Wiki - KEONHACAI COPA

Laurasia

Laurasia
Laurasia (trung tâm) và Gondwana (bên dưới) khi là một phần của Pangaea 200 Mya (Kỷ Jura sớm)
Lục địa trong lịch sử
Hình thành1,071 Mya (Proto-Laurasia) 253 Mya
LoạiSiêu lục địa
Ngày nay là
một phần của
Các lục địa
nhỏ hơn
Mảng địa chất

Laurasia (/lɔːˈrʒə, -ʃiə/)[1] là vùng đất nằm ở phía bắc trong số hai vùng đất bắt nguồn từ siêu lục địa Pangaea từ khoảng 335  -  175 triệu năm về trước (Mya), vùng đất còn lại là Gondwana. Nó chia tách khỏi Gondwana vào 215  -  175 Mya (bắt đầu Kỷ Tam Điệp muộn) trong sự kiện phân tách Pangaea, trôi xa lên phía bắc sau khi chia tách và cuối cùng bị phân nhỏ sau sự kiện hình thành Bắc Đại Tây Dương khoảng 56 Mya. Cái tên "Laurasia" là ghép từ từ LaurentiaAsia.[2]

Laurasia bao gồm phần lớn diện tích đất đai tạo ra các châu lục ngày nay của Bắc bán cầu, chủ yếu là Laurentia (phần lớn của Bắc Mỹ ngày nay), Baltica, Siberia, Kazakhstania và các nền cổ Hoa BắcHoa Đông.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Laurasia được biết đến như là sự kiện của Đại Trung Sinh, nhưng ngày nay người ta cho rằng các lục địa (đã tạo ra Laurasia sau này) đã tồn tại như là một siêu lục địa dính liền sau sự chia tách của Rodinia vào khoảng 1 tỷ năm trước. Để tránh nhầm lẫn với siêu lục địa thuộc đại Trung Sinh thì siêu lục địa này được nhắc tới như là Proto-Laurasia (Laurasia nguyên thủy). Người ta cũng tin rằng Laurasia này đã không bị chia tách một lần nữa trước khi nó tái kết hợp với các lục địa phía nam để tạo ra siêu lục địa Pannotia vào cuối thời tiền Cambri, là siêu lục địa tồn tại đến đầu kỷ Cambri.

Chia tách và tái hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Trong kỷ Cambri, Laurasia chủ yếu nằm quanh các vĩ độ xung quanh xích đạo và bắt đầu chia tách, với các lục địa Hoa BắcSiberia trôi dạt tới các vĩ độ xa về phía bắc hơn so với các vĩ độ mà các lục địa này chiếm giữ trong vòng 500 triệu năm trước đó. Vào kỷ Devon, Hoa Bắc đã nằm gần vòng Bắc cực và nó là khu vực đất đai nằm xa nhất về phía bắc trên thế giới trong thời kỳ băng hà thuộc kỷ Than Đá vào khoảng 300 tới 280 triệu năm trước. Tuy vậy, hiện nay không có chứng cứ nào cho thấy có sự đóng băng ở cấp độ lớn đối với các lục địa miền bắc vào kỷ Than Đá. Thời kỳ lạnh giá này là sự nối ghép lại của Laurentia và Baltica với sự hình thành của dãy núi Appalaches và các trầm tích than đá lớn mà ngày nay là cơ sở chính của nền kinh tế cho những khu vực này, chẳng hạn như Tây Virginia và các phần của AnhĐức.

Sự trôi dạt của các lục địa

Siberia chuyển động về phía nam và kết nối với Kazakhstania, một khu vực lục địa nhỏ mà ngày nay người ta tin rằng đã được tạo ra trong kỷ Silur do hoạt động núi lửa gia tăng. Khi hai lục địa này kết hợp với nhau, Laurasia đã gần như được tái tạo, và vào đầu kỷ Trias, craton Hoa Đông cũng đã tái kết nối với Laurasia đang tái phát triển do nó va chạm với Gondwana để tạo ra Pangaea. Do bị trôi dạt về phía nam từ các vĩ độ gần Bắc cực nên Hoa Bắc trở thành lục địa cuối cùng kết hợp với Pangaea.

Phân chia cuối cùng[sửa | sửa mã nguồn]

Opening of the North Atlantic Ocean 90, 50, and 30 Mya.

Vào khoảng 200 triệu năm trước, Laurasia bị phân chia thành các lục địa mà theo cách kết hợp tên gọi của chúng ta có tên gọi của siêu lục địa này: Laurentia (ngày nay là Bắc Mỹ) và Eurasia (ngoại trừ tiểu lục địa Ấn Độtiểu lục địa Ả Rập). Phần lớn các craton đã tạo ra Laurasia, như có thể thấy, vẫn gắn liền với nó ngày nay, mặc dù sự trôi dạt vẫn còn diễn ra ngày nay trong khu vực hồ Baikal.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Oxford English Dictionary
  2. ^ Du Toit 1937, tr. 40
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Laurasia