Wiki - KEONHACAI COPA

Loét Buruli

Loét Buruli
Loét Buruli ở trên mắt cá chân của một người ở Ghana.
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10A31.1 (ILDS A31.120)
ICD-9-CM031.1
DiseasesDB8568
Patient UKLoét Buruli
MeSHD009165

Loét Buruli (cũng còn gọi là Loét Bairnsdale, Loét Searls, hay Loét Daintree[1][2][3]) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium ulcerans gây ra.[4] Biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu của bệnh là một u nhỏ hoặc một vùng bị sưng.[4] U nhỏ có thể chuyển thành loét.[4] Loét có thể rộng ở bên trong hơn so với ở bề mặt da,[5] và sưng ở xung quanh.[5] Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến xương.[4] Bệnh loét Buruli thường rảy ra nhất ở tay hoặc chân;[4] ít khi có sốt.[4]

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

M. ulcerans phóng thích chất độc có tên là mycolactone, làm giảm chức năng hệ miễn dịch và gây nên chết mô.[4] Vi khuẩn cùng họ cũng gây bệnh lao (M. tuberculosis) và bệnh phong (M. leprae).[4] Hiện vẫn chưa rõ bệnh lây lan bằng cách nào.[4] Các nguồn nước có thể gây lan truyền bệnh.[5] Tính đến 2013, vẫn chưa có vắc xin hiệu nghiệm.[4][6]

Điều Trị[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bệnh được điều trị sớm, dùng kháng sinh trong tám tuần có hiệu quả trong 80% trường hợp.[4] Thuốc thường dùng để điều trị gồm rifampicinstreptomycin.[4] Đôi khi Clarithromycin hoặc moxifloxacin được dùng thay thế streptomycin.[4] Các phương pháp điều trị khác gồm có cắt bỏ loét.[4][7] Sau khi lành bệnh, nơi loét thường để lại vết sẹo.[6]

Dịch Tễ Học[sửa | sửa mã nguồn]

Loét Buruli xảy ra phổ biến nhất ở Châu Phi hạ Sahara thôn dã đặc biệt là Bờ Biển Ngà, nhưng cũng xảy ra ở châu Á, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ.[4] Bệnh đã xảy ra ở hơn 32 nước.[5] Có khoảng năm đến sáu ngàn ca bệnh mỗi năm.[4] Ngoài ở người ra, bệnh cũng xảy ra ở một số động vật.[4] Albert Ruskin Cook là người đầu tiên mô tả bệnh loét Buruli vào năm 1897.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ James, William D.; Berger, Timothy G (2006). Andrews' Diseases of the Skin: clinical Dermatology. Saunders Elsevier. tr. 340. ISBN 0-7216-2921-0.
  2. ^ Jean Bolognia; Jorizzo, Joseph L.; Rapini, Ronald P. (2008). Dermatology (ấn bản 2). [St. Louis, Mo.]: Mosby/Elsevier. ISBN 978-1-4160-2999-1. OCLC 212399895.
  3. ^ Lavender, Caroline J.; Senanayake, Sanjaya N.; Fyfe, Janet A. M.; Buntine, John A.; Globan, Maria; Stinear, Timothy P.; Hayman, John A.; Johnson, Paul D. R. (15 tháng 1 năm 2007). “First case of Mycobacterium ulcerans disease (Bairnsdale or Buruli ulcer) acquired in New South Wales”. The Medical Journal of Australia. 186 (2): 62–63. doi:10.5694/j.1326-5377.2007.tb00801.x. ISSN 0025-729X. PMID 17223764.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “Buruli ulcer (Mycobacterium ulcerans infection) Fact sheet N°199”. World Health Organization. tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ a b c d e Nakanaga, K; Yotsu, RR; Hoshino, Y; Suzuki, K; Makino, M; Ishii, N (2013). “Buruli ulcer and mycolactone-producing mycobacteria”. Japanese journal of infectious diseases. 66 (2): 83–8. doi:10.7883/yoken.66.83. PMID 23514902.
  6. ^ a b Einarsdottir, Thorbjorg; Huygen, Kris (tháng 11 năm 2011). “Buruli ulcer”. Human Vaccines. 7 (11): 1198–1203. doi:10.4161/hv.7.11.17751. ISSN 1554-8619. PMID 22048117.
  7. ^ Sizaire, Vinciane; Nackers, Fabienne; Comte, Eric; Portaels, Françoise (tháng 5 năm 2006). “Mycobacterium ulcerans infection: control, diagnosis, and treatment”. The Lancet. Infectious Diseases. 6 (5): 288–296. doi:10.1016/S1473-3099(06)70464-9. ISSN 1473-3099. PMID 16631549.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A9t_Buruli