Wiki - KEONHACAI COPA

Lambda Serpentis

Lambda Serpentis
Diagram showing star positions and boundaries of the Serpens constellation and its surroundings
Vị trí của λ Serpentis (vòng tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm saoCự Xà
Xích kinh15h 46m 26,614s[1]
Xích vĩ+07° 21′ 11,04″[1]
Cấp sao biểu kiến (V)4,43[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG0 V[3]
Chỉ mục màu U-B+0,11[2]
Chỉ mục màu B-V+0,60[2]
Kiểu biến quangnghi vấn
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−66,4[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: -224,00 ± 0,29[1] mas/năm
Dec.: -70,64 ± 0,27[1] mas/năm
Thị sai (π)82,48 ± 0,32[1] mas
Khoảng cách39,5± 0,2 ly
(12,12 ± 0,05 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)4,01[5]
Chi tiết
Khối lượng1,14[6] M
Bán kính1,060 ± 0,152[7] R
Độ sáng1,94[6] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4,09[8] cgs
Nhiệt độ5.884 ± 4,4[9] K
Độ kim loại−0,03[8]
Tốc độ tự quay (v sin i)3[10] km/s
Tuổi3,8–6,7 tỷ[11] năm
Tên gọi khác
27 Serpentis, BD +7°3023, HD 141004, HIP 77257, HR 5868, SAO 121186.[3]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Lambda Serpentis (λ Ser, Serpentis) là một ngôi sao trong chòm sao Cự Xà, trong phần đầu của nó (Serpens Caput). Với cấp sao biểu kiến 4,43,[2] bằng mắt thường có thể nhìn thấy nó. Dựa trên các đo đạc thị sai từ vệ tinh Hipparcos, ngôi sao này nằm cách Trái Đất khoảng 39,5 năm ánh sáng (12,1 parsec).[1] Ngôi sao này lớn hơn và to hơn Mặt Trời, mặc dù có phân loại sao tương tự.[3] Sao này đang tỏa sáng với độ sáng gần gấp đôi Mặt Trời và năng lượng này được tỏa ra từ bầu khí quyển bên ngoài của ngôi sao ở nhiệt độ hiệu dụng 5.884 K.[9]

Lambda Serpentis đang tiến về phía hệ Mặt Trời với vận tốc xuyên tâm 66,4 km/s.[4] Trong khoảng 166.000 năm tới, hệ sao này sẽ tới gần nhất với hệ Mặt Trời ở khoảng cách 7,371 ± 0,258 năm ánh sáng (2,260 ± 0,079 parsec), trước khi rời xa hơn trong thời gian sau đó.[12]

Một chu kỳ 1.837 ngày (5,03 năm) đã được Morbey & Griffith (1987) tính toán,[13] nhưng có lẽ nó là ràng buộc với hoạt động của sao. Tuy nhiên, một tổ thuộc Đài thiên văn McDonald đã đặt ra các giới hạn cho sự hiện diện của một hoặc nhiều hành tinh[13] xung quanh Lambda Serpentis, với khối lượng từ 0,16 đến 2 lần khối lượng Sao Mộc và khoảng cách chia tách trung bình nằm trong khoảng từ 0,05 đến 5,2 đơn vị thiên văn.

Một hành tinh ?[sửa | sửa mã nguồn]

Đúng vậy, vào năm 2020, một hành tinh ứng cử viên đã được phát hiện quay quanh Lambda Serpentis (HD 141004). Với khối lượng tối thiểu là 0,043 MJ (13,6 M) và chu kỳ quỹ đạo là 15 ngày, đây rất có thể là một Sao Hải Vương nóng.[14] Việc phát hiện ra hành tinh được xác nhận vào năm 2021.[15]

Hệ hành tinh Lambda Serpentis [15]
Thiên thể đồng hành
(thứ tự từ ngôi sao ra)
Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạo
(ngày)
Độ lệch tâmĐộ nghiêngBán kính
b≥ 0.0428+0.0047
−0.0045
 MJ
0.1238± 0.00215.5083+0.0016
−0.0018
0.16+0.11
−0.10

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Mục từ trong danh lục Vizier
  2. ^ a b c d Johnson, H. L.; Morgan, W. W. (1953). “Fundamental stellar photometry for standards of spectral type on the revised system of the Yerkes spectral atlas”. Astrophysical Journal. 117: 313–352. Bibcode:1953ApJ...117..313J. doi:10.1086/145697.
  3. ^ a b c “lam Ser -- Spectroscopic binary”. SIMBAD. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
  4. ^ a b Wilson, Ralph Elmer (1953). “General Catalogue of Stellar Radial Velocities”. Carnegie Institute Washington D.C. Publication. Washington: Carnegie Institution of Washington. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
  5. ^ Holmberg, J.; Nordström, B.; Andersen, J. (tháng 7 năm 2009), “The Geneva-Copenhagen survey of the solar neighbourhood. III. Improved distances, ages, and kinematics”, Astronomy and Astrophysics, 501 (3): 941–947, arXiv:0811.3982, Bibcode:2009A&A...501..941H, doi:10.1051/0004-6361/200811191.
  6. ^ a b Valenti, J. A.; Fishcer, D. A. (2005). “Spectroscopic Properties of Cool Stars (SPOCS). I. 1040 F, G, and K Dwarfs from Keck, Lick, and AAT Planet Search Programs”. Astrophysical Journal Supplement Series. 159 (1): 141–166. Bibcode:2005ApJS..159..141V. doi:10.1086/430500.
  7. ^ van Belle, Gerard T.; von Braun, Kaspar (2009). “Directly Determined Linear Radii and Effective Temperatures of Exoplanet Host Stars”. The Astrophysical Journal. 694 (2): 1085–1098. arXiv:0901.1206. Bibcode:2009ApJ...694.1085V. doi:10.1088/0004-637X/694/2/1085.
  8. ^ a b Fuhrmann, Klaus (tháng 10 năm 1998). “Nearby stars of the Galactic disk and halo”. Astronomy and Astrophysics. 338: 161–183. Bibcode:1998A&A...338..161F.
  9. ^ a b Kovtyukh; Soubiran, C.; Belik, S. I.; Gorlova, N. I. (2003). “High precision effective temperatures for 181 F-K dwarfs from line-depth ratios”. Astronomy and Astrophysics. 411 (3): 559–564. arXiv:astro-ph/0308429. Bibcode:2003A&A...411..559K. doi:10.1051/0004-6361:20031378.
  10. ^ Bernacca P. L.; Perinotto M. (1970). “A catalogue of stellar rotational velocities”. Contributi Osservatorio Astronomico di Padova in Asiago. 239 (1): 1. Bibcode:1970CoAsi.239....1B.
  11. ^ Mamajek, Eric E.; Hillenbrand, Lynne A. (tháng 11 năm 2008). “Improved Age Estimation for Solar-Type Dwarfs Using Activity-Rotation Diagnostics”. The Astrophysical Journal. 687 (2): 1264–1293. arXiv:0807.1686. Bibcode:2008ApJ...687.1264M. doi:10.1086/591785.
  12. ^ Dybczyński, P. A. (tháng 4 năm 2006), “Simulating observable comets. III. Real stellar perturbers of the Oort cloud and their output”, Astronomy and Astrophysics, 449 (3): 1233–1242, Bibcode:2006A&A...449.1233D, doi:10.1051/0004-6361:20054284
  13. ^ a b Morbey, C. L.; Griffith R. F. (1987). “On the reality of certain spectroscopic orbits”. Astrophysical Journal. 317 (1): 343–352. Bibcode:1987ApJ...317..343M. doi:10.1086/165281.
  14. ^ Hirsch, Lea A.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2020), “Understanding the Impacts of Stellar Companions on Planet Formation and Evolution: A Survey of Stellar and Planetary Companions within 25 pc”, The Astronomical Journal, arXiv:2012.09190, Bibcode:2020arXiv201209190H.
  15. ^ a b The California Legacy Survey I. A Catalog of 177 Planets from Precision Radial Velocity Monitoring of 719 Nearby Stars over Three Decades, 2021, arXiv:2105.11583

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lambda_Serpentis