên đành cho một Vương hậu là góa phụ và có không hình thức vinh danh nào.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Vallejo-Nágera, Alejandra (ngày 23 tháng 4 năm 2006). “Luisa Isabel, la reina exhibicionista”. Crónica. Suplemento de El Mundo (547).
  2. ^ Gordien, Marie-Estelle: Louis d'Orléans (1703–1752), premier prince du sang et mystique érudit. Thèses de l'École nationale des chartes, France (2002).
  3. ^ a b “The Lonely Life of Louise Élisabeth d'Orléans”. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ a b Flantzer, Susan (6 tháng 1 năm 2023). “Louise Élisabeth d'Orléans, Queen of Spain”. Unofficial Royalty (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Lodge, Richard (1923). “Review of Louise Élisabeth d'Orléans, Reine d'Espagne (1709-1742)”. The English Historical Review. 38 (152): 597–601. doi:10.1093/ehr/XXXVIII.CLII.597. ISSN 0013-8266. JSTOR 551941.
  6. ^ a b Nouvelle biographie générale
  7. ^ Réimpression de l'ancien Moniteur seule histoire authentique et inaltérée
  8. ^ Williams, Hugh Noel (1913). Unruly daughters; a romance of the house of Orléans. University of California Libraries. New York, G. P. Putnam's sons.

Nguồn tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Pimodan (comte de), Louise-Élisabeth d'Orléans, reine d'Espagne 1709-1742, 393 p., Plon, Paris, 1928.
Louise Élisabeth xứ Orléans
Nhánh thứ của Vương tộc Bourbon
Sinh: 11 tháng 12, năm 1709 Mất: 16 tháng 6, năm 1742
Vương thất Tây Ban Nha
Tiền nhiệm:
Elisabetta Farnese
Vương hậu nước Tây Ban Nha
14 tháng 1 năm 1724 – 6 tháng 9 năm 1724
Kế nhiệm:
Elisabetta Farnese
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Louise_%C3%89lisabeth_x%E1%BB%A9_Orl%C3%A9ans