Wiki - KEONHACAI COPA

Little Miss Sunshine

Little Miss Sunshine
Áp phích chiếu rạp của phim
Đạo diễnJonathan Dayton
Valerie Faris
Sản xuất
Tác giảMichael Arndt
Diễn viên
Âm nhạcMychael Danna
Quay phimTim Suhrstedt
Dựng phimPamela Martin
Hãng sản xuất
Phát hànhFox Searchlight Pictures
Công chiếu
Độ dài
101 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí8 triệu USD
Doanh thu100.5 triệu USD

Little Miss Sunshine (tạm dịch: Hoa hậu nhí ánh dương) là một bộ phim hài kịch đen xen lẫn chính kịch Mỹ sản xuất năm 2006, đạo diễn bởi vợ chồng Jonathan Dayton và Valerie Faris. Bộ phim nói về chuyến hành trình 800 dặm bằng ô tô của một gia đình từ Albuquerque, New Mexico đến Redondo Beach, California để cô bé Olive (Abigail Breslin) tham gia cuộc thi hoa hậu nhí Little Miss Sunshine. Phim còn có diễn xuất của Greg Kinnear, Steve Carell, Toni Collette, Paul DanoAlan Arkin.

Kịch bản phim do Michael Arndt đảm nhận, với kinh phí sản xuất 8 triệu USD cùng hãng Big Beach Films. Phim khởi quay ngày 6 tháng 6 năm 2006 và kéo dài 30 ngày ở ArizonaNam California. Tác phẩm ra mắt tại Liên hoan phim Sundance ngày 20 tháng 1 năm 2006, trước khi phát hành rộng rãi tại Hoa Kỳ ngày 18 tháng 8. Phim nhận phản hồi tích cực từ cả giới phê bình và công chúng. Bộ phim đã đạt doanh thu tổng cộng hơn 100 triệu USD đồng thời có được hai giải Oscar cho kịch bản gốc (Michael Arndt) và vai nam phụ (Alan Arkin).

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Phân đoạn dưới đây tiết lộ toàn bộ nội dung của tác phẩm.

Little Miss Sunshine xoay quanh câu chuyện của một gia đình sáu người sống tại Albuquerque, New Mexico, Mỹ. Đó là cặp vợ chồng Sheryl Hoover (Toni Collette), một bà mẹ của hai đứa con luôn quá tải vì công việc hay những rắc rối trong gia đình và Richard Hoover (Greg Kinnear), một nhà diễn thuyết môn nghệ thuật sống luôn làm cả gia đình chán nản vì những bài giảng nhạt nhẽo về "9 bước để đi tới thành công" của ông. Hai đứa trẻ trong gia đình là Dwayne (Paul Dano), một thiếu niên hâm mộ Friedrich Nietzsche và thề im lặng cho tới lúc được vào trường phi công, em gái của cậu là Olive (Abigail Breslin), cô bé 7 tuổi luôn ấp ủ giấc mộng trở thành một hoa khôi. Sống cùng với gia đình Olive còn có ông nội cô bé là Edwin (Alan Arkin), một ông già "tay chơi" nghiện ma túy và ăn nói bạt mạng, cùng Frank (Steve Carell), anh trai của Sheryl, một học giả đồng tính tự nhận mình là chuyên gia hàng đầu nước Mỹ về Marcel Proust nhưng cũng suy sụp tới mức tự tử không thành sau những thất bại đời tư và công việc.

Giấc mơ trở thành hoa khôi của Olive bất chợt được nhen nhóm khi cô bé có cơ hội tham gia cuộc thi hoa khôi nhí Little Miss Sunshine tổ chức ở Redondo Beach, California. Do không đủ tiền đi máy bay, cả gia đình sáu người quyết định đi từ New Mexico tới California bằng đường bộ trên chiếc xe cũ kỹ VW Bus. Những mâu thuẫn, căng thẳng trong gia đình Olive bắt đầu bộc phát trên chuyến hành trình mệt mỏi, cộng thêm vào đó là chiếc VW Bus dở chứng hỏng cần số buộc cả nhà mỗi lần muốn khởi động nó lại phải đẩy một quãng dài.

Trong đêm nghỉ tại nhà nghỉ, ông lão Edwin đột ngột qua đời vì hít heroin quá liều. Trong lúc cả gia đình vội vã vì sợ muộn cuộc thi của cô bé Olive thì bệnh viện lại bắt họ phải chờ đợi để được làm thủ tục an táng cho ông Edwin, việc này buộc Richard đánh liều chuyển trộm xác của người bố lên chiếc VW để tiếp tục cuộc hành trình xuyên bang. Chưa đi đến đích thì chiếc xe lại tiếp tục hỏng kèn khiến nó kêu inh ỏi trên đường làm một viên cảnh sát chú ý và buộc Richard đỗ xe lại để kiểm tra. Trong lúc cả gia đình tỏ rõ sự lo sợ viên cảnh sát sẽ phát hiện ra cái xác của ông Edwin (việc chuyển xác từ bang này qua bang khác mà không có giấy tờ là bất hợp pháp) thì những tạp chí khiêu dâm do ông Edwin nhờ Frank mua trước đó lại cứu họ, viên cảnh sát tưởng thái độ lo lắng của Richard là do những tạp chí này và vì thế cho họ đi mà không kiểm tra tiếp. Cuộc hành trình lại gặp một rắc rối mới khi bất ngờ Dwayne phát hiện ra mình mắc bệnh mù màu, đồng nghĩa với việc cậu không thể trở thành phi công. Trong trạng thái hoảng loạn, cậu đập xe bắt mọi người dừng lại rồi lao ra ngoài hét lớn đồng thời cất tiếng lần đầu tiên sau 9 tháng, cậu chửi bới cả gia đình và tuyên bố ghét tất cả mọi người trong nhà. Lúc này chính cô bé Olive lại là người an ủi được anh trai và giúp cả nhà có thể tiếp tục lên đường.

Cao trào của phim là cuộc thi hoa hậu nhí Little Miss Sunshine. Sau khi cả gia đình rất khó khăn, thậm chí là Richard phải lạy lục, để Olive được đăng ký (do cô bé đến muộn 4 phút so với hạn chót), mọi người mới phát hoảng khi nhận ra rằng đối thủ của cô bé đều rất chuyên nghiệp trong việc tranh tài, từ đầu tóc, quần áo, trang điểm, không một thí sinh nào, trừ Olive, xem cuộc thi này là "nhí" cả, trông các cô bé ăn mặc, cư xử hệt như người lớn. Sợ Olive sẽ tổn thương khi phải so sánh với các thí sinh khác trên sân khấu, Richard và Dwayne đã đề nghị Sheryl khuyên cô bé rút lui, nhưng Sheryl đã cho chính Olive quyết định và cô bé đã quyết tâm tiếp tục tham gia cuộc thi, một phần là để thể hiện phần thi tài năng mà cô đã tập rất lâu cùng với ông nội mình. Cuối cùng thì hóa ra điệu nhảy Olive tập luyện cùng ông già Edwin lại là một điệu nhảy khêu gợi của các vũ nữ (vốn là chủ đề yêu thích của ông Edwin), điều này làm đa số khán giả trong hội trường tức giận bỏ ra ngoài, kể cả giám khảo chính của cuộc thi. Chính vị giám khảo này cũng đề nghị người dẫn chương trình lôi cô bé xuống khỏi sân khấu khi chưa hoàn thành tiết mục. Người dẫn chương trình chưa kịp thực hiện mệnh lệnh của bà giám khảo khó tính thì đã bị Richard vật ngã ngay trên sân khấu, và để bảo vệ cô bé hoàn thành nốt phần thi, cả ba người đàn ông trong gia đình là Richard, Frank và Dwayne đã cùng nhảy lên sân khấu biểu diễn cùng Olive.

Vì "phá hoại" cuộc thi, cả gia đình Olive bị mời lên văn phòng bảo vệ để gặp cảnh sát và chỉ được thả sau khi hứa sẽ không để cô bé tham gia bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào trong phạm vi bang California nữa. Cả gia đình lại lên chiếc VW để trở về nhà, nhưng lần này bên cạnh tiếng kèn hỏng inh ỏi là những tiếng cười của tất cả mọi người.

Hết phần truyền thông nội dung.

Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Abigail Breslin khi nhận vai Olive mới lên 6 tuổi.
  • Olive Hoover (Abigail Breslin): Cô bé 7 tuổi bụng phệ, cận và hơi lùn nhưng luôn ước mơ trở thành hoa hậu. Sở thích của Olive là xem đi xem lại đoạn công bố kết quả của cuộc thi hoa hậu và tập luyện phần thi tài năng với ông nội Edwin.
  • Richard Hoover (Greg Kinnear): Bố của Olive, người luôn bị ám ảnh với bài giảng "9 bước để thành công" cùng triết lý "trên đời chỉ có hai loại người, kẻ thắng và người thua". Richard bị cả nhà ngán ngẩm vì luôn mang những bài giảng (vốn có rất ít người theo dõi) của ông về nói bất cứ lúc nào, kể cả trong giờ ăn của gia đình.
  • Sheryl Hoover (Toni Collette): Mẹ của Olive, người luôn phải chịu căng thẳng từ áp lực công việc, nỗi lo cho ông anh trai tự tử không thành cùng đủ mọi rắc rối khác nảy sinh từ gia đình.
  • Dwayne (Paul Dano): Con riêng của Sheryl từ cuộc hôn nhân đầu tiên (họ của cậu không được nhắc tới trong phim). Dwayne là một cậu học sinh cấp III bị ám ảnh với những tư tưởng triết học của Nietzsche cùng ước mơ phải trở thành phi công lái thử. Cậu quyết tâm tới mức tập luyện thể lực suốt ngày và thề im lặng cho tới khi thực hiện được ước mơ của mình.
  • Edwin Hoover (Alan Arkin): Ông nội của Olive, một ông già "tay chơi" bị đuổi khỏi viện dưỡng lão vì hít ma túy. Sở thích của ông là những thú vui thác loạn của tuổi trẻ và ông luôn khuyên Dwayne phải "tận dụng" những thú vui này, trừ ma túy, mà theo ông là không thể bỏ lỡ.
  • Frank (Steve Carell): Anh trai của Sheryl, một học giả tự nhận mình là chuyên gia số một nước Mỹ về Marcel Proust. Frank là một người đồng tính và những thất bại trong công việc cũng như chuyện tình cảm khiến ông tìm cách tự tử nhưng không thành. Để tránh việc tự tử tiếp tục xảy ra, Sheryl phải sắp xếp cho Frank ở cùng với Dwayne, vốn là người có triết lý sống khác hẳn ông.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch bản[sửa | sửa mã nguồn]

Greg Kinnear, diễn viên được giao vai ông bố gàn dở Richard Hoover.

Little Miss Sunshine là kịch bản phim truyện đầu tay của Michael Arndt. Kịch bản ban đầu của Arndt là về một chuyến hành trình dọc bờ biển miền Đông nước Mỹ từ Maryland tới Florida, tuy nhiên sau đó do kinh phí có hạn nên chuyến đi chỉ giới hạn từ New Mexico tới California[1]. Bản nháp đầu tiên của kịch bản Little Miss Sunshine được Arndt viết chỉ trong 3 ngày từ 23 đến 26 tháng 5 năm 2000[2]. Sau khi hoàn thành ông đưa tác phẩm của mình cho hai nhà sản xuất Ron YerxaAlbert Berger để tìm một đạo diễn thích hợp. Người đó là cặp đạo diễn Jonathan Dayton và Valerie Faris, các đạo diễn đã làm việc chung với Yerxa và Berger trong bộ phim Election (1999). Năm 2001 khi nhận được kịch bản Little Miss Sunshine, Dayton và Faris đã tuyên bố: "Kịch bản rất giàu cảm xúc. Dường như nó được viết cho chúng tôi vậy."[3][4].

Ngày 21 tháng 12 năm 2001 Marc Turtletaub (một trong 5 nhà sản xuất sau này của Little Miss Sunshine) chính thức mua lại kịch bản của Arndt với giá 150.000 USD[2][4]. Kịch bản sau đó được giới thiệu cho một số hãng phim và chỉ có duy nhất USA Films quan tâm nhưng với điều kiện phải chuyển bối cảnh phim sang Canada[4]. Yêu cầu tiếp theo của hãng phim là kịch bản phải tập trung hơn vào nhân vật Richard Hoover, điều này không được Arndt chấp nhận và kết quả là ông bị sa thải để nhường chỗ cho một biên kịch mới. Năm 2002 USA Films được sáp nhập và đổi tên thành Focus Features, Arndt được mời lại vào dự án để viết lại kịch bản thế chỗ cho biên kịch mới của Little Miss Sunshine vốn cũng phải rời công việc[5]. Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2004 thì dự án Little Miss Sunshine bị Focus Features từ bỏ, Marc Turtletaub phải bỏ ra 400.000 USD để mua lại bản quyền của phim cộng thêm chi phí sản xuất[4]. Lần này đích thân Turtletaub bỏ 8 triệu USD để bộ phim có thể tiến hành quay sau gần 4 năm chờ đợi tiền sản xuất[6].

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Steve Carell khi nhận vai Frank trong phim vẫn gần như vô danh ở Hollywood.

Các diễn viên cho Little Miss Sunshine được đích thân cặp đạo diễn Dayton và Faris tuyển chọn cùng sự hỗ trợ của hai người phụ trách casting là Kim DavisJustine Baddely (vốn từng làm việc cùng cặp đạo diễn này trong nhiều video clip ca nhạc trước đó[7]). Greg Kinnear được Dayton và Faris chọn ngay vào vai Richard Hoover trong khi Toni Collette chỉ được nhắm cho vai Sheryl Hoover sau khi hai đạo diễn đã thử một vài diễn viên nữ khác[8]. Vai cô bé Olive được giao cho Abigail Breslin sau một cuộc tuyển chọn trong phạm vi các nước nói tiếng Anh, khi được chọn Breslin mới lên 6 và chỉ có một vai nhỏ trong Signs (2002)[7]. Hai năm trước khi quá trình sản xuất bắt đầu, Paul Dano được chọn cho vai Dwayne và để chuẩn bị cho vai diễn thì Dano đã thực sự im lặng trong vài ngày trước khi quay[8][9]. Vai ông già Edwin được giao cho Alan Arkin, dù ban đầu diễn viên này bị coi là "quá trẻ" so với nhân vật[8].

Vai chính cuối cùng, Frank, được dự định dành cho diễn viên hài nổi tiếng Bill Murray và sau đó là Robin Williams[4] nhưng cuối cùng chỉ vài tháng trước khi quá trình quay bắt đầu lại được Dayton và Faris trao cho Steve Carell, một diễn viên khi đó gần như vô danh ở Hollywood. Hai đạo diễn sau này đã thuật lại: "Khi chúng tôi gặp Steve Carell, chúng tôi không biết là anh ta có thể hoàn thành vai diễn được không nếu so với những gì anh ta đã đóng. Tuy nhiên sau cuộc nói chuyện với Carell về nhân vật Frank, về tinh thần chung của phim và cách chúng tôi tiếp cận nó, thì chúng tôi nhận ra rằng anh ta chính là diễn viên bộ phim cần"[7][8][10]. Do Carell khi được chọn vào vai Frank mới chỉ được biết đến trên truyền hình và gần như vô danh ở Hollywood[9], các nhà sản xuất của Little Miss Sunshine đã lo ngại rằng anh không có đủ kinh nghiệm diễn xuất và quan trọng hơn là không tạo được danh tiếng cho bộ phim (nếu so với các ngôi sao đã thành danh như Murray hay Williams)[11]. Nhưng cuối cùng thì giữa quá trình quay phim (mùa hè năm 2005) và thời gian công chiếu chính thức (tháng 8 năm 2006), Carell đã kịp gây tiếng vang lớn sau bộ phim hài ăn khách The 40-Year-Old Virgin cùng vai Michael Scott trong loạt chương trình nổi tiếng The Office và trở thành "ngôi sao" thực sự kéo khán giả tới rạp xem Little Miss Sunshine.

Quay phim[sửa | sửa mã nguồn]

Một chiếc VW bus sơn vàng tương tự chiếc xe xuất hiện trong phim.

Bộ phim được quay trong khoảng hơn một tháng vào hè năm 2005 trên địa bàn bang Arizona và Nam California[7][9][12]. Quá trình hậu sản xuất được hoàn thành chỉ 4 ngày trước khi nó được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance[8][13].

Việc quay các trích đoạn trong xe khiến các diễn viên nhiều khi phải ở trong xe từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày dưới tiết trời nóng nực của mùa hè miền Tây Nam nước Mỹ[14]. Các cảnh quay với chiếc VW bus cũ kỹ sơn vàng được thực hiện với 5 chiếc VW khác nhau, mỗi chiếc được sửa đổi để phù hợp với các cảnh quay và kỹ thuật quay khác nhau[15]. Với các cảnh quay bên trong xe, người phụ trách quay phim sử dụng một máy quay gia đình để thử với nhiều góc độ khác nhau trước khi chọn ra vị trí quay tốt nhất[9]. Những rắc rối xảy ra với chiếc xe cũ kỹ này (hỏng cần số, tắc còi, long cửa) được lấy từ chính kinh nghiệm thủa nhỏ của biên kịch Arndt sau khi phải trải qua một chuyến hành trình tương tự trong phim[5]. Các pha đẩy xe sau đó từng người vừa chạy vừa nhảy vào trong chiếc VW được giám sát bởi một chuyên gia phụ trách pha mạo hiểm để đảm bảo sự an toàn cho các diễn viên[8], thậm chí diễn viên Greg Kinnear sau này trong một cuộc phỏng vấn còn đùa rằng đây là bộ phim "nguy hiểm nhất" mà anh từng tham gia[14].

Với các cảnh phim trong đó nhân vật Edwin của Alan Arkin chửi tục và ăn nói văng mạng, diễn viên nhí Breslin đều được cho đeo tai nghe để tránh cho em phải nghe các câu thoại đó, mãi sau khi phim được công chiếu Breslin mới biết bạn diễn của mình đã nói gì[14][16].

Cho tận đến khi cuộc thi hoa hậu nhí diễn ra, thì điều cực kỳ quan trọng với chúng tôi là làm sao cho bộ phim không nói về những cuộc thi như thế. Bộ phim nói về việc bạn bị cảm thấy lạc lõng, về việc bạn không biết rằng mình phải làm thế nào để kết thúc nó…

Jonathan Dayton, đạo diễn[8][17]

Ngoại trừ Abigail Breslin, tất cả các nhân vật thí sinh trong cuộc thi hoa hậu nhí đều được giao cho những cô bé đã thực sự là thí sinh trong các cuộc thi hoa hậu nhí ngoài đời. Các cô bé được chỉ đạo hóa trang và diễn xuất hệt như những gì các em đã thực hiện trong các cuộc thi ngoài đời[18]. Còn bản thân các đạo diễn để lấy kinh nghiệm cho việc quay các cảnh phim này đã tham dự một cuộc thi sắc đẹp thực sự của trẻ em cùng với một cố vấn[19][20]. Tuy nhiên thì sau khi phim hoàn thành, mẹ của một thí sinh trong phim đã nói rằng Little Miss Sunshine hơi cường điệu quá trình chuẩn bị của các thí sinh nhí: "Phần lớn các thí sinh không thực sự chuẩn bị quá kỹ lưỡng đến mức cạo lông chân, phun thuốc giả da nâu hay trang điểm đậm đà như vậy"[20][21]

Ban đầu bối cảnh cuộc thi dự định được Focus Features chuyển đến Canada nhưng các nhà sản xuất đã phản đối vì cho rằng chi phí làm phim sẽ bị đội lên nhiều do phải chi trả tiền ăn ở cho thí sinh và gia đình các bé[4], cuối cùng thì các cảnh quay của cuộc thi được thực hiện ở một khách sạn gần Santa Monica[20]. Để tạo hình mũm mĩm và bụng phệ cho nhân vật Olive, Breslin đã phải mặc quần áo độn trong suốt quá trình quay phim[22]. Breslin cũng phải trải qua hai tuần học nhảy thực sự để chuẩn bị cho cảnh quay phần thi tài năng ở cuối phim[14].

Nhạc phim[sửa | sửa mã nguồn]

Việc lựa chọn âm nhạc thích hợp cho phim cũng rất quan trọng với chúng tôi. Chúng tôi đã hy vọng rằng có thể tìm được chúng trước khi việc quay phim diễn ra vì sau nhiều năm làm việc chúng tôi nhận ra là chính âm nhạc đã giúp cho các lựa chọn của chúng tôi trong phim.

—Jonathan Dayton, đạo diễn[7][23]

Nhạc phim Little Miss Sunshine được giao cho nhà soạn nhạc Mychael Danna cùng ban nhạc DeVotchKa[9]. Dayton và Faris, vốn từng thực hiện rất nhiều video clip ca nhạc, biết đến nhạc của DeVotchKa sau khi nghe bài hát You Love Me do ban này biểu diễn trên đài KCRW[24]. Hai đạo diễn ấn tượng tới mức họ mua iPod cho các diễn viên của đoàn làm phim trong đó có chứa sẵn các đĩa nhạc của DeVotchKa[25]. Cộng tác với DeVotchKa trong phần nhạc phim là nhà soạn nhạc Mychael Danna, người phụ trách sắp xếp và phối các bản nhạc có từ trước cùng các bản nhạc dành riêng cho phim. Cũng vì có nhiều bản nhạc xuất hiện từ trước nên phần âm nhạc của Little Miss Sunshine đã không đủ tiêu chuẩn đề cử cho giải Oscar[26]. Bù lại DeVotchka được trao giải Bài hát trong phim xuất sắc nhất của Giải Satellite 2006[27] và được đề cử (cùng Danna) cho hạng mục nhạc phim của giải Grammy 2007.

Phần lớn các bản nhạc DeVotchKa biểu diễn cho phim được trích từ các đĩa nhạc trước đó của ban, ví dụ như How It Ends (trong phim trở thành The Winner Is), The Enemy GunsYou Love Me, cả ba đều trích từ đĩa How It Ends, ngoài ra còn có La Llorona trích từ Una Volta. Nhạc phim cũng bao gồm hai bài hát của Sufjan StevensNo Man's LandChicago, Catwalkin' của Tony TisdaleSuper Freak của Rick James (bản nhạc dùng cho phần thi tài năng của Olive)[9][28]. Đĩa nhạc phim sau khi phát hành đã leo đến vị trí 42 trong bảng xếp hạng "Top Independent Albums" (đĩa nhạc độc lập) và 24 trong bảng xếp hạng "Top Soundtracks" (đĩa nhạc phim) trong năm 2006[29]. Theo kịch bản của Arndt thì trong phim cũng xuất hiện bài Peach của PrinceGimme All Your Lovin' của ZZ Top. Gordon Pogoda cũng viết hai bài hát cho phần thi hoa hậu nhí là If Cupid Had a HeartYou've Got Me Dancing (Pogoda viết cùng Barry Upton)[30].

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Little Miss Sunshine được công chiếu đầu tiên tại Liên hoan phim Sundance vào ngày 20 tháng 1 năm 2006. Ngay lập tức nó đã nhận được lời mua lại của một số hãng phim lớn và cuối cùng Fox Searchlight Pictures đã giành được bản quyền phát hành phim với giá 10,5 triệu USD cộng thêm 10% tổng doanh thu phát hành[4]. Cuộc đàm phán chỉ diễn ra chưa đầy một ngày sau lễ công chiếu bộ phim và nó được coi là một trong các hợp đồng lớn nhất từng được ký tại Sundance[32][33]. Ngày 25 tháng 7 năm 2006, bộ phim được Fox Searchlight Pictures chiếu ra mắt tại rạp Vineland Drive-In (Industry, California). Để quảng cáo cho phim, Fox Searchlight đã cho mời các tài xế có xe VW bus tới tham gia buổi chiếu và đã có hơn 60 chiếc VW tương tự chiếc xe trong phim tham gia buổi chiếu đầu tiên này[34]. Trong tuần đầu phát hành phim chỉ được chiếu giới hạn ở 7 rạp và đem về doanh thu 498.796 USD[35]. Bộ phim bắt đầu lọt vào top 10 phim ăn khách nhất ở Mỹ từ tuần công chiếu thứ 3 và đứng trong top này cho đến tuần thứ 11[35] với tổng số rạp chiếu 1.602 rạp[35]. Tại các nước khác, Little Miss Sunshine thu về 5 triệu USD tại Úc, 3 triệu USD tại Đức, 4 triệu USD tại Tây Ban Nha và 6 triệu USD từ Anh, Ireland, Malta[36]. Tính cho đến 8 tháng 7 năm 2008, Little Miss Sunshine đạt doanh thu tổng cộng 100.364.926 USD trong đó 59.891.098 USD tại thị trường Mỹ và 40.473.828 USD tại các nước khác[37].

Đánh giá chuyên môn[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù bản thân bộ phim không phải là hoàn thiện, nhưng còn ai đi quan tâm tới sự hoàn thiện khi họ đã được chứng kiến cuộc sống đầy màu sắc, sự gàn dở đáng tin cậy và những bất ngờ dễ thương của các hành khách trên chiếc xe đó?

—Nhà phê bình Joe Morgenstern nhận xét về bộ phim.[38]

Bộ phim sau khi công chiếu đã nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình. Theo thống kê trên trang Rotten Tomatoes thì phim nhận được đánh giá tích cực 91% (trên tối đa 100%) từ 215 bài phê bình với nhận xét chung "đây là một phim cảm động, hài hước và châm biếm nhẹ nhàng".[39] Tại trang Metacritic đánh giá của Little Miss Sunshine là 80/100 từ 36 bài phê bình.[40] Nhà phê bình Michael Medved đã chấm Little Miss Sunshine bốn sao (thang tối đa) và nhận xét "…bộ phim hài hước sâu cay đầy lôi cuốn này là một trong những phim hay nhất năm…"[41] và rằng cặp đạo diễn Jonathan Dayton - Valerie Faris, chính bộ phim, cùng các diễn viên Alan Arkin, Abigail Breslin và Steve Carell đều xứng đáng có được đề cử giải Oscar[42]. Joel Siegel cũng chấm cho phim điểm 'A' (tối đa) và nhận xét "chỉ có Orson Welles sống lại mới không làm tôi cho bộ phim này vào danh sách 10 phim hay nhất năm"[43][44]. Claudia Puig trên tờ USA Today thì ca ngợi diễn xuất của Breslin khi cho rằng "Nếu Olive do một cô bé bất kỳ nào khác thủ vai, thì hẳn nhân vật đó không thể làm chúng ta xúc động mạnh được như vậy"[45][46]. Kịch bản của phim cũng được Carina Chocano của tờ Los Angeles Times đánh giá cao vì đã thoát khỏi hình mẫu của một bộ phim hài gia đình thông thường trên truyền hình nhờ những nhân vật có tính cách và các mối quan hệ được xây dựng rất kỹ lưỡng[47]. Ruthe Stein của tờ San Francisco Chronicle thậm chí còn đánh giá đây là bộ phim hài gần như hoàn hảo và là "một minh chứng cho việc những điều kỳ diệu trong điện ảnh vẫn có thể xảy ra"[48]

Trong các lời chê hiếm hoi dành cho phim có phê bình của Owen Gleiberman trên tờ Entertainment Weekly, ông chỉ chấm cho phim thang điểm C và cho rằng diễn xuất của dàn diễn viên không có gì đặc sắc[49]. Jim Ridley của tờ The Village Voice thì đánh giá phim không đặc sắc và càng về cuối càng dở[50] và rằng đây là một thất bại của liên hoan phim Sundance ("Sundance clunker")[51].

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Toni Collette được đề cử giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính nhờ vai Sheryl Hoover trong phim.

Tại lễ trao giải Oscar 2007, Little Miss Sunshine đã giành hai giải Oscar cho kịch bản gốc (Michael Arndt) và vai nam phụ (Alan Arkin)[52]. Đây cũng là hai hạng mục mà phim chiến thắng tại lễ trao giải BAFTA[53]. Phim còn giành giải Phim nước ngoài hay nhất tại lễ trao giải César của Pháp[54] và nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim và giải thưởng điện ảnh khác. Abigail Breslin khi nhận được đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất mới lên 10 tuổi, cô bé là diễn viên nhỏ tuổi thứ tư từng được đề cử giải Oscar (sau Tatum O'Neal, Mary BadhamQuinn Cummings), Alan Arkin, người thủ vai ông của cô bé trong phim, đã nói rằng không muốn cô bé thắng giải vì cô bé đã chịu quá nhiều sự quan tâm và cần phải có tuổi thơ của riêng mình[55].

Do có tới 5 người đứng tên nhà sản xuất cho Little Miss Sunshine (Marc Turtletaub, Peter Saraf, Albert Berger, Ron YerxaDavid Friendly) nên khi phim nhận được đề cử Giải Oscar Phim hay nhất đã nảy sinh mâu thuẫn là nếu như tác phẩm thắng ở hạng mục này thì chỉ có nhiều nhất 3 nhà sản xuất được trao giải, đây là quy định của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) đưa ra từ năm 1999[56]. Hai người mà Viện Hàn lâm đề nghị loại khỏi danh sách là Berger và Yerxa, những người chịu trách nhiệm tìm kịch bản, người quay phim, phụ trách quay lại đoạn kết và đưa phim tới liên hoan Sundance[8][12]. Đã có những ý kiến khác nhau về việc này, theo nhà sản xuất David Hoberman thì "Nếu như có năm người thực sự tham gia quá trình sản xuất thì chẳng có lý do gì để loại một ai đó ra khỏi đề cử cho giải thưởng mà họ xứng đáng được nhận"[56][57], còn theo một thành viên nhánh nhà sản xuất của Viện Hàn lâm là Lynda Obst thì "Năm người là quá nhiều để làm nên một bộ phim. Và nếu trường hợp ngoại lệ đó có xảy ra, thì đó cũng là một trường hợp tồi. Bạn không thể phá vỡ luật chỉ vì một ngoại lệ."[56][58]. Còn theo chính Albert Berger thì "Dù Viện Hàn lâm có quyết định thế nào thì chúng tôi cũng đã cùng nhau sản xuất ra bộ phim"[12][59]. Tại giải thưởng phim hay nhất của Hiệp hội nhà sản xuất điện ảnh Mỹ (Producers Guild of America - PGA) thì khi Little Miss Sunshine chiến thắng, cả năm nhà sản xuất đều được vinh danh[60]. Chính AMPAS sau trường hợp này cũng đã công bố vào tháng 6 năm 2007 rằng họ sẽ chấp nhận những trường hợp ngoại lệ (có trên 3 nhà sản xuất được đề cử) trong tương lai.[60]

DVD[sửa | sửa mã nguồn]

DVD phim Little Miss Sunshine được phát hành ngày 19 tháng 12 năm 2006. Bộ đĩa kép gồm hai bản phim chuẩn màn ảnh rộng (widescreen) và chuẩn toàn màn hình (full screen), hai phần bình luận phim, bốn phần kết khác nhau và một video clip ca nhạc của DeVotchKa. Trong tuần đầu tiên phát hành doanh thu DVD phim đã đạt 19.614.299 USD, đứng thứ 6 ở Mỹ trong tuần đó[66]. Doanh thu 16 tuần đầu tiên của DVD đạt gần 50 triệu USD.[66]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Chú giải[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ McCabe, Kathy (ngày 19 tháng 12 năm 2007). “Oscars: Best Picture Nominees Inspire Your Travel Plans”. American Online. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b Arndt, Michael (ngày 6 tháng 2 năm 2007). Little Miss Sunshine: The Shooting Script. tr. x. ISBN 1557047707. Đã bỏ qua tham số không rõ |publishter= (trợ giúp)
  3. ^ Nguyên văn: "This film really struck a chord. We felt like it was written for us."
  4. ^ a b c d e f g Waxman, Sharon (ngày 23 tháng 1 năm 2006). “A Small Film Nearly Left for Dead Has Its Day in the Sundance Rays”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  5. ^ a b Guillén, Michael (ngày 23 tháng 2 năm 2007). “Michael Arndt, Little Mr. Sunshine”. SF360. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ Bowles, Scott (ngày 28 tháng 8 năm 2006). 'Sunshine,' out of the shadows”. USAToday. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  7. ^ a b c d e Gullién, Michael (ngày 20 tháng 7 năm 2006). “LITTLE MISS SUNSHINE—The Evening Class Interview With Valerie Faris and Jonathan Dayton”. The Evening Class. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  8. ^ a b c d e f g h Balfour, Bradley (ngày 20 tháng 2 năm 2007). “Directors of New Surprise Hit 'Little Miss Sunshine' Under the Spotlight”. The Epoch Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  9. ^ a b c d e f Fox Searchlight Pictures. “About the Production”. Visual Hollywood. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  10. ^ Nguyên văn: "When we met with Steve Carell, we didn't know he could do this based upon what he had done. But when we met with him and talked to him about the character, the tone of the movie and the way we were approaching it, he was right on the same page with us"
  11. ^ Rottenberg, Josh (ngày 3 tháng 8 năm 2006). “The Sunshine Band”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ a b c Goldstein, Patrick (ngày 20 tháng 2 năm 2007). “The unkindest cut”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  13. ^ Bandler, Michael. "Little Miss Sunshine", Sundance Festival Film, Shows Its Glorious Colors”. News Blaze. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  14. ^ a b c d Chupnick, Steven (ngày 26 tháng 7 năm 2006). “INTERVIEW: Riding In The Little Yellow Van With Little Miss Sunshine”. Movie Web. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  15. ^ Anderson, Natalie (ngày 26 tháng 2 năm 2007). “Volkswagen Bus T2 Cast of Little Miss Sunshine”. Amazines. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  16. ^ Aames, Ethan (ngày 19 tháng 7 năm 2006). “INTERVIEW: Alan Arkin and Abigail Breslin in "Little Miss Sunshine". Cinema Confidental. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  17. ^ Nguyên văn: "As far as the pageant goes, it was very important to us that the film not be about pageants. It's about being out of place, it's about not knowing where you're going to end up…"
  18. ^ Voynar, Kim (ngày 26 tháng 7 năm 2006). “Interview with "Little Miss Sunshine" Directors Valerie Faris & Jonathan Dayton”. eFilmCritic. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  19. ^ Boyance, Julian (ngày 26 tháng 7 năm 2006). “An Interview with directors Jonathan Dayton and Valerie Faris”. Movie-Vault. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  20. ^ a b c Smiley, Joanna (ngày 7 tháng 9 năm 2006). “Little Miss Vista”. Today's Local News. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  21. ^ Nguyên văn: "Most pageants aren’t quite like that, with shaving the girls’ legs, spraying them with fake tans and putting on so much makeup."
  22. ^ Ellenson, Ruth Andrew (ngày 7 tháng 8 năm 2006). “Abigail Breslin..Is Little Miss A-List”. People. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  23. ^ Nguyên văn: "It was very important for us to find the right sound for this movie. We hoped that we could find it before we actually filmed the picture because that's how we worked for years and we've found that music informs our choices."
  24. ^ Sullivan, Jim (ngày 28 tháng 7 năm 2006). “DeVotchKa's music is as offbeat as its name”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  25. ^ Hoard, Christian (ngày 7 tháng 2 năm 2007). “Devotchka: The Best Little Grammy-Nominated Band You've Never Heard Of”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  26. ^ “78th Academy Awards Rules”. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  27. ^ “The 11th Annual SATELLITE Awards Nominees”. International Press Academy. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  28. ^ “Little Miss Sunshine Original Soundtrack”. All Music Guide. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  29. ^ “Little Miss Sunshine Original Soundtrack Billboard”. All Music Guide. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  30. ^ “Little Miss Sunshine (2006)”. Yahoo! Movies. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  31. ^ Greenblatt, Leah (ngày 4 tháng 8 năm 2006). “Track Stars”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  32. ^ Halbfinger, David (ngày 28 tháng 1 năm 2006). “Sundance Shines Light on Changes in Market”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  33. ^ Mandelberger, Sandy (ngày 22 tháng 1 năm 2006). “First Major Acquisitions Deal Announced”. FilmFestivals.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  34. ^ “Little Miss Sunshine VW Drive in City of Industry, CA on July 25th”. Fox Searchlight Pictures. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  35. ^ a b c “Box Office”. Rotten Tomatoes. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  36. ^ “Little Miss Sunshine-Foreign Box Office”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  37. ^ “Little Miss Sunshine”. Box Office Mojo. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2008.
  38. ^ Nguyên văn: "While the film itself isn't perfect, who cares about perfection in the face of abundant life, authentic screwiness and lovely surprises by the busload?"Morgenstern, Joe. 'Little Miss Sunshine' Bursts With Charm”. Wall Street Journal. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  39. ^ “Little Miss Sunshine at Rottentomatoes.com”. Rotten Tomatoes. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  40. ^ “Little Miss Sunshine”. Metacritic. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2019.
  41. ^ Nguyên văn: "…this startling and irresistible dark comedy counts as one of the very best films of the year…"
  42. ^ Medved, Michael. “Little Miss Sunshine”. MedvedMovieMinute. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  43. ^ Nguyên văn: "Orson Welles would have to come back to life for this not to make my year-end Top 10 list."
  44. ^ Siegel, Joel (ngày 27 tháng 7 năm 2006). “Forecast for 'Little Miss Sunshine': Oscar Heat”. ABC News. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  45. ^ Nguyên văn: "If Olive had been played by any other little girl, she would not have affected us as mightily as it did."
  46. ^ Puig, Claudia. “These kids are golden”. USAToday. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  47. ^ Chocano, Carina. 'Little Miss Sunshine'. Los Angeles Times. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  48. ^ Nguyên văn: "I like to think "Little Miss Sunshine" dropped from celluloid heaven as a sign that, despite continual evidence to the contrary, movie miracles still happen."Stein, Ruthe. “Everybody in the van -- and don't forget to bring your emotional baggage”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  49. ^ Gleiberman, Owen (ngày 26 tháng 7 năm 2006). “Movie Review: Little Miss Sunshine (2006)”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  50. ^ Nguyên văn: "rickety vehicle that travels mostly downhill"
  51. ^ Ridley, Jim (ngày 25 tháng 7 năm 2006). “Ain't No Sunshine”. The Village Voice. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  52. ^ a b “79th Academy Awards”. Academy of Motion Pictures Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  53. ^ a b “Film Awards Winners in 2007”. British Academy of Film and Television Arts. ngày 26 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  54. ^ Soares, Andre (ngày 8 tháng 12 năm 2006). “LITTLE MISS SUNSHINE - Awards and Nominations”. Alternative Film Guide. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  55. ^ andPOP Staff (ngày 18 tháng 2 năm 2007). “Arkin Wanted Breslin To Lose Academy Award”. andPOP. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2007.
  56. ^ a b c Nicole Laporte & McClintock, Pamela (ngày 17 tháng 2 năm 2007). “Credits flap darkens "Sunshine". Variety. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  57. ^ Nguyên văn: "If there are five people actually involved in producing a movie, there's no reason why someone who's made a good enough film to be nominated for an Academy Award should be precluded from being rewarded for the work they did."
  58. ^ Nguyên văn: "By and large, five people don't make a movie. If this is an exception, then it's a sad situation. But you don't destroy a rule for an exception."
  59. ^ Nguyên văn: "No matter what the academy decided, we produced this movie."
  60. ^ a b McNary, Dave (ngày 14 tháng 12 năm 2007). “Academy bends on "rule of three". Variety. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  61. ^ The Associated Press (ngày 14 tháng 12 năm 2006). "Babel" scores big with 7 Golden Globe nods”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  62. ^ Murray, Rebecca. “2007 Film Independent's Spirit Awards Nominees and Winners”. Dotdash. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  63. ^ “Michael Douglas in the spotlight at Deauville film fest”. MSN. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  64. ^ “AFI AWARDS 2006”. American Film Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  65. ^ Murray, Rebecca. “The Nominees and Winners of the 2007 MTV Movie Awards”. Dotdash. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  66. ^ a b “The Numbers”. Little Miss Sunshine - Weekly DVD Sales. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Little_Miss_Sunshine